Ngân hàng cảnh báo tội phạm thẻ dịp nghỉ lễ
Các nhà băng khuyến nghị khách hàng cảnh giác trước tình trạng tội phạm thẻ và giao dịch trực tuyến có dấu hiệu gia tăng dịp nghỉ lễ.
Trong thông báo mới đưa ra, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) cảnh báo về việc nhiều đối tượng xấu thực hiện skimming (đánh cắp dữ liệu, làm thẻ giả và rút tiền trái phép) tại hệ thống ATM gần đây.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa đưa những lưu ý đối với các giao dịch ngân hàng điện tử. Trong đó, ngân hàng nêu ra 8 khuyến nghị với khách hàng khi giao dịch, bao gồm vấn đề bảo mật, kiểm tra thiết bị truy cập và cảnh giác với những cuộc gọi yêu cầu thông tin.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank) cũng vừa đưa ra cảnh báo đối với khách hàng liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin thẻ.
Thẻ rút tiền một số ngân hàng thương mại. Ảnh: Anh Tú
Để đảm bảo an toàn giao dịch, hạn chế các thiệt hại tài chính, VietinBank cho biết đã khoanh vùng các địa bàn, ATM có nguy cơ bị skimming cao. Đồng thời, ngân hàng đã chuyển đổi trạng thái thẻ của các khách hàng có nguy cơ bị rủi ro.
Để đảm bảo hạn chế tổn thất các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ, VietinBank cũng đề nghị khách hàng phối hợp sử dụng thẻ an toàn, thực hiện che tay khi nhập mật khẩu tại ATM, đăng ký sử dụng dịch vụ bảo hiểm rủi ro thẻ…
Vietcombank khuyến nghị khách hàng nên cài đặt mật khẩu cho thiết bị và ứng dụng mobile banking, nhưng lưu ý không sử dụng mật khẩu chứa những thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển xe…
Khi gặp các đường link hoặc các file không rõ nguồn gốc, ngân hàng khuyến nghị nên kiểm tra kĩ để tránh các trang lấy cắp thông tin thường có địa chỉ rất giống ngân hàng. Đồng thời, khách hàng cũng cần cảnh giác với những cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin và không khai báo thông tin khi nhận được email, tin nhắn, cuộc gọi thông báo trúng thưởng.
Ngoài ra, Vietcombank cũng khuyến nghị khách hàng cần chú ý nâng cấp và bảo vệ thiết bị bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus, thiết lập tường lửa, tải phần mềm ứng dụng từ những nguồn rõ ràng và thường xuyên cập nhật thông tin cho ngân hàng khi có thay đổi.
Video đang HOT
Eximbank, trong thông báo mới đưa ra, cũng lưu ý khách hàng không cung cấp thông tin thẻ cho người khác, quan sát máy ATM trước khi giao dịch và dừng giao dịch nếu thấy dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, ngân hàng cũng khuyến nghị khách hàng thường xuyên thay đổi mã PIN hoặc thực hiện giao dịch rút tiền bằng “vân tay” thay cho các cách truyền thống.
Theo VnExpress.net
Giáo viên khổ sở đi rút tiền, chỉ ngân hàng là được lợi
Ngân hàng cho vay thấu chi cũng lấy lời.Vậy tại sao không cho rút tiền mặt khi tài khoản âm? Để buộc người vay phải qua vài công đoạn mới có thể rút được tiền?
Sau quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thể hiện ở Thông tư 39/2016/TT-NHNN về khoản vay thấu chi:
"...khách hàng chỉ được sử dụng số tiền thấu chi để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán theo quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Thông tư số 46/2014/TT-NHNN...
Mà không được sử dụng hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ".
Chờ đợi rút tiền vì nhiều người phải chuyển tiền qua một tài khoản khác rồi mới rút (Ảnh tác giả)
Phải đến hơn 90% giáo viên các trường học đều đồng loạt tới ngân hàng Agriank để mở thêm một tài khoản nữa.
