Ngân hàng bị buộc tăng trích lập dự phòng
Ngân hàng Nhà nước VN vừa ban hành Thông tư số 02/2013 buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng tài chính trong năm nay. Đây là động thái cần thiết để tăng cường ổn định hệ thống ngân hàng và giảm nợ xấu.
Hết đường “lách”
Trong thời gian qua, để tránh trích lập dự phòng rủi ro, không ít ngân hàng (NH) tìm cách cho vay dưới những hình thức khác nhau mà phổ biến là ủy thác đầu tư hay cho vay qua thẻ tín dụng. Việc ủy thác tiền gửi, cho đến thời điểm cuối năm 2011, không phải tính vào tăng trưởng tín dụng và cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro. Vì vậy khi có sự cố xảy ra, cổ đông của NH sẽ là người gánh chịu.
Ngoài ra, các NH trong và ngoài nước đều đang chạy đua phát hành thẻ tín dụng với hạn mức thông thường gấp 2-3 lần thu nhập hằng tháng của người sử dụng thẻ. Chưa kể trong điều kiện phát hành thẻ tín dụng khá dễ, một người có thể cùng lúc sử dụng đến 4-5 thẻ, hạn mức tín dụng thẻ cộng lại có thể lên đến 8 – 10 tháng lương. Điều này tiềm ẩn rủi ro nếu người sử dụng mất khả năng chi trả hoặc khi bị mất việc. Do đó quy định mới có hiệu lực từ ngày 1.6.2013 đã bổ sung các loại tài sản mà NH phải trích lập dự phòng gồm các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng Số tiền mua và ủy thác mua trái phiếu chưa niêm yết Ủy thác cấp tín dụng và Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán). Các quy định này khiến các NH sẽ phải thận trọng và cân nhắc hơn khi cho vay.
Theo Công ty chứng khoán Bản Việt, quy định mới này mang yếu tố tích cực, thể hiện quyết tâm của NH Nhà nước VN (NHNN) trong việc từng bước đưa các quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng của VN gần với tiêu chuẩn quốc tế.
TS Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) nhận định: Hiện tượng trích lập dự phòng không đầy đủ và không trung thực trong báo cáo nợ xấu của hệ thống NH thời gian qua đã gây nên hệ lụy đến hiện nay là tổng nợ xấu gia tăng mạnh. Vì vậy quy định mới này sẽ khắc phục được tình trạng lợi nhuận “ảo” của các NH và nâng cao tính an toàn cho toàn hệ thống.
Quy định buộc các NH tăng trích lập dự phòng giúp tăng độ an toàn trong hoạt động của hệ thống – Ảnh: D.Đ.M
Siết chặt báo cáo nợ xấu
Video đang HOT
NHNN cũng yêu cầu các NH phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết để làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp. Đồng thời các NH phải cung cấp kết quả tự phân loại nợ cho trung tâm thông tin tín dụng. Sau đó trung tâm này sẽ tổng hợp và cung cấp lại cho các NH danh sách khách hàng thuộc nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất để điều chỉnh kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Trước đây do chưa có quy định mà tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các NH chỉ khoảng 4,9% trong khi theo ước tính của NHNN thì tỷ lệ này lên đến hơn 8,8%. Vì vậy quy định mới khi đi vào thực thi sẽ giúp giải quyết được “độ vênh” đó.
TS Lê Thẩm Dương nhận định, quy định này sẽ dần dần đưa các NH vào hoạt động chuẩn mực hơn. Từ đó tăng trách nhiệm của ban lãnh đạo và tăng tính cạnh tranh của các NH. Quá trình hội nhập đòi hỏi hệ thống NH phải dần dần hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế. NHNN cần mạnh dạn hơn trong việc đưa ra những quy định trong hoạt động của ngành NH theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là trong bối cảnh Chính phủ quyết tâm tái cơ cấu hệ thống NH. Đặc biệt việc tăng trích lập dự phòng và tăng cường quản trị rủi ro nội bộ sẽ làm giảm được nợ xấu trong tương lai của hệ thống NH.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia NH Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các giao dịch vay mượn, đầu tư kể cả trái phiếu, tín phiếu đều có những rủi ro nên đều phải được trích lập dự phòng. Đây cũng là chuẩn mực mà quốc tế đều áp dụng. Chuyên gia này lưu ý việc gia tăng trích lập dự phòng, báo cáo nợ xấu theo quy định mới có thể làm cho các NH bị giảm lợi nhuận. Từ đó, mục tiêu giảm lãi suất của NHNN khó thực hiện do các NH có thể tiếp tục tìm cách duy trì lãi suất cho vay cao để bù đắp khoản lợi nhuận bị hụt. Do đó NHNN cần lưu ý sử dụng các công cụ để ổn định thanh khoản, không cho các NH tăng lãi suất.
Theo TNO
Thủ tướng: Năm 2013 quyết giữ lạm phát 6 - 6,5%
"Kiềm chế được lạm phát như năm qua là mừng nhưng chưa vững chắc, chủ yếu do... được mùa. Sức ép cho năm 2013 còn rất lớn. Mục tiêu năm tới không chế lạm phát thấp hơn năm nay (6,78%), nghĩa là chỉ khoảng 6-6,5%" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Kết thúc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao báo cáo kiểm điểm nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm trong công tác điều hành đất nước năm 2012.
