Ngân hàng bán rẻ khoản nợ của Beton 6
Tổng nợ của Beton 6 hơn 257 tỷ đồng nhưng Vietinbank rao giá khởi điểm chỉ 52 tỷ đồng để nhanh chóng thu hồi nợ vay.
Ngoài Vietinbank, các chủ nợ lớn của Beton 6 còn có Vietcombank, Eximbank và NCB.
Vietinbank, Chi nhánh 1 TP HCM vừa thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Beton 6.
Tổng giá trị khoản nợ được bán là 257 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 188 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá khởi điểm Vietinbank đưa ra chỉ 52 tỷ đồng, chưa bao gồm các khoản thuế liên quan và chi phí chuyển quyền sở hữu khoản nợ.
Đây là khoản nợ lớn nhất của Beton 6, theo số liệu tại báo cáo tài chính kiểm toán 2019. Nợ phải trả tính đến cuối năm ngoái của doanh nghiệp này trên 910 tỷ đồng. Ngoài Vietinbank, các chủ nợ lớn còn có Vietcombank, Eximbank và NCB.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo Beton 6 cho biết công ty đang chịu áp lực đòi nợ từ các chủ nợ lớn nhỏ. Đa phần họ đã nộp đơn lên toà án yêu cầu phải thanh toán. Cuối năm ngoái, công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do mất khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác.
Ngoài ra, công ty còn đối mặt khó khăn là một số dự án lớn đã ký trước đó có khả năng bị huỷ. Việc mua hàng đều phải thanh toán trước 100%, nhưng công ty vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn và cải tổ hoạt động. Theo báo cáo tài chính, vốn chủ sở hữu âm 22 tỷ đồng.
Năm ngoái, Beton 6 có doanh thu 60 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 82 tỷ đồng. Công ty cho biết sẽ cơ cấu lại hệ thống sản phẩm, ưu tiên sản xuất những sản phẩm công nghệ cao và tạm ngừng các hoạt động kinh doanh không lãi, tập trung gia công thay vì tự mua nguyên liệu sản xuất thành phẩm như trước đây. Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng năm nay sẽ thu được 70 tỷ đồng.
Beton 6 tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn. Sau khi thoái bớt vốn tại đây, doanh nhân Trịnh Thanh Huy vẫn giữ một ghế trong Hội đồng quản trị.
HoSE bổ sung FLC vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
Ngày 11/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
HoSE bổ sung FLC vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Theo đó, mã chứng khoán FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
HoSE cho biết việc bổ sung mã chứng khoán FLC vào danh sách trên là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét tháng năm 2020 là số âm.
Trước đó, ngày 29/8, Tập đoàn FLC đã có báo cáo giải trình lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sau soát xét của công ty thay đổi trên 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2020 của Tập đoàn FLC đạt gần 6.490 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, lỗ sau thuế của FLC là 2.790 tỷ đồng.
Theo giải trình của Tập đoàn FLC, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid.
Tập đoàn FLC cho biết mặc dù doanh thu 6 tháng đầu năm tăng nhẹ tuy nhiên giá vốn bán hàng bao gồn chi phí nhân công, thuê tàu bay, nhiên liệu, thuê văn phòng, căn hộ... của mảng kinh doanh hàng không, khách sạn và du lịch tăng 40%.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
VinFast báo lỗ gần 6.600 tỷ đồng nửa đầu năm VinFast báo lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp vừa tăng vốn điều lệ lên 26.916 tỷ đồng vào tháng 5 vừa qua. Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast báo lỗ sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng,...