Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt phải sáp nhập, hợp nhất
Khi bị đặt trong diện kiểm soát đặc biệt, nếu không thể tăng được vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu chủ sở hữu tổ chức tín dụng (TCTD) xây dựng, trình kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các TCTD khác.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 07 quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/4/2013.
Western Bank buộc phải tái cơ cấu (ảnh minh họa).
Theo quy định của thông tư, trong trường hợp TCTD bị đặt trong diện kiểm soát đặc biệt, NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu TCTD đó thực hiện tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động trong 1 thời gian cụ thể hoặc yêu cầu chủ sở hữu TCTD bị kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình NHNN kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các TCTD khác trong trường hợp TCTD đó không thể tăng được vốn điều lệ theo yêu cầu trong thời gian NHNN giao.
Đồng thời, NHNN có quyền thực hiện hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD không thể thực hiện được yêu cầu tăng vốn hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt để gây mất an toàn hệ thống TCTD.
Cũng theo lý giải của thông tư, kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động. Còn thời gian kiểm soát đặc biệt là từ khi NHNN có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt.
Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của TCTD, NHNN sẽ quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hay kiểm soát toàn diện.
Như vậy, với nội dung thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành những quy định bắt buộc đối với các TCTD bị kiểm soát đặc biệt. Trước đó, phương châm của NHNN trong việc xử lý TCTD yếu kém là tạo điều kiện cho TCTD này sáp nhập, hợp nhất trên nguyên tắc tự nguyện và quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Và cùng với việc quy định về kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD yếu kém, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng quy định về việc thành lập Ban kiểm soát đặc biệt. Trong đó, Thống đốc NHNH sẽ quyết định thành phần, số lượng và cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt. Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ của NHNN, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng, cán bộ của TCTD.
Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không được là người có liên quan với thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, tổng giám đốc và cổ đông lớn của TCTD bị kiểm soát đặc biệt.
Ban kiểm soát đặc biệt có quyền yêu cầu TCTD kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có hoặc thuê tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan chuyên môn đánh giá thực trạng tài chính, định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp của TCTD.
Ban Kiểm soát cũng có quyền yêu cầu TCTD mời hoặc trực tiếp mời các khách nợ, chủ nợ đến đối chiếu công nợ với TCTD bị kiểm soát đặc biệt để xác định khả năng thu nợ, trả nợ. Ban này cũng sẽ có trách nhiệm xây dựng, trình Thống đốc NHNN phê duyệt phương án tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD bị kiểm soát đặc biệt.
Khi bị kiểm soát đặc biệt, TCTD phải xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt. Phương án bao gồm các nội dung như thực trạng tài chính và hoạt động của TCTD (nêu rõ khó khăn, yếu kém, rủi ro…) nguyên nhân TCTD bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt…
Thành lập ban chỉ đạo triển khai Đề án cơ cấu lại TCTD
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015″ ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012. Ban chỉ đạo gồm 14 thành viên, trong đó Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình làm Phó Trưởng Ban thường trực.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015″.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương trong phạm vi Đề án.
Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Theo Dantri
PVFC và Western Bank phải chỉnh sửa đề án hợp nhất
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi chiều nay cho biết, Western Bank và PVFC đã có đề án hợp nhất tự nguyện trình NHNN phê duyệt, trong đó đề xuất một số cơ chế hỗ trợ.
Tuy nhiên, NHNN đang yêu cầu 2 đơn vị chỉnh sửa, hoàn thiện đề án này.
Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) thuộc diện phải tiến hành tái cơ cấu.
Chiều nay 13/3, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo báo chí về một số thông tin xung quanh việc hợp nhất Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) và Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
Thông tin từ NHNN cho hay, trong năm 2012, để triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 và trên cơ sở đánh giá thực trạng của từng ngân hàng, NHNN đã xác định Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) thuộc diện phải tiến hành tái cơ cấu.
