Ngân hàng chuyển sàn, nguồn hàng tỷ USD tạo cơn sóng mới
Hàng loạt ngân hàng chuyển sàn sang niêm yết trên HOSE đã tạo nên làn sóng mới cho chứng khoán Việt Nam. Một nguồn hàng mới trị giá hàng tỷ USD kích hoạt tăng giá cho chứng khoán Việt hậu Covid-19.
Nguồn hàng chất lượng
Từ 9/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Bưu điện Liên Việt (LPB) đưa gần 979 triệu cổ phiếu từ Upcom sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Với mức giá trên 12.000 đồng/cp, LPB có vốn hóa đạt khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 500 triệu USD).
LPB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ gần 9,77 nghìn tỷ đồng lên gần 10,75 nghìn tỷ đồng. Tính đến 31/10/2020, tổng tài sản của LPB đạt gần 214.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đã đề ra cho cả năm.
Sau đó 1 ngày, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) niêm yết hơn 924 triệu cổ phiếu VIB trên sàn HOSE với giá tham chiếu 32.300 đồng. VIB trở thành ngân hàng thứ 12 lên sàn HOSE với vốn hóa gần 30 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1,3 tỷ USD).
VIB có quy mô tổng tài sản hơn 230 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 17 nghìn tỷ đồng. Tính đến 30/10, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 4.570 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 100% kế hoạch cả năm 2020.
Sau 2 ngân hàng đầu tiên, giới đầu tư đang chờ đợi những tên tuổi như SHB hay ACB. Đây là 2 ngân hàng cổ phần lớn hàng đầu và đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ gần đây.
Các ngân hàng dồn dập tính lên sàn HOSE.
ACB đã xong giai đoạn hậu Bầu Kiên bước vào một chặng đường mới. Mới đây, ACB đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng 2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt hơn 6,4 nghìn tỷ đồng trong khi nợ xấu vẫn ở mức thấp 0,84%.
SHB thuộc top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ hơn 17.558 tỷ đồng và có kế hoạch tăng lên hơn 19 ngàn tỷ. Tổng tài sản tính đến 30/09/2020 đạt hơn 402 nghìn tỷ đồng. Quý III/2020, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 947 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 2.607 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Năm 2020, SHB kết thúc thực hiện Đề án xử lý hậu sáp nhập HBB (từ 2016-2020) bước vào một giai đoạn mới. Với sự chuyển hướng mạnh vào bán lẻ, SHB đã chứng kiến sự tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong 2 năm gần đây. Mục tiêu đến năm 2025 SHB sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Theo đó, SHB sẽ triển khai lợi thế phát triển bán lẻ trong bán buôn thông qua khai thác tiềm năng thế mạnh từ quy mô hệ thống tệp KHDN lớn sẵn có và hệ sinh thái của KHDN lớn là các KHDN nhỏ và vừa, KHCN để phát triển bán lẻ…
Cổ phiếu thăng hoa, nhà đầu tư chờ đợi
Ngày 12/11 ghi nhận sự đột biến giao dịch và giá lên sát đỉnh lịch sử của cổ phiếu SHB và ACB. Tính từ đầu tháng 11, ACB đã tăng 9,5%, SHB tăng 13,6%. Cả hai mã này đều đang hướng tới đỉnh cao lịch sử. Dường như chuyển sàn là nhân tố giúp ACB, SHB giữ vị trí quán quân tăng giá trong ngắn hạn của nhóm ngân hàng cũng như các blue-chips nói chung.
Và hiệu ứng tăng giá cổ phiếu ngân hàng được các chuyên gia dự đoán sẽ còn tiếp tục khi các ngân hàng này chuyển sàn chính thức.
Ông Phạm Doãn Sơn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc LPB cho hay, niêm yết trên HOSE sẽ giúp thanh khoản của cổ phiếu tốt hơn, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng.
Theo ông Sơn, giá cổ phiếu LPB hiện vẫn thấp hơn giá trị thực, chưa phản ánh đúng kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển. Việc chuyển sang niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán có tiêu chuẩn cao nhất sẽ góp phần đưa giá cổ phiếu LPB về đúng giá trị thực của nó.
