Ngăn chặn tái phát viêm đường hô hấp
Miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa. Trong khi đó nhiệt độ chuyển lạnh đột ngột giữa ban đêm và ban ngày ở khu vực miền Nam đều dễ làm cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn thông thường.
Nhiều trẻ nhập viện vì những biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra như: viêm tai giữa,viêm phế quản, viêm phổi,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ rất phong phú và đa dạng với các dấu hiệu thường sắp xếp như sau: ho là dấu hiệu thường gặp nhất ( 83,7%), sau đó là các dấu hiệu sốt (78%), chảy nước mũi (60,8%), viêm họng (65,3%), thở khò khè ( 43,9%), nhịp thở nhanh (38,5%), rối loạn tiêu hóa (36,4%), thở rít ( 15,5%), co rút lồng ngực (12,4%), cánh mũi phập phùng (12,1%), và tái tím (3,2%).
Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Theo các chuyên gia, nguyên nhân nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ phần lớn là do vi rút chiếm 70 – 80%. Vi rút gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng xâm nhập vào tế bào niêm mạc nhân bản để phá hủy tế bào và lây sang tế bào bên cạnh.
Cơ thể sẽ kháng cự với các tế bào IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả virut từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều biến chứng khác.
Đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi thường bị tái phát viêm đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng nội sinh kém, không đủ sức chống đỡ với các mầm bệnh bên ngoài. Tăng cường sức đề kháng nội sinh chính là chìa khóa để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời bằng chính sức đề kháng nội sinh từ bên trong cơ thể trẻ.
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay
Video đang HOT
Theo sơ đồ dưới đây ta thấy việc nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ có thể từ vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí hoặc môi trường xung quanh, hoặc lây từ người bệnh. Và theo một thói quen hiện nay chúng ta thường cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc các chế phẩm dạng khác của kháng sinh.
Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng việc lạm dụng kháng sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nhưng bên cạnh mặt tích cực thì thuốc kháng sinh lại tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích trong hệ đường ruột, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trẻ dùng kháng sinh thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn.
Do sức đề kháng nội sinh yếu, khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, trẻ bị tái ốm rất nhanh và lại phải dùng kháng sinh. Khi liên tục phải dùng nhiều đợt kháng sinh, cơ thể non nớt của trẻ sẽ phải đối diện với 2 vấn đề:
Một, dùng kháng sinh thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn.
Hai, dùng quá nhiều kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ. Dễ gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, trớ, đau bụng, đi ngoài sống phân hoặc tiêu chảy, táo bón. Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương và thiếu khả năng sản sinh niêm mạc ruột, không hấp thu được dưỡng chất, mất cảm giác thèm ăn dẫn đến biếng ăn.
Do mỗi lần ốm lại phải dùng kháng sinh nên trẻ bị bội nhiễm, bệnh đường hô hấp trở thành mãn tính khiến sức khỏe của trẻ ngày càng giảm sút và vòng tròn bệnh lý: ốm – biếng ăn – chậm lớn – suy dinh dưỡng – ốm… liên tục tái diễn khiến các bậc phụ huynh rơi vào bế tắc.
Theo DS.Cao Nghĩa (Tiền Phong)
Những sự thật về sức khỏe
Bệnh do vi rút không thể chữa trị
Rất nhiều người đau đớn, khổ sở vì những căn bệnh do vi rút gây ra, nên đã vội vã đi mua rất nhiều những loại thuốc kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh chỉ có thể ngăn chặn hoặc chữa trị những căn bệnh do vi khuẩn gây ra chứ không phải vi rút. Bệnh do vi rút gây ra chỉ có thể ngăn ngừa bằng nhiều cách như tiêm chủng, xây dựng tốt hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, khử trùng và thường xuyên tẩy uế và nhiều những biện pháp chữa trị khác. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều người đã gây ra tình trạng kháng thuốc ở các loại vi trùng, vi khuẩn.
* Bác sĩ có thể mắc sai lầm
Hầu hết chúng ta đều tin quá nhanh vào những gì bác sĩ đã nói và đều cho rằng những thông tin y học này quá khó và phức tạp để có thể hiểu thấu đáo. Bạn đừng do dự khi tìm kiếm ý kiến của các bác sĩ khác. Dĩ nhiên, nếu được đào tạo tốt, bác sĩ sẽ ít mắc sai lầm trong việc chuẩn đoán bệnh hơn. Trong phần lớn các trường hợp, sự chuẩn đoán luôn dựa trên những triệu chứng hiện có và quan điểm của người thầy thuốc. Tuy nhiên, đừng quá hoảng sợ khi được nghe những thông tin không khả quan. Phải luôn tìm kiếm những thông tin về tình trạng của chính mình từ những bác sĩ khác hoặc ngay cả sử dụng Google, một công cụ tìm kiếm thông tin hữu hiệu trên internet.
