Ngân hàng 0 đồng lỗ hàng chục nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?
Đánh giá cao về các phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên, theo đại biểu Trần Ngọc Vinhviệc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỷ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý và cần có người chịu trách nhiệm với những khoản lỗ tại các ngân hàng 0 đồng.
Về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phát biểu tại phiên thảo luận ngày 2/11, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng đã nhận được đánh giá tốt từ cử tri.
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng)
Cụ thể, ba ngân hàng bị xếp loại yếu kém, cần được giám sát chặt chẽ và bị mua lại với giá 0 đồng bao gồm: Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank).
Đáng chú ý, theo báo cáo của Chính phủ, tính đến thời điểm này chưa lấy đồng nào từ ngân sách để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. “Tôi đánh giá đây là giải pháp tốt, trong điều kiện hiện nay thì không có giải pháp nào tốt hơn. Nhiều chuyên gia thế giới đánh giá đây là giải pháp kịp thời”, ông Vinh nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, không lo ngại khả năng trong thời gian tới sẽ dùng ngân sách vì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính đến tình huống này. Ông Vinh cũng lạc quan, trong vài năm tới, sẽ có nhiều giải pháp khác và “chưa có căn cứ nào để nói sẽ lấy tiền ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”.
Video đang HOT
Theo vị đại biểu này, với tình hình ngân sách eo hẹp như hiện nay, việc thu – chi chưa cân đối được mà còn “chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn”. Ông Vinh nhấn mạnh, “không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng!”.
Ông Trần Ngọc Vinh cũng nhận định, việc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỷ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý.
Cụ thể, theo đại biểu này, có một thời gian hệ thống ngân hàng bung ra nhiều quá, cơ quan quản lý không kiểm soát được. Trong khi đó, việc thanh tra kiểm tra còn rất nhiều hạn chế.
Theo đề nghị của đại biểu Vinh, NHNN cần rà soát, nếu còn thiếu sót về mặt chính sách thì phải sửa đổi. Đồng thời, với những người làm ngân hàng, nếu phát hiện sai phạm, cần phải xử lý theo luật pháp, như tịch thu tài sản, kể cả biện pháp hình sự.
Trước hết, với lãnh đạo của những ngân hàng bị mua 0 đồng, ông Vinh cho rằng, cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống ngân hàng phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng này.
Sau đó, cơ quan thanh tra giám sát cần phải xem khoản tiền kia chảy vào đâu, nếu vào túi cá nhân thì phải hình sự truy tố và xử lý theo luật pháp, vị đại biểu Hải Phòng đề xuất.
Bích Diệp
Theo Dantri
Mua ngân hàng 0 đồng: Hoàn toàn khách quan và đúng pháp lý
Việc Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Đại Dương được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng thời gian qua được nhiều chuyên gia nhận định là bước đi hợp lý.
Nhận định về vấn đề này, trong hội thảo về "Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu" do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức vào ngày 23-10, theo chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Lê Xuân Nghĩa, mua ngân hàng với giá 0 đồng thực sự là phương sách giải quyết tình trạng ngân hàng yếu kém một cách nhanh nhất nhưng lại vững chắc về mặt pháp lý và có sự sáng tạo trong bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã mời các công ty định giá độc lập đến định giá ngân hàng. Khi nợ xấu vượt xa vốn tự có, thì ngân hàng này không còn giá trị.
Chính vì có giá trị thậm chí xuống đến mức âm, NHNN sẽ không tốn một đồng nào để mua và sau đó sẽ bán lại cho một ngân hàng khỏe mạnh hơn. Trong trường hợp đặc biệt, NHNN có thể cho vay tái cấp vốn đặc biệt đối với ngân hàng này. Do đó những ngân hàng được mua 0 đồng cho đến giờ vẫn hoạt động khá ổn định.
Việc NHNN mua lại một số ngân hang giá 0 đồng thời gian qua là đúng pháp luật và phù hợp cơ chế thị trường. Ảnh: Internet
Nhấn mạnh thêm về việc mua lại ngân hàng 0 đồng, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là quan hệ mua bán, không phải quốc hữu hóa, hoàn toàn dựa trên tiêu chí khách quan và kết quả định giá độc lập về tài sản của các ngân hàng yếu kém.
Hơn nữa, việc mua lại các ngân hàng yếu kém là để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo sự an toàn cho hệ thống bởi khi ngân hàng phá sản thì các tổ chức tài chính của Nhà nước như Bảo hiểm tiền gửi sẽ phải chi trả cho người gửi tiền.
Mặt khác, theo ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng và Tài chính thuộc Đại học Kinh tế quốc dân, tại Việt Nam, vấn đề một ngân hàng thương mại phá sản rất nhạy cảm và sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền không tốt, nên cách làm của NHNN đúng về pháp lý và cả cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho hay, khái niệm 0 đồng mà chúng ta đưa ra quá vắn tắt khiến thị trường không hiểu. Hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ khái niệm 0 đồng.
Chính vì thế, TS. Trương Văn Phước đề xuất, NHNN mua lại hoặc chỉ định ngân hàng khác mua lại ngân hàng yếu kém thì phải cử cán bộ có đầy đủ năng lực, phẩm chất để quản trị, điều hành ngân hàng đó phục hồi. Sự phục hồi này sẽ làm giá trị cổ phần, cổ phiếu tăng lên và NHNN có thể chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư khác để thu hồi vốn.
Theo Báo Hải Quan
Xử lý nợ xấu: Đổ cả máu và nước mắt Bà Lê Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm bộ môn Ngân hàng thương mại (NHTM), Viện Ngân hàng tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân so sánh như vậy về quá trình phối hợp xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Chưa khi nào "người ngân hàng" bị bắt nhiều thế Tại hội thảo về xử lý nợ xấu ngày 6/10, Phó Thống...