Lý do, dùng tài khoản có mức vay thấy chi chuyển tiền qua tài khoản mới mở để rút tiền mặt ra sử dụng.
Nhiều thầy cô buộc phải làm thế, vì tài khoản cũ phần đông cũng đang ở mức âm nên không thể thực hiện việc rút tiền bình thường được.
Khốn khổ chờ đợi để rút tiền
Nếu như trước đây, mỗi lần muốn rút tiền, chúng ta chỉ việc bỏ thẻ vào thao tác vài phút là xong thì bây giờ thời gian ấy phải nhân gấp 2 lần.
Trước là bỏ thẻ có thấu chi vào máy, thao tác việc chuyển tiền qua thẻ mới. Sau đó, bỏ thẻ mới vào thực hiện việc rút tiền.
Quan sát hàng chục người đến quầy ATM gần như ai cũng phải thực hiện cùng lúc 2 thao tác như trên.
Đi rút tiền ATM vốn đã mệt vì người đông, máy ít, nay càng mệt mỏi hơn vì mất thêm một công đoạn thao tác nữa.
Không ít thầy cô giáo than phiền cái thủ tục nhiêu khê hành người như thế. Có người thắc mắc "Ngân hàng họ làm thế để làm gì?"
Nhiều câu hỏi thắc mắc chưa được trả lời:
Quy định thấu chi âm khi mua hàng vẫn được thanh toán, nhưng sao rút tiền mặt lại không được? Điều này, có gì khác nhau?
Người hiểu hơn lại cho rằng "Phải chăng, ngân hàng sẽ hưởng lợi đơn lợi kép khi ra quy định này?".
Ngân hàng lợi đơn lợi kép
Giáo viên vay thấu chi không ngoài mục đích để phòng khi tiền lương sử dụng không đủ trong tháng.
Có khoản thấu chi ấy, thầy cô đỡ phải vay nóng bên ngoài.
Bởi trong trường, người này hết tiền người kia cũng chẳng còn nhiều nên đồng nghiệp đỡ đần nhau dù muốn cũng vô cùng khó khăn.
Còn nhớ nhiều năm trước đây, khi ngân hàng chưa cho vay thấu chi, mỗi khi hết tiền xài, chúng tôi buộc phải ra ngoài vay nợ.
Lãi xuất vay nợ được tính nếu vay 1 triệu đồng, một tháng trả 60 đến 100 ngàn đồng "đã ưu ái cho thầy cô rồi đấy".
Có thấu chi, nhiều nhà giáo như "chết đuối vớ được cọc", dù vẫn phải trả tiền lời nhưng lời ít và vô cùng tiện ích.
Bởi, bất kể khi nào cần cũng có thể vaybằng việc thấu chi.
Thế nên trước việc ngân hàng khóa hạn mức thấu chi với tài khoản âm, buộc giáo viên phải ào ào đi mở thêm một tài khoản nữa.
Tiền phí mở tài khoản 100 ngàn đồng. Khi thực hiện giao dịch rút tiền hiện nay, giáo viên phải chịu 2 lần phí (một phí chuyển tiền và một phí rút tiền).
Nhiều người cứ thắc mắc "Ngân hàng cho vay thấu chi cũng lấy lời nhưng sao lại ra quy định chỉ "chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán" mà không cho rút tiền mặt khi tài khoản âm?
Quy định này đã buộc người vay phải qua vài công đoạn mới có thể rút được tiền mình vay.
Phải chăng làm thế, để ngân hàng thu thêm được nhiều khoản tiền phí?
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Ông Cấn Văn Lực đề nghị có 4 mức rủi ro cho vay bất động sản Theo ông Cấn Văn Lực, nếu tính cho vay mua nhà, sửa chữa nhà... vào cho vay bất động sản cần phân chia hệ số rủi ro cho phù hợp, không nên tính chung là 200%. Ảnh minh họa. Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết hiện trong...