* Tinh thần mạnh hơn cơ thể
Ý chí được sống và chiến thắng cái chết có thể thay đổi được định mệnh của bạn. Một vài bác sĩ biết rõ rằng họ có thể giết chết bệnh nhân của mình bằng những ý kiến đơn giản như: chỉ có thể sống được sáu tháng hay sáu tuần. Nhưng một số bệnh nhân, những người đã có niềm tin với một ý chí mạnh mẽ, đã sống được tới 10 năm, 20 năm sau. Đó là những điều có thật mà chúng ta từng được nghe, được thấy. Tinh thần mạnh mẽ hơn cơ thể và có thể quyết định việc chúng ta sống hay chết.
* Phòng hơn chữa
Đây là khuyến cáo đã nhiều lần được sử dụng và thường xuyên được lặp lại nhưng lại không nhận được sự quan tâm đúng mức của cả mỗi công dân và chính phủ. Chính phủ các nước, đặc biệt là ở những nước thuộc thế giới thứ ba đã gặp phải rất nhiều bệnh tật mà nếu được phòng ngừa tốt thì sẽ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Mỗi công dân vẫn tiếp tục tập trung vào các loại thuốc chữa bệnh thay vì dành chi phí cho việc phòng bệnh. Phần lớn chúng ta chấp nhận uống thuốc giảm cân thay vì chịu khó bỏ ra vài phút mỗi ngày để đi dạo nhằm giảm được vài kg. Phần lớn chúng ta thà chịu đựng liposuction hơn là tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh.
* Thuốc rẻ ít hiệu nghiệm?
Khi một nhãn dược được dược sĩ kê đơn, nhiều bệnh nhân không nghĩ đến việc tìm kiếm một loại thuốc khác tương tự với giá thành rẻ hơn để thay thế. Bạn nên tiết kiệm tiền và mua thuốc cùng loại với giá rẻ hơn, chất lượng của chúng cũng tốt tương đương với những nhãn hiệu đắt tiền mà thành phần cấu tạo thì chẳng có gì khác biệt.
* Kiêng tuyệt đối cholesterol
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Cholesterol là một loại chất béo rất cần thiết cho sự tổng hợp tất cả những hormone như progesterone (hormone nữ giúp duy trì thai), estrogen (kích thích tố sinh dục nữ), testosterone (kích thích tố sinh dục nam) và aldosterone. Những căn bệnh có liên quan đến loại chất béo này có liên quan nhiều đến gen hơn là do chế độ ăn uống. Cho dù bạn có bổ sung chúng vào trong chế độ ăn uống hay không thì cơ thể vẫn sẽ tổng hợp chất béo này để phục vụ cho nhu cầu cần thiết của chúng.
* Bác sĩ chữa lành mọi bệnh?
Lĩnh vực y học khá phức tạp. Có khoảng 30.000 căn bệnh khác nhau nhưng chỉ có 10.000 bệnh được ghi chép trong các tài liệu y học. Tức là chỉ có khoảng 30% căn bệnh có phương pháp điều trị. Thậm chí đối với những bệnh đã có cách điều trị, các bác sĩ vẫn phải thử nghiệm và có những sai sót nhất định trong quá trình điều trị. Một số trường hợp khác thì chủ yếu vẫn được điều trị theo triệu chứng. Tuy nhiên, nếu các bác sĩ được đào tạo tốt, có trách nhiệm với nghề sẽ nêu cao y đức và không thể nắm được hoàn toàn kiến thức về tất cả các loại bệnh có liên quan đến cơ thể con người.
* Phải có trách nhiệm với sức khỏe
Bạn không nên đổ lỗi cho cha mẹ hay cho xã hội khi phải đối đầu với bệnh tật. Hãy tự gánh chịu lấy trách nhiệm với sức khỏe của chính mình. Hãy làm mọi thứ trong khả năng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân: tập thể dục, ăn những thức ăn lành mạnh, uống nhiều nước.
Theo PNO
Xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc Nhiễm khuẩn trong bệnh viện được ví von là "sát thủ" gây bệnh vô hình. Có 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp luôn rình rập người bệnh. Nhóm các bác sĩ ở BV Nhân dân Gia Định đã nghiên cứu tất cả các bệnh phẩm được lấy từ các nhiễm trùng được xác định ở bệnh viện này, cho thấy có...