Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ủy thác hơn 244.000 tỷ đồng qua các tổ chức chính trị – xã hội nào?
Năm 2021, tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Ngân hàng CSXH) ủy thác qua các tổ chức chính trị – xã hội đạt hơn 244.000 tỷ đồng, chiếm 98,68% tổng dư nợ, tăng 19.609 tỷ đồng so với năm 2020.
Trên 244.000 tỷ được ủy thác qua các tổ chức chính trị – xã hội
Chiều 18/2, Ngân hàng CSXH tổ chức giao ban hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác. Các tổ chức chính trị-xã hội tham gia nhận ủy thác vốn vay tín dụng chính sách của Chính phủ gồm: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Theo ông Đặng Đức Thắng, Giám đốc Ban Tín dụng Người nghèo (Ngân hàng CSXH) năm 2021, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị – xã hội đạt trên 244.000 tỷ đồng, chiếm 98,68% tổng dư nợ, tăng 19.609 tỷ đồng so với năm 2020.
Cụ thể, dư nợ ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đạt 93.991 tỷ đồng, 38,41% tổng dư nợ ủy thác; Hội Nông dân Việt Nam đạt 74.099 tỷ đồng tổng, chiếm 30,28% tổng dư nợ ủy thác; Hội Cựu chiến binh Việt Nam đạt 41.584 tỷ đồng, chiếm 16,99 tổng dư nợ ủy thác; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đạt 35.019 tỷ đồng, chiếm 14,31% tổng dư nợ ủy thác.
Bên cạnh việc phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng, các tổ chức chính trị – xã hội cũng quan tâm và phối hợp với Ngân hàng CSXH làm tốt công tác nhận tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), mang lại hiệu quả thiết thực.
Đến 31/12/2021 có 169.800 Tổ TKVV và gần 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ; 99,99% số Tổ TKVV tham gia gửi tiền với số dư 14.730 tỷ đồng.
Chiều 18/2, Ngân hàng CSXH tổ chức giao ban hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác. Theo đó, Năm 2021, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH ủy thác qua các Tổ chức chính trị – xã hội đạt trên 244.000 tỷ đồng. Ảnh: Minh Ngọc
Với kết quả trên, năm 2021, đã có hơn 2 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 646.000 lao động, giúp gần 2.300 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hơn 37.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 1,4 triệu công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn…
Video đang HOT
Đánh giá kết quả hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng CSXH và các Tổ chức chính trị – xã hội, theo ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH ghi nhận, đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác, góp phần quan trọng vào thực hiện và nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách.
Theo ông Thắng, năm 2021, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ kịp thời cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong thời gian bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hàng chục nghìn tỷ vốn ưu đãi cho vay giải quyết việc làm, phát triển kinh tế-xã hội, nhà ở xã hội…
Tại Hội nghị giao ban, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng cho biết, ngày 16/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình của Ngân hàng CSXH tổ chức.
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, thông qua hệ thống Ngân hàng CSXH sẽ triển khai 7 nhiệm vụ. Theo đó, nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng CSXH, với hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Năm 2022 nhằm triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng CSXH đang phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, gia đình bà Đỗ Thị Hòa (thôn Đồng Mon, xã Thái Long, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã vươn lên thoát nghèo với mô hình trồng ổi. Ảnh: Minh Ngọc
Tập trung tổ chức, triển khai cho vay đảm bảo hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận chính sách, đảm bảo tính khả thi của chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước.
Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, hội viên, người lao động và nhân dân biết, tổ chức thực hiện và giám sát.
Đối với hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác trong năm 2022 sẽ tham mưu Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/KL ngày 22/11/2014; Kết luận 06-KL/TƯ ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư và Quyết định số 1630-QĐ/TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ.
Phối hợp, tham mưu triển khai kế hoạch tổng kết đánh giá kết quả 20 năm thực hiện Nghị định 78/2022/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ cơ sở.
Đặc biệt, tập trung tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao và các chính sách cho vay ưu đãi trong Chương trình phát triển và phục hồi kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11, đảm bảo kịp thời hiệu quả, công khai, minh bạch, theo đúng đối tượng.
"Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng" ở Ninh Bình
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, thời gian qua, Hội Nông dân phường Bích Đào (Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã xây dựng thành công mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng"
Mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng"tạo hiệu ứng tích cực đối với các tầng lớp nhân dân trong tiếp xúc, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.
