Ngân hàng ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 đạt 6,5%
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng ADB, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và 6,7% năm 2023.
Theo ADB, do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nên tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể ở mức 6,5%.
Bên cạnh đó, báo cáo của ADB cũng đưa ra nhiều điểm tích cực của kinh tế Việt Nam như: Thị trường lao động đang phục hồi, cùng với các giải pháp kích thích tài chính và tiền tệ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp đạt mức dự kiến 9,5% vào năm 2022. Sản lượng nông nghiệp dự kiến tăng 3,5% trong năm nay, do nhu cầu trong nước phục hồi và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng lên.
Tăng trưởng GDP năm 2022 dự báo đặt 6,5%.
Việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch vào giữa tháng 3 và nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dịch vụ, theo đó dự báo tăng trưởng ngành dịch vụ là 5,5% trong năm nay. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ thúc đẩy xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan. Cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát dự kiến tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023.
Việc tăng cường phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương và sự dịch chuyển lao động phục hồi sẽ khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 dự kiến sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, hình thành các thị trường xuất khẩu ổn định và đáng tin cậy cho Việt Nam.
Video đang HOT
Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 cũng nêu rõ những rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở sự phục hồi của kinh tế Việt Nam như: Tình trạng nhiễm COVID-19 cao kể từ giữa tháng 3, nếu không được giảm bớt, có thể cản trở sự quay trở lại trạng thái bình thường của nền kinh tế trong năm nay.
Nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm lại và giá dầu thế giới tăng mạnh do chiến sự Nga – Ukraine sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và lạm phát của Việt Nam. Sự phục hồi cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ triển khai nhanh chóng và hiệu quả chương trình phát triển kinh tế.
Một số tổ chức hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 vừa được Standard Chartered và ADB điều chỉnh giảm lần lượt 0,2 và 0,9 điểm phần trăm so với trước.
Còn Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) dự báo: GDP Việt Nam ở mức 4,5 - 5,1% nếu COVID-19 được kiểm soát cuối quý 3/2021; tiêm chủng được triên khai nhanh chóng.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN.
Dịch bùng phát mạnh, kéo dài ảnh hưởng tới kinh tế
Cách đây 3 tháng, VEPR dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năng động trở lại, GDP năm 2021 đạt khoảng 6 - 6,3% với giả định Việt Nam chưa thể mở cửa du lịch hoàn toàn, tiếp tục duy trì xuất khẩu ấn tượng.
Tuy nhiên, tại tọa đàm Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 2/2021 của VERP mới đây, PGS TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế cho biết: Với tình hình bệnh dịch hiện tại, VERP hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 so với các báo cáo trước. "Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước", ông Phạm Thế Anh cho biết.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 2/2021 của VERP đưa ra 3 kịch bản: Giả định, các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công tiêm vaccine đầu quý 4/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát, hoạt động kinh tế được khôi phục và căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị được làm dịu hơn. Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau.
Theo kịch bản cơ sở, dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào Quý 2/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức 4,5 - 5,1% năm nay. Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định được xếp vào kịch bản thuận lợi, dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 5,4 - 6,1%.
Theo VERP, với kịch bản bất lợi, dịch bệnh chưa thể được kiểm soát, quá trình tiêm vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5 - 4,0%.
PGS TS Hà Văn Sự, Trưởng khoa Kinh tế - Luật (Đại học Thương mại) cho biết: Dịch COVID-19 là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng như hàng không, vận tải, đầu tư vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu, làm tê liệt chuỗi cung ứng và chuỗi thương mại toàn cầu...
Tuy vậy, với chiến lược thực hiện đồng thời mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, năm 2020 Việt Nam đã trở thành điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Do đó, kịch bản GDP dự báo hai kịch bản tăng trưởng.
"Với kịch bản cơ sở tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2021 có thể đạt 6,1%, CPI trung bình khoảng 4%, được dự báo là kịch bản có khả năng xảy ra nhất hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và đại dịch COVID-19 dần được khống chế. Với kịch bản thấp, báo cáo dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%, CPI trung bình khoảng 3,5%", PGS.TS Hà Văn Sự cho biết.
Trước đó, Standard Chartered đánh giá tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay sẽ đạt 6,5%, giảm nhẹ so với mức dự báo 6,7% được đưa ra trước đó. Các chuyên gia của ngân hàng này cho biết, ngành bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Còn ngân hàng ADB tỏ ra thận trọng hơn khi hạ dự báo GDP Việt Nam xuống còn 5,8% từ mức 6,7% đưa ra hồi tháng 4/2021. Nguyên nhân là việc triển khai tiêm chủng tương đối chậm và áp dụng các biện pháp giãn cách kéo dài ở các khu vực tăng trưởng lớn nhất nước gây ảnh hưởng đến lưu thông thương mại, hạn chế các hoạt động kinh tế.
Không để đứt gãy trong lưu thông hàng hóa
Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, theo ông Phạm Thế Anh, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể và nhất quán đối phó với các tình huống bệnh dịch; các bất cập liên quan đến lây nhiễm chéo trong khu cách ly, khai báo y tế, đứt gãy trong lưu thông hàng hóa do các biện pháp cực đoan, thiếu trang thiết bị y tế cần phải được tập trung nguồn lực để giải quyết nhanh chóng.
Chính sách tài khóa nên tập trung thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn ở cấp quốc gia, làm nền tảng cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Cùng với đó, chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp (10%) và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.
Về khuyến nghị chính sách, các chuyên gia của Đại học Thương mại cho rằng: Các giải pháp cần tập trung là kiểm soát và giảm thiểu tác động từ COVID-19 tạo ra, thực thi chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, áp dụng công cụ thuế, đầu tư công, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, kinh tế số, ngành chế biến chế tạo, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng.
"Nếu chỉ dồn lực chống dịch thái quá thì sẽ kinh khủng. Tại TP Hồ Chí Minh, lao động tự do rất lớn, đặc biệt họ không tích lũy tiết kiệm như ngoài Bắc. Vì vậy cần phải có phương án tối ưu câu chuyện thực hiện mục tiêu kép", TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh.
TS Cấn Văn Lực kiến nghị gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh mẽ hơn. Đó là gói hỗ trợ lãi suất có trọng tâm trọng điểm trong một số lĩnh vực, ngành nghề, địa phương khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng, lãi suất từ 3 - 4%. Doanh nghiệp vay với lãi suất từ 4 - 5% với thời hạn hỗ trợ 1 năm. Với gói này, Chính phủ dự kiến chi ngân sách khoảng 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Việt Nam cần phải tìm kiếm động lực tăng trưởng bổ sung, thay thế như tận dụng thị trường xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công, ưu tiên kinh tế tư nhân, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.
WB nhận định về con đường phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022-2024 WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,3% trong năm 2022 và sau đó sẽ ổn định quanh mức 6,5% trong kịch bản các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng cả trong và ngoài nước. Bốc xếp hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN Kinh tế Việt Nam...