Ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản tận diệt
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 8.413 tàu với khoảng 33.000 lao động tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản… Thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các lực lượng chức năng trong tỉnh, tình trạng khai thác thủy sản tận diệt đã giảm đáng kể…
Công an huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thu giữ các phương tiện đánh bắt thủy sản trái phép. Ảnh: Internet
Xử phạt 9,5 tỷ đồng
Sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về việc đánh bắt thủy sản.
Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh và các đơn vị đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường lực lượng, tổ chức phương tiện tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với tàu có hành vi vi phạm trong việc khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt.
Bên cạnh đó, lực lượng chuyên ngành thủy sản đã tổ chức bám biển 24giờ/ngày, tăng cường hoạt động vào ban đêm, các ngày nghỉ; lực lượng chức năng và các địa phương cũng tăng số chuyến, số lượt tuần tra, kiểm tra xử lý vi phạm.
Video đang HOT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh cũng đã lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh từ các địa phương, ngư dân. Đến nay, đã nhận được gần 200 tin báo. Qua đó, đã xử lý và ngăn chặn nhiều trường hợp sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản.
Sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 18, lực lượng chức năng toàn tỉnh đã phát hiện 2.586 vụ vi phạm công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xử phạt 9,5 tỷ đồng; tịch thu 415 kích điện; 55 súng điện; 6.195m dây điện; 55 bình ắc quy; 213 máy nén khí; 18.405m ống dẫn khí; 6.211 lồng bát quái…
UBND tỉnh Quảng Ninh nhận định, so với năm 2016, kết quả xử lý vi phạm trong toàn tỉnh đã tăng 2,9 lần; số tiền xử phạt nộp ngân sách Nhà nước tăng 4,6 lần. Tình trạng sử dụng các ngư cụ cấm, ngư cụ khai thác mang tính tận diệt đã từng bước được kiểm soát, không còn phổ biến, tràn lan như trước.
Đảm bảo đời sống cho ngư dân
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, cùng với việc tăng cường lực lượng kiểm tra để xử lý nghiêm các hành vi bị cấm, tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bên cạnh đó, triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho ngư dân; xây dựng phương án chuyển đổi nghề đối với các tàu thuyền công suất nhỏ hoạt động ven bờ phù hợp với thực tiễn. Nếu ngư dân không chuyển đổi nghề sẽ hướng dẫn và tạo điều kiện chuyển đổi ngư cụ đánh bắt để đảm bảo đời sống.
Đến nay, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát nhu cầu thực tế, đào tạo nghề cho những ngư dân muốn chuyển hẳn sang nghề khác. Đối với những ngư dân vẫn muốn bám biển, ngoài vận động quay về nghề lưới truyền thống sẽ động viên ngư dân tham gia tổ hợp tác để cùng góp vốn đóng tàu tiếp tục vươn khơi xa đánh bắt.
Ngoài ra, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, bổ sung thêm đối tượng và lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và hộ gia đình tham gia chuyển đổi nghề phù hợp…
Đây sẽ là cơ sở, là tín hiệu vui để ngư dân có thể yên tâm chuyển đổi nghề, đảm bảo cuộc sống. Đồng thời, thay đổi nhận thức trong việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, cũng như thực hiện bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên của vùng biển Quảng Ninh.
Trọng Tài
Theo bienphong
Cấm đánh bắt cá trong vịnh Hạ Long
Đây là một trong những động thái của chính quyền địa phương trong việc tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Quảng Ninh cấm khai thác thủy sản trong vùng di sản vịnh Hạ Long
UBND TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vừa ra thông báo, kể từ ngày 1/10 tới, yêu cầu các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoạt động khai thác thủy sản dưới mọi hình thức tại các điểm tổ chức cho khách tham quan du lịch, hang động, bãi tắm, luồng đường thủy, tuyến du lịch và các khu vực được cấp có thẩm quyền quy hoạch bảo tồn hệ sinh thái trên vịnh Hạ Long.
Các tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hoạt động khai thác thủy sản tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, trừ nghề câu, lặn giải trí, sử dụng ngư cụ truyền thống phục vụ du lịch trải nghiệm được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Sau 1/10, nếu tổ chức, cá nhân nào không chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, kể cả bị áp dụng biện pháp tịch thu, tiêu hủy đối với các phương tiện, ngư cụ, công cụ sử dụng để khai thác thủy sản tại các khu vực nêu trên.
Xử lý nghiêm đối tượng dùng phương tiện thủy nhỏ đeo bám tàu du lịch trên vịnh Hạ Long
Hiện nay, trên vịnh Hạ Long (khu vực Hoa Cương, hòn Trống Mái, hòn Vạn Bội, hòn Ngón Tay và một số khu vực giáp ranh với Cát Bà-Hải Phòng) có một số đối tượng sử dụng tàu vỏ gỗ có gắn máy, thuyền nan có gắn máy hoặc đò chèo tay... không có biển kiểm soát, đeo bám vào tàu vận chuyển khách du lịch để bán hải sản, hoa quả... Hành vi trên đã gây mất mỹ quan, an toàn giao thông đường thủy nội địa, an ninh trật tự trên vịnh.
Do đó, UBND TP Hạ Long có công văn chỉ đạo Ban Quản lý vịnh Hạ Long và đoàn kiểm tra liên ngành trên vịnh tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng phương tiện thủy nhỏ đeo bám vào tàu du lịch để bán hàng hóa, dịch vụ.
Các đơn vị này tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, đảm bảo đúng tuyến, điểm đã được cơ quan có thẩm quyền công bố, cấp phép; phát hiện kịp thời, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm tàu du lịch, thuyền viên để các phương tiện đeo bám vào tàu để bán hàng cho du khách.
Đồng thời lập phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên vịnh, trọng tâm là các tuyến, điểm du lịch số 1, 2; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa...
Theo baochinhphu
Rong ruổi trên lòng hồ sông Đà, "vớt" tôm tươi nhảy tanh tách Người Mường ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình bao đời vốn quen với việc làm nương, làm ruộng. Giờ đây, họ còn là những ngư phủ chuyên khai thác nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Công việc vất vả, nhưng có thu nhập đều đều. Lòng hồ thủy điện Hòa Bình vào mùa lũ...