Tổng Giám đốc VIB Hàn Ngọc Vũ tin tưởng, việc cổ phiếu VIB được chính thức niêm yết trên sàn HOSE là một động lực quan trọng để ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng năng động với tốc độ cao và bền vững.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới CTCK Mirae Asset, đánh giá, làn sóng các ngân hàng lên sàn HOSE sẽ tốt cho cả thị trường chứng khoán và chính các ngân hàng. HOSE sẽ có thêm hàng hóa chất lượng, quy mô mở rộng, như riêng trường hợp ACB đã có vốn hóa khoảng 2,5 tỷ USD.
Dưới góc độ đầu tư, việc niêm yết cổ phiếu trên HOSE sẽ giúp các tổ chức này dễ dàng huy động vốn hơn, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Cổ phiếu ngân hàng khi đó sẽ đủ điều kiện để cho các tổ chức mua vào cũng như các tổ chức tính làm cổ đông chiến lược. Giá cổ phiếu theo đó cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, có lợi cho các cổ đông hiện hữu.
Cổ phiếu SHB đang trên đà khởi sắc trước thông tin chuyển sang sàn HOSE và hiện tại được giao dịch ở mức 16.000 đồng/cổ phiếu, tăng 3.000 đồng/cổ phiếu so với tháng trước. Việc chuyển sàn của SHB sẽ là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi lên HOSE cổ phiếu này sẽ đủ điều kiện để được đưa vào các bộ chỉ số của HOSE (VN30, VNDiamond).
Điều này trở nên đặc biệt khi SHB là ngân hàng vốn hóa lớn duy nhất hiện nay còn trống zoom ngoại, do đó SHB sẽ là cổ phiếu tiềm năng được vào “tầm ngắm” của khối ngoại.
Mới đây, SHB đã trình đã có kế hoạch thoái vốn tại Công ty Tài chính MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB FC) cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việc này sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể. Bên cạnh đó, quyết định “chuyển nhà” sang HOSE sẽ giúp nâng cao hình ảnh SHB tới các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và kết nối thị trường quốc tế qua chính nhà đầu tư chiến lược.
Trong khi đó, ngân hàng ACB tận dụng việc chuyển sàn để có thể vào các rổ chỉ số quan trọng như VN30, VNDIAMOND, VNFINLEAD hay VNFINSELECT… Việc vào rổ vô cùng có lợi khi được nhiều nhà đầu tư dài hạn quan tâm, nhắc đến.
Và một khi đã vào được rổ chỉ số, đặc biệt là VN30 thì thanh khoản sẽ tăng rất nhiều bởi các quỹ ETF sẽ tập trung mua bán chứng chỉ của họ thông qua các rổ chỉ số.
Hàng tỷ USD đổ lên sàn, thị trường chứng khoán sẽ 'nổi sóng'?
Việc hàng loạt ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên HoSE thời gian tới được coi là một chuyển biến tích cực sau thời gian thị trường ngưng trệ vì COVID-19.
Đồng loạt chuyển sàn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (LPB) vừa công bố thông tin cho biết đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và dự kiến sẽ là ngân hàng đầu tiên được chấp thuận niêm yết trong năm 2020, "mở hàng" cho các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB),...
LPB sẽ trở thành ngân hàng đầu tiên lên HoSE trong 2020.
Đại diện LienVietPostBank cho biết, hồ sơ của ngân hàng đã được HoSE chấp thuận nguyên tắc, tiến độ niêm yết cổ phiếu LPB sẽ sớm hơn so với các ngân hàng khác từ 1-2 tháng.
Từ nay đến cuối năm, dự báo số lượng doanh nghiệp và ngân hàng chuyển sàn sẽ ngày càng nhiều lên để phù hợp với quy định hiện hành trước khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Luật mới quy định công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết tối thiểu 2 năm mới có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã thông qua phương án chuyển đăng ký niêm yết từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang HoSE. Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) cũng có kế hoạch chuyển sàn niêm yết sang HoSE.
Tại đại hội cổ đông thường niên, theo lãnh đạo ACB, việc chuyển đăng ký niêm yết có thể đem lại một số lợi ích như cổ phiếu ACB nhiều khả năng sẽ được lọt vào các rổ chỉ số HoSE với tỷ trọng đáng kể như VN30, VNDIAMOND, VNFINSELECT,... Từ đó, có thể giúp làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu ACB và đem lại lợi ích cho các cổ đông.
Còn trong tờ trình gửi Đại hội đồng cổ đông của SHB, ngân hàng này nêu rõ, kế hoạch nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh hình ảnh của SHB tới các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là các tổ chức kinh tế lớn có uy tín, nâng cao vị thế của SHB trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng trình đại hội thông qua tờ trình chuyển niêm yết từ Upcom sang HoSE trong năm nay. Hồi đầu tháng 9, HoSE thông báo về việc đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của VIB.