Mô hình từng bước xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử; tạo điều kiện để họ có cơ hội ổn định cuộc sống vươn lên trở thành người có ích, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Hội Nông dân phường Bích Đào ((Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phói hợp tặng quà cho người chấp hành xong hình phạt tù tại địa phương
Năm 2020, phường Bích Đào có 15 người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương chưa được xóa án tích trong diện quản lý; 4 đối tượng cải tạo không giam giữ; 5 đối tượng hưởng án treo gặp nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng, tiềm ẩn các nguy cơ về an ninh trật tự.
Hội Nông dân phường đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời tích cực phối hợp với Chi đoàn Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, Công an phường Bích Đào để xây dựng mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng".
Mô hình tập trung vào các nội dung như: công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; công tác quản lý, giáo dục và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu, giúp đỡ tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
Hội Nông dân phường phối hợp với Công an phường chủ động tham mưu cho Đảng ủy, UBND phường Bích Đào xây dựng và triển khai các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các chi bộ, tổ dân phố trên địa bàn phường triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.
Hội thường xuyên phối hợp với Chi đoàn Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, Công an phường tìm hiểu, nắm bắt tâm tự, nguyện vọng, giáo dục, tư vấn về pháp luật cho những người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành cai nghiện bắt buộc về địa phương; thường xuyên vận động nhân dân trong tổ dân phố phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng nhanh chóng hòa nhập cuộc sống.
Năm 2021, Hội Nông dân phường đã phối hợp tổ chức 40 buổi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật giúp nâng cao nhận thức pháp luật, tạo chuyển biến trong ứng xử giữa người dân với người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân phường đã tạo điều kiện hỗ trợ cho 6 người chấp hành xong hình phát tù vay hơn 200 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân để sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế; cấp thẻ xe ôm tự quản cho 2 người, tư vấn giới thiệu việc làm cho 7 người với mức thu nhập ổn định từ 5- 7 triệu đồng/người/tháng.
Tiêu biểu như: Anh Đ. V. Đ, sinh năm 1987, ở phố Phúc Thịnh từng bị án phạt tù 4 năm về tội cướp tài sản, sau khi hết hạn tù trở về địa phương, được Hội Nông dân phường gặp gỡ, động viên, giúp anh xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện cho anh vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua ô tô tải nhỏ vận chuyển hàng hóa.
Đến nay, anh đã có việc làm với thu nhập ổn định 6 triệu đồng/tháng, bản thân chấp hành tốt phát luật và các quy định của địa phương. Anh Tr.Q.T, sinh năm 1979, ở phố Hưng Thịnh sau khi ra tù được Hội Nông dân phường đề nghị cho vay 20 triệu đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư nuôi cá cho thu nhập hàng năm trên 50 triệu đồng.
Chị L. K.O, phố Đông Hồ (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) được Hội giới thiệu làm việc tại công ty giày da.v.v...
Đặc biệt, Hội Nông dân phường đã chỉ đạo Chi hội nghề nghiệp sản xuất cơ khí phường do Anh Đinh Ngọc Đại làm chủ cơ sở đã tạo điều kiện cho 6 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương có cơ hội được tiếp cận học nghề, tiếp nhận vào làm việc tại Chi hội nghề nghiệp với thu nhập ổn định, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đồng chí Lê Thị Mai Hiên, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bích Đào (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phấn khởi cho biết: Mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng" của Hội Nông dân phường đã góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp các ngành, đoàn thể và nhân dân về công tác giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt từ tái hòa nhập cộng đồng.
Mô hình đã hỗ trợ, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù xóa bỏ mặc cảm, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, hạn chế đến mức tối đa tình trạng tái phạm tội và vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
"Năm 2021, Hội Nông dân phường Bích Đào được Công an tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc thục hiện Chương trình phối hợp phòng chống tội phạm giai đoạn 2017 - 2021; Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân", đồng chí Lê Thị Mai Hiên cho hay.
Giá hoa cảnh ở Trà Vinh tăng hơn 30% Các hộ trồng hoa ở 2 làng nghề trồng hoa cảnh của tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi, bởi khoảng 1 tuần nay, nhiều thương lái đã đến tận vườn ở làng nghề để đặt mua với giá cao hơn khoảng 30% so với cùng dịp này năm trước. Ông Nguyễn Văn Thảo (làng nghề ấp Vĩnh Yên) chăm sóc vườn 2.000...