Vừa qua, "Western Bank và PVFC đã có đề án hợp nhất tự nguyện trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, trong đó đề xuất một số cơ chế hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu 2 đơn vị chỉnh sửa, hoàn thiện đề án hợp nhất, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành để NHNN xem xét", Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Cũng qua nhận xét của NHNN, ngày 11/3, một số phương tiện truyền thông đưa tin về viêc hợp nhất của Western Bank và PVFC có một số thông tin chưa đầy đủ, chính xác về việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và Western Bank nói riêng.
Theo đó, để các tổ chức, cá nhân và người dân có thông tin chính xác, tránh gây hiểu lầm trong dư luận, Ngân hàng Nhà nước sẽ cập nhật thông tin liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng.
Trước đó, để phục vụ cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông vào ngày 16/3 tới, Western Bank đã công bố bản đề án hợp nhất với PVFC. Trong đó, 2 đơn vị này đã đưa ra một số đề xuất với NHNN để việc hợp nhất được thuận lợi.
Theo bản đề xuất, hai đơn vị kiến nghị NHNN hô trợ hai tô chức tín dụng tham gia hợp nhât và ngân hàng sau hợp nhât trong công tác định hướng dư luân, định hướng thông tin đê người dân và khách hàng của ngân hàng tin tưởng vào sự thành công và phát triên ôn định của tô chức tín dụng.
Hai tổ chức này cũng đề xuất NHNN hỗ trợ cho vay từ nguồn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại khoảng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng hợp nhất, đông thời tạo nguôn vôn để ngân hàng có thê phát triên mảng tài trợ các doanh nghiêp vừa và nhỏ, các doanh nghiêp xuât khâu. Lãi suất cho vay từ nguôn tái câp vôn này thấp hơn lãi suất huy động khoảng 6% để hỗ trợ ngân hàng hợp nhất bù đắp các chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội phát sinh trong quá trình hợp nhất, thời hạn vay khoảng 3 - 5 năm.
Cho phép Ngân hàng hợp nhất được duy trì dự trữ bắt buộc 50% bằng tiền mặt, 50% bằng các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Bộ Tài chính. Việc duy trì dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu chính phủ cho phép Ngân hàng dùng tiền mặt để đầu tư vào các sản phẩm có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp nhằm giúp Ngân hàng sớm khắc phục khoản lỗ phát sinh trước khi tái cơ cấu.
Đông thời, cho phép ngân hàng sau hợp nhât được giảm tỷ lê dự trữ bắt buôc trong vòng 5 năm kê từ thời điêm hợp nhât, theo đó NHNN cho phép áp dụng tỷ lê dữ trữ bắt buôc bằng 1/5 so với quy định của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.
Do đặc trưng của PVFC có mạng lưới kinh doanh hạn chế trong khi WesternBank mới chỉ triển khai được mạng lưới bán lẻ ở một số địa phương nên để ngân hàng hợp nhất có thể phát triển bền vững, đề nghị NHNN hỗ trợ cho phép ngân hàng hợp nhất ưu tiên mở rộng mạng lưới bán lẻ: trung bình được mở từ 20-25 chi nhánh/1 năm trong vòng 3 năm kể từ ngày hợp nhất.
Ngoài ra, các đơn vị còn đê nghị NHNN cho phép không tính dư nợ đôi với Vinashin và Vinalines vào tỷ lê nợ xâu của Ngân hàng hợp nhât, đê ngân hàng hợp nhât có đủ điêu kiên và thời gian tiên hành khắc phục theo lô trình. Tại thời điểm 31/5/2013, dư nợ (gốc) của nhóm khách hàng Vinashin và Vinalines tại PVFC là 2.813 tỷ đồng...
Theo Dantri
Điện ngấp nghé tăng giá, chứng khoán rớt thảm Thị trường chứng khoán giao dịch lình xình giữa bối cảnh EVN có khả năng tiếp tục tăng giá điện vì khô hạn. Nếu điện tăng giá sẽ gây áp lực không nhỏ lên chỉ tiêu lạm phát cả năm và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp. Phiên giao dịch sáng 13/03, chứng khoán tiếp tục rớt thảm với...