Ngăn chặn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng
Mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón và hơn 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) các loại. Do nhu cầu sử dụng lớn, công tác quản lý còn lỏng lẻo, nhận thức của nhiều nông dân còn hạn chế.
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng đã đẩy mạnh hoạt động, khiến các sản phẩm này tràn lan tại nhiều địa phương.
Đoàn thanh tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra phân bón tại một cửa hàng ở xã Liên Vũ (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).Ảnh: THU TRANG
Bài 1 : Diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi
Phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng không chỉ gây nhiều tác hại đối với sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. So với hai năm trước, hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng tuy có giảm nhưng vẫn diễn ra phức tạp và có phần tinh vi hơn.
Vi phạm diễn ra thường xuyên
Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là BCĐ 389 quốc gia) cho biết, năm 2018 cơ quan chức năng đã rà soát, thanh tra, kiểm tra 1.420 vụ, qua đó xử lý 306 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV. Những tháng đầu năm 2019, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Tây Nguyên là vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp của cả nước và cũng chính là thị trường “béo bở” để các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng hoạt động. Đơn cử tại Đác Lắc, tính đến hết tháng 6-2019 lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện 35 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV. Điển hình là ngày 20-5, tại hộ kinh doanh của bà Nguyễn Kiều Oanh (TP Buôn Ma Thuột) cơ quan chức năng phát hiện 21 tấn phân bón các loại không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, trong đó, có một tấn phân bón đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được bày bán.
Video đang HOT
Cũng giống Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ những năm qua luôn là điểm nóng về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng. Các vụ việc vi phạm về lĩnh vực này diễn ra ở hầu hết các địa phương trong khu vực. Cụ thể tại tỉnh Long An, trong sáu tháng đầu năm, các cơ quan liên ngành đã kiểm tra, lấy 50 mẫu phân bón các loại. Qua đó, phát hiện 12 mẫu phân bón vi phạm về chất lượng. Từ cuối năm 2018 đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp đã kiểm tra, xử lý 51 vụ kinh doanh phân bón kém chất lượng, quá hạn, hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định, sản xuất hàng hóa ngoài danh mục… Đối với lĩnh vực thuốc BVTV, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp đã tịch thu 640 chai, ống thuốc BVTV và 10 kg thuốc BVTV quá hạn. Theo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh Huỳnh Văn Đức, tính đến hết tháng 6-2019, Cục Quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện hai vụ vi phạm; Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra 24 cơ sở, phát hiện chín cơ sở buôn bán thuốc BVTV vi phạm các điều kiện về kinh doanh. Tại tỉnh Trà Vinh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Phạm Văn Tám cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2019 lực lượng chức năng tỉnh Trà Vinh tiến hành 132 cuộc kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Qua đó, phát hiện 26 vụ vi phạm gồm: chín vụ kinh doanh phân bón không đạt chất lượng, 15 vụ kinh doanh thuốc BVTV hết hạn sử dụng.
Ở thị trường các tỉnh phía bắc, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng thời gian qua tuy có giảm nhưng số vụ vi phạm còn cao. Đơn cử tại Vĩnh Phúc, sáu tháng đầu năm lực lượng chức năng trong tỉnh đã thanh tra, kiểm tra 43 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Cụ thể, đoàn đã lấy 89 mẫu phân bón vô cơ giám định chất lượng và phát hiện sáu mẫu phân bón tại sáu cơ sở kinh doanh có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. Cơ quan chức năng đã buộc thu hồi để tái chế 3.125 kg phân bón vô cơ. Theo Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La Lường Văn Thịnh, từ đầu năm đến nay, BCĐ 389 tỉnh Sơn La đã kiểm tra 238 vụ liên quan vấn đề kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành kiểm tra tại 86 cơ sở, xử lý 13 cơ sở vi phạm; Cục Quản lý thị trường kiểm tra 152 vụ, xử lý 113 vụ vi phạm.
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng chủ yếu diễn ra tại các địa bàn trọng điểm về trồng trọt. Đối với phân bón, phần lớn các trường hợp vi phạm về vấn đề kinh doanh, sản xuất phân bón dán nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngoài nhưng thực chất chỉ là các sản phẩm phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Nhiều cơ sở vi phạm về nội dung công bố hợp quy. Đối với thuốc BVTV, phần lớn các trường hợp vi phạm về chất lượng; kinh doanh thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng; buôn bán, vận chuyển thuốc BVTV giả, nhập lậu.
Phó Chánh văn phòng BCĐ 389 quốc gia Đỗ Ngọc Cảnh cho biết, phương thức hoạt động của các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng hiện nay rất tinh vi. Những đối tượng này lợi dụng quy định của pháp luật về tổng các chất dinh dưỡng để sản xuất phân bón kém chất lượng; trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét vào phân bón để tăng khối lượng sản phẩm. Thậm chí, đăng ký sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau để khi có sản phẩm bị phát hiện sẽ thay thế bằng loại khác. Nhiều trường hợp ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng. Một số đơn vị sản xuất bán phân bón cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng lại ký hợp đồng thỏa thuận gửi kho nhằm trốn thuế và lợi dụng kẽ hở này tiêu thụ sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Theo Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung, hoạt động sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường bí mật khép kín từ khâu sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ. Các đối tượng thường sản xuất quy mô nhỏ, đơn lẻ tại tỉnh này nhưng bán cho các cửa hàng, đại lý tỉnh khác với giá rẻ, số lượng nhỏ để các cửa hàng đại lý có thể tiêu thụ nhanh, tránh bị kiểm tra. Hầu hết các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng được tiêu thụ ở các vùng nông thôn. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tâm lý ham rẻ của nông dân, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, những công ty này lừa người tiêu dùng theo các hình thức như chiết khấu tỷ lệ cao cho các cửa hàng, đại lý bán vật tư nông nghiệp nhỏ lẻ; áp dụng chính sách bán nợ, trả chậm, trả trước một phần, mua một tặng một… để tiêu thụ nhanh.
(Còn nữa)
Một số khuyến cáo đối với người dân: Nếu nghi ngờ về chất lượng phân bón hay thuốc BVTV, bà con nên dùng thử cho những loại rau ngắn ngày, sau từ năm đến bảy ngày là có thể biết được kết quả. Khi bón phân hay sử dụng thuốc BVTV nên để lại một ít cùng bao bì, nhãn mác để khi xảy ra sự cố vẫn giữ được bằng chứng, vật chứng. Đồng thời, liên hệ ngay với lực lượng chức năng nếu phát hiện, nghi ngờ cửa hàng buôn bán, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Minh Huệ
Theo nhandan
Supe