Thủ tướng phân tích, kết quả kiềm chế lạm phát đạt được đến thời điểm này (6,78%) là đáng mừng nhưng chưa vững chắc, như các chuyên gia tư vấn chỉ ra, chủ yếu do... được mùa. Sức ép lạm phát tăng cao trở lại trong năm 2013 còn rất lớn. Việc duy trì được mức tăng trưởng 5-5,2% là một nỗ lực lớn nhưng nếu làm tốt có thể đạt cao hơn. Việc tái cấu trúc nền kinh tế gắn với 3 khâu đột phá chiến lược (tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng) được triển khai nhưng còn chậm.
Thủ tướng: "Tôi đã nhận lỗi vì công tác điều hành còn nhiều hạn chế, khuyết điểm".
Thủ tướng chỉ rõ, việc tái cơ cấu đầu tư công phải làm sao chống được tình trạng dàn trải để nâng cao hiệu quả hơn. Thủ tướng nêu hiện tượng, dư luận, người dân đã phê bình nhiều về việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả lâu nay nhưng không chuyển biến. Thủ tướng chỉ đạo tới đây nhất quyết phải khắc phục tình trạng này.
Tái cơ cấu ngân hàng có chuyển biến bước đầu nhưng so với yêu cầu gắn với xử lý nợ xấu, hàng tồn kho nhiều mặt còn lúng túng. Đề án tái cơ cấu ngân hàng sẽ được Chính phủ tiếp tục bàn bạc chiều nay để báo cáo Bộ Chính trị.
Về vấn đề sắp xếp lại DNNN, Thủ tướng đề nghị rà soát lại nhân sự lãnh đạo cũng như phương án quản trị DN. Vai trò của người lãnh đạo, người đứng đầu, theo ông Dũng, có ý nghĩa quyết định thành công của các tập đoàn, TCty.
Thủ tướng dẫn chứng cụ thể, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đang bị các tổ chức, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế lên tiếng "ca thán" về thủ tục, về nạn nhũng nhiễu, về chính sách kém ưu đãi.
Thủ tướng kể chuyện trao đổi với Đại sứ Nhật Bản, đối tác đầu tư lớn nhất hiện tại chỉ ra, thể chế chính sách tại Việt Nam kém hấp dẫn hơn nhiều nước khác; hạ tầng (sân bay, cảng biển, đường bộ...) không đầy đủ; nguồn nhân lực chất lượng cao quá thiếu.
Ngoài ra, nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong năm vẫn chưa giải quyết được đáng kể. Thủ tướng cho rằng, năm tới cần tập giải quyết nhanh, bền vững chỉ tiêu giảm nghèo. Có những vùng, khu vực tỷ lệ hộ nghèo tới 40-50% là việc "không chấp nhận được", phải quyết tâm xử lý.
Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề nguy hiểm hiện nay là tội phạm lợi dụng Internet. "Vừa qua chúng ta gần như buông lỏng, không có phản ứng hiệu quả để đối phó với tình hình này. Nhất định không để nhen nhóm các hoạt động tổ chức chống chế độ ở bất cứ địa bàn nào" - Thủ tướng nói.
"Thay mặt Chính phủ, tôi đã nhận lỗi vì điều hành còn nhiều hạn chế khuyết điểm. Kiểm điểm công tác điều hành không phải để phê phán, khẳng định thành tích không phải để ca ngợi lẫn nhau mà để làm tốt hơn" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Qua 2 ngày thảo luận, các Bộ ngành, địa phương cơ bản đồng tình với những mục tiêu tổng quát Chính phủ đề ra trong năm 2013 với 9 nhóm giải pháp, 28 giải pháp cụ thể. Người đứng đầu Chính phủ nhắc, các mục tiêu đặt ra không hề dễ dàng, đòi hỏi cơ quan điều hành phải quán triệt, thực hiện quyết liệt.
Năm 2013 cần chú ý giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn 2012 (6,78%), nghĩa là ở khoảng 6-6,5%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá của năm ngay trong quý I - thời điểm mức tiêu dùng tăng cao vì có tháng tết. Đồng thời cùng nhấn mạnh giải pháp bình ổn giá, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa, chống đầu cơ, găm hàng gây sốt giá.
Về các cân đối lớn của vĩ mô, Thủ tướng nhắc Thống đốc NHNN phải chịu trách nhiệm điều hành cung ứng tiền, giữ cho được mức lãi suất phù hợp. Biểu dương NHNN đã điều hành tỷ giá tốt, giúp ổn định tỷ giá ngoại tệ trong 2 năm qua, Thủ tướng ghi nhận, nhờ việc này, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng từ 10 tỷ USD lên 23-24 tỷ USD chỉ trong 10 tháng.
Vấn đề tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, xử lý nợ xấu, hàng tồn kho, đóng băng BĐS, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục phiên thảo luận về đề án lập công ty xử lý nợ xấu, gắn với xử lý hàng tồn kho, bất động sản ế đọng... vào ngày mai.
Theo Dantri
Nhiệm vụ "sát sườn" cho 4 Bộ trưởng vừa đăng đàn Bộ trưởng Công thương cần báo cáo về an toàn thủy điện vào kỳ họp cuối năm tới. Bộ trưởng Xây dựng phải giải quyết được tình trạng đóng băng bất động sản. Thống đốc NHNN phải lành mạnh hóa được hệ thống ngân hàng vào năm 2015... Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn...