Ngân hàng Bắc Á báo lãi 522 tỷ đồng 9 tháng, giảm 19,2% so với cùng kỳ
Với con số lãi 9 tháng đầu năm đạt 522 tỷ đồng, Bắc Á Bank đã hoàn thành 74,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – Bac A Bank (mã BAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III năm 2020 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 169 tỷ đồng, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 522 tỷ đồng, giảm 19,2% so với con số 646 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước và hoàn thành 74,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.
Đóng góp chính vào lợi nhuận 9 tháng đầu năm của BacABank vẫn là hoạt động tín dụng với khoản lãi 1.430 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.
Mảng mua bán chứng khoán đầu tư cũng có sự khởi sắc khi ghi nhận lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng, so với lãi vỏn vẹn 3,6 tỷ đồng cùng kỳ.
Dù vậy, lợi nhuận từ mảng dịch vụ kỳ này lại giảm 21,5%, xuống còn 51 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lỗ 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 3 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng vì vậy giảm nhẹ xuống còn 1.538 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong kỳ của ngân hàng ở mức 839 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,6%. Trong khi đó, chi phí dự phòng cũng tăng mạnh tới 24,7%, lên 177 tỷ đồng.
Điều này khiến ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm giảm khá mạnh với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Bac A Bank đạt 112 nghìn tỷ đồng, tăng 3,85% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 73,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,33%.
Cũng như nhiều nhà băng khác, trong bối cảnh tín dụng tăng yếu, Bac A Bank đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành trong 9 tháng đầu năm.
Tại mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán nợ do các TCTD phát hành tăng tới 2.258 tỷ đồng, tương đương tăng 35,5% so với đầu năm, lên 8.628 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng đến cuối tháng 9 đạt mức 86,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với đầu năm.
Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 9, ngân hàng đang có tổng cộng 597 tỷ đồng nợ xấu, tăng 19% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được kéo lên 0,82%/tổng cho vay, so với mức 0,69% hồi đầu năm.
Năm 2020, Bac A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng, giảm 25% so với thực hiện năm 2019.
Kế hoạch huy động vốn khách hàng đạt 89.830 tỷ đồng, tăng 9% và dư nợ cho vay khách hàng đạt 80.220 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. Trích lập 340 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng.
Ngoài các chỉ tiêu trên, Bac A Bank hướng đến mục tiêu tổng tài sản đạt 115.530 tỷ đồng, tăng 7%; và vốn điều lệ là 7.085 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019.
Lãi suất tiết kiệm lại giảm sâu
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng hiện phổ biến dưới 7%/năm, thấp hơn nhiều so với 1 tháng trước. Trong khi lãi suất tiết kiệm thấp nhất thị trường hiện nay vẫn ở mức 2,65%/năm.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm nay từ đầu tháng 10, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi với xu hướng giảm ở hầu hết kỳ hạn.
Theo khảo sát của Zing, hàng loạt ngân hàng như BacABank, CBBank, DongABank, GPBank, NCB, OceanBank, PGBank, Saigonbank... đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống tối đa 4%/năm theo quy định của NHNN.
Trước đó, nhóm ngân hàng này chủ yếu niêm yết lãi tiền gửi các kỳ hạn này ở mức trần 4,25%/năm.
Lãi suất tiền gửi lại giảm đồng loạt
Trong đợt giảm lãi suất lần này, một số nhà băng còn giảm lãi tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống dưới mức trần cho phép.
Như BacABank giảm 0,3-0,5 điểm % lãi suất hầu hết kỳ hạn ngắn. Hiện chấp nhận trả mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng ở 3,8%/năm; 6 tháng trả 6,1%/năm; và 12 tháng trả 6,7%/năm.
DongABank cũng giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng từ 4,25%/năm xuống 3,83%/năm từ đầu tháng 10, tương đương mức giảm 0,42 điểm %. Ở kỳ hạn 6-12 tháng, nhà băng này giảm 0,25 điểm % lãi suất, hiện niêm yết lãi kỳ hạn 12 tháng ở 7,15%/năm.
Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng hiện nay, mức lãi trên 7%/năm tại DongABank vẫn thuộc nhóm dẫn đầu.
Biểu lãi suất tiền gửi từ tháng 10 của PGBank công bố mới đây cũng giảm lãi kỳ hạn dưới 6 tháng từ 4,25%/năm xuống 3,95%/năm. Trong khi lãi suất tiền gửi 6 tháng giữ nguyên ở 5,9%/năm và tăng 0,3 điểm % ở kỳ hạn 12 tháng, đạt 6,4%/năm.
Lãi suất tiền gửi tại Vietcombank tiếp tục giảm sâu trong tháng 10, thấp hơn mặt bằng chung của nhóm ngân hàng quốc doanh. Ảnh: Hoàng Hà.
Xu hướng giảm lãi suất tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng cũng xuất hiện tại hàng loạt ngân hàng từ đầu tháng 10. Trong đó, đà giảm mạnh tập trung ở nhóm ngân hàng vừa và nhỏ.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV và Agribank vẫn giữ nguyên biểu lãi suất tiền gửi so với tháng 9. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tại các nhà băng này hiện đều ở 3,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng đạt 3,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng đạt 4,4%/năm; và kỳ hạn 12 tháng là 6%/năm, thuộc nhóm thấp nhất thị trường.
Vietcombank là nhà băng duy nhất trong nhóm ngân hàng quốc doanh giảm lãi suất tiền gửi 0,2 điểm % so với tháng 9. Hiện lãi tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng tại ngân hàng này chỉ dao động quanh mức 3,3-3,6%/năm, còn kỳ hạn 6 tháng ở mức 4,2%/năm.
Số ít ngân hàng tăng lãi suất
Theo chia sẻ của đại diện các ngân hàng, đợt giảm lãi suất tháng 10 chủ yếu tập trung vào nhóm tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng.
Trong đó, có 2 nguyên nhân dẫn tới đợt giảm lãi suất này, một là chủ trương chung của NHNN khi giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 từ đầu năm. Hai là từ thực tế tăng trưởng tín dụng vẫn chưa đạt kỳ vọng của các ngân hàng.
STT Mức lãi suất điều hành Đầu năm 2020 Sau 17/3 (lần 1) Sau 13/5 (lần 2) Sau 30/9 (lần 3) 1 Tái cấp vốn 6% 5% 4,5% 4% 2 Tái chiết khấu 4% 3,5% 3% 2,5% 3 Cho vay qua đêm 7% 6% 5,5% 5% 4 Lãi suất OMO 4% 3,5% 3% 2,5% 5 Tiền gửi KKH 0,8% 0,5% 0,2% 0,2% 6 Trần lãi suất tiền gửi 1 đến dưới 6 tháng (TCTD) 5% 4,75% 4,25% 4% 7 Trần lãi suất tiền gửi 1 đến dưới 6 tháng (QTDND, TCTCVM) 5,5% 5,25% 4,75% 4,5% 8 Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (TCTD) 6% 5,5% 5% 4,5% 9 Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (QTDND, TCTCVM) 7% 6,5% 6% 5,5%
Theo đó, dù tín dụng đã tăng trưởng tích cực trong tháng 9, đến hết quý III năm nay, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt 6,09% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức 9,4% cùng kỳ năm trước.
Tín dụng đầu ra tăng trưởng khó khiến các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất đầu vào để điều tiết lượng tiền và tiết giảm chi phí.
Khác biệt lớn nhất trong đợt điều chỉnh lãi suất tiền gửi tháng 10 của các ngân hàng này là việc xuất hiện một vài nhà băng tăng lãi tiền gửi kỳ hạn 6-12 tháng.
MSB sau khi giảm lãi tiền gửi trong tháng 8 và 9 đã nâng lãi suất ở hầu hết kỳ hạn dưới 12 tháng từ đầu tháng 10 thêm 0,2-0,5 điểm %. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng tại nhà băng này tăng từ 3% lên 3,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 3,5% lên 3,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5% lên 5,2%/năm. Tuy nhiên tiền gửi kỳ hạn 1 năm lại giảm từ 6% về 5,9%/năm.
PGBank giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng nhưng cũng tăng lãi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 6,1% lên 6,4%/năm; VIB giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn dưới 12 tháng nhưng lại tăng lãi suất tiền gửi 12 tháng từ 6,2-6,4% lên 6,69%/năm.
Tuy vậy, đây là số ít nhà băng tăng lãi suất tiền gửi đợt này trong khi hầu hết đều giảm 0,1-0,5 điểm %. Đặc biệt, lãi tiền gửi 12 tháng tại PVCombank đã giảm từ 7,99%/năm hồi đầu tháng 9 xuống 6,7%/năm hiện tại. Lãi tiền gửi cùng kỳ hạn tại Saigonbank cũng giảm từ 6,8% xuống 6%/năm.
Kinh doanh chứng khoán, nhiều ngân hàng từ lỗ chuyển sang lãi lớn Tổng hợp báo cáo tài chính quý 2/2020 cho thấy tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ 2019. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020 của các ngân hàng trong nước cho thấy nhiều kết quả bất ngờ trong...