Hiện, trong hệ thống ngân hàng đã có 18 ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, MBBank, HDBank, TPBank, VPBank, Eximbank, Sacombank trên sàn HOSE và ACB, SHB và NVB trên sàn Hà Nội. LienVietPostBank, VIB, VBB, BAB và KLB trên Upcom.
Cổ phiếu ngân hàng vào cơn sóng mới
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên HoSE sẽ giúp các tổ chức này dễ dàng huy động vốn hơn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
Việc niêm yết trên HoSE có một phần nguyên nhân là do lộ trình sáp nhập các sở giao dịch chứng khoán đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. HoSE là sàn giao dịch lớn, lịch sử họat động lâu đời, yêu cầu về niêm yết và hoạt động chặt chẽ hơn, khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán thuận lợi hơn. Việc niêm yết trên HoSE cũng đảm bảo hoạt động minh bạch hơn, kế hoạch sử dụng vốn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Đây cũng là động lực để các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động. Tính đến cuối tháng 9, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành và trở thành thành viên tiếp theo trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC.
Việc tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành cho VAMC là lợi thế để duy trì đà tăng trưởng trong dài hạn khi MSB chủ động hơn trong việc trích lập dự phòng, gia tăng lợi nhuận cũng như đảm bảo nâng cao chất lượng tài sản trong bối cảnh kinh tế biến động và dịch bệnh diễn biến khó lường.
MSB cũng đang tiến hành nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu MSB tại HoSE nhằm nâng cao vị thế trên thị trường, đảm bảo quyền lợi tối đa của cổ đông, đối tác, khách hàng và cán bộ nhân viên.
Với những diễn biến dồn dập gần đây, có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam sắp đón nhận một con sóng mới khá tích cực: làn sóng chuyển sàn của các ngân hàng thương mại.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới CTCK Mirae Asset, cho rằng, làn sóng này sẽ tốt cho cả thị trường chứng khoán và chính các ngân hàng. Theo đó, HoSE sẽ có thêm hàng hóa chất lượng, quy mô mở rộng như riêng trường hợp ACB đã có vốn hóa khoảng 2,5 tỷ USD.
Cũng theo ông Tuấn, các ngân hàng sẽ hưởng lợi từ việc các tổ chức quan tâm hơn. Cổ phiếu ngân hàng khi đó sẽ đủ điều kiện để cho các tổ chức mua vào, cũng như các tổ chức tính làm cổ đông chiến lược. Giá cổ phiếu theo đó cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, có lợi cho các cổ đông hiện hữu.
Tới nay, LienVietPostBank đã đảm bảo mục tiêu hoàn tất niêm yết trong năm 2020 và sẵn sàng dẫn đầu làn sóng chuyển sàn của các ngân hàng thương mại. Tiếp theo có thể là ACB, VIB và SHB.
Việc niêm yết cổ phiếu trên HoSE không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của ngân hàng mà còn hướng đến mục tiêu cao hơn đó là nâng tầm hoạt động quan hệ nhà đầu tư, tăng cường giao tiếp hai chiều giữa nhà đầu tư và ngân hàng, đồng thời đưa cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư của các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán.
Ông Lê Quang Trí - Giám đốc Khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) - đánh giá việc lên sàn HoSE sẽ là luồng gió mới tích cực cho chính các ngân hàng. Giá cổ phiếu sẽ tăng nhưng phụ thuộc vào từng ngân hàng và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Gần đây, các cổ phiếu ngân hàng tạo "sóng" khá mạnh. Giá hàng loạt cổ phiếu tăng cao gấp vài chục phần trăm như MBBank, Sacombank, VIB, SHB, LienVietPostBank... Giao dịch cũng sôi động, với thanh khoản như trường hợp LPB lên tới hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên, trị giá vài trăm tỷ đồng.
Giá tăng vọt, các kho trữ vàng lo tìm cách chống cướp Giá vàng tăng phi mã khiến rủi ro của các vụ cướp vàng gia tăng. Điều này khiếp áp lực bảo vệ kim loại quý đè nặng lên những công ty chịu trách nhiệm lưu trữ vàng. Giá vàng tăng phi mã trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn, những chính sách nới lỏng tiền tệ và mở rộng tài khóa của...