Ngan cháy tỏi – Món ngon phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội, không chỉ nổi tiếng bởi những món ăn đã làm nên thương hiệu ẩm thực Hà Thành.
Gần đây, món ngan cháy tỏi đang làm mưa làm gió, với miếng thịt ngan đậm đà gia vị lại vừa thơm mùi tỏi sẽ khiến thực khách “đứng ngồi không yên”.
Ngan cháy tỏi.https://dulich.petrotimes.vn/
Video đang HOT
Ngan được chiên với mỡ nóng già sôi xèo xèo, bốc lên một mùi thơm quyến rũ. Khi bề ngoài của miếng thịt ngan đã ngả sang màu vàng là vớt ra, trộn cùng tỏi tươi đã phi vàng, để cho tinh dầu của tỏi ấp ủ lấy từng miếng thịt ngan mềm ngọt và béo ngậy.
Lúc này, miếng ngan có màu vàng cánh gián và được phủ lên một lớp tỏi phi nâu nhạt. Mùi thơm của đĩa ngan cháy tỏi bốc lên ngào ngạt khiến nước miếng ứa ra. Gắp một đũa cả thịt ngan lẫn tỏi phi bỏ vào bát, thêm vài lá rau húng rồi rưới ít nước chấm tỏi, ớt cay. Miếng thịt ngan béo ngậy nhưng không có cảm giác là quá ngấy mỡ kết hợp cùng với tỏi phi vừa thơm vừa giòn, cộng thêm rau húng. Tất cả sẽ hòa quyện để tạo nên một thứ hương vị làm say đắm bất kể ai khó tính nhất.
Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, hãy oder món ngan cháy tỏi làm thổn thức bao tâm hồn mê ăn uống này về nhà rồi cùng cả gia đình thưởng thức thì còn gì bằng.
Nhớ hương vị bánh cuốn Thanh Trì xưa
Bánh cuốn Thanh Trì là thức quà bình dị nhưng mang hương vị thanh tao khiến những ai đã từng được thưởng thức chẳng thể nào quên.
Thậm chí, món ăn đã đi vào thơ ca lưu truyền trong dân gian: "Thanh Trì có bánh cuốn ngon,/ Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng/ Thanh Trì cảnh đẹp, người đông./ Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh".
Cái tên "bánh cuốn Thanh Trì" bắt nguồn từ nơi làm ra thức quà đó. Món bánh cuốn là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Thanh Trì, một huyện ngoại thành Hà Nội, nay thuộc quận Hoàng Mai. Để có thức quà tinh tế, người dân Thanh Trì đã kỳ công gìn giữ những bí quyết gia truyền qua nhiều thế hệ.
Ảnh minh họa
Gạo để tráng bánh cuốn thường là loại gạo cũ được gặt từ mùa trước, ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Gạo sau khi ngâm sẽ được xay thật nhuyễn thành bột nước. Bột xay xong sẽ tiếp tục ngâm với nước sạch vài tiếng nữa. Khi bột lắng xuống sẽ được chắt bỏ nước cũ, pha thêm nước sạch, một chút bột năng và muối ăn sao cho vừa đúng độ. Theo kinh nghiệm, nếu bột đặc quánh thì bánh sẽ "dày mình" không ngon, bột loãng quá bánh sẽ bị nát.
Sẽ thật thú vị nếu bạn được chứng kiến người thợ tráng bánh cuốn Thanh Trì. Bột gạo được múc theo "ngữ tay" nhất định, thoa đều lên miếng vải trắng tinh bọc trên miệng nồi nước sôi bốc hơi nghi ngút rồi đậy vung lại khoảng 2 phút. Khi bánh chín, họ dùng một chiếc đũa tre luồn nhẹ phía dưới, nhấc lớp bánh mỏng tang ra khay, thoa một lớp mỡ hành rồi thoăn thoắt xếp bánh thành từng lớp vào thúng. Bánh cuốn Thanh Trì khác với các loại bánh cuốn là bánh thường không có nhân. Lá bánh mỏng tang được phết một lớp hành ta tươi phi thơm với mỡ bóng lên trông thật hấp dẫn.
Điều tạo nên hương vị khó quên của món bánh cuốn Thanh Trì là nước chấm. Người bán thường pha nước chấm từ nước mắm ngon, giấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, rải thêm chút hành khô phi vàng, đặc biệt hơn nữa thêm giọt tinh dầu cà cuống với hương thơm đặc trưng hiếm có.
Bánh cuốn Thanh Trì theo chân người bán hàng len lỏi khắp các con phố của đất Hà thành. Người Hà Nội thưởng thức món bánh cuốn Thanh Trì theo cách thật bình dị. Họ có thể gọi khi gặp hàng bánh cuốn đi qua hoặc ghé một địa điểm nào đó cố định. Khi có khách gọi, người bán sẽ mở chiếc vỉ buồm đậy thúng bánh, cẩn thận tách từng lớp bánh cuốn mỏng tang sao cho không bị rách nát. Từng lớp bánh cuốn trắng nõn, mềm mại, điểm những cọng hành lá vàng, nâu được phi mỡ trông thật bắt mắt. Nước chấm sóng sánh vàng nhạt điểm vài lát ớt đỏ tươi, rau thơm kinh giới xanh nõn, đậu rán giòn, chả Ước Lễ vàng ruộm... Tất cả được bày trên chiếc mẹt con lót lá chuối đẹp như một bức tranh.
Ngồi thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì khi Thành phố vừa thức giấc cho ta cảm giác thật bình yên. Người ăn nhẩn nha chấm từng miếng bánh cuốn vào thứ nước chấm vị thanh nhẹ, phảng phất hương tinh dầu cà cuống, ăn kèm các thức khác, thi thoảng ngắt cọng rau thơm nhấm nháp... Trong cuốn sách "Miếng ngon Hà Nội" nhà văn Vũ Bằng đã dành lời khen tặng về thức quà dân dã này: "Bánh cuốn Thanh Trì đưa lên miệng, chưa nhai đã tưởng như bánh "chưa đến môi đã trôi đến cổ mất rồi".
Giờ đây, rất ít hàng còn giữ được nét thanh tao và bình dị của bánh cuốn Thanh Trì. Để chiều lòng thực khách, nhiều hàng bán kèm khá nhiều thứ khác ăn kèm với món bánh cuốn trong khi nước chấm pha cũng theo công thức lai tạp. Thậm chí, họ còn dùng loại tinh dầu cà cuống bằng chất hóa học cho vào nước chấm. Đôi khi, tôi chạnh buồn mà thầm hỏi: "Có ai còn nhớ hương vị bánh cuốn Thanh Trì ngày xưa?".
Ngày nóng, thưởng thức phở Phở cuốn ngày càng đi vào lòng người nhờ dinh dưỡng, ngon miệng và đẹp mắt... Phở cuốn là món ăn nhẹ nhàng, thanh mát Khi những bát phở nước hay bún nóng hổi khắp mọi nơi quen quen không còn hấp dẫn nữa. Thay vào đó là các món cuốn nhẹ nhàng, thanh mát với đủ thứ rau xanh tươi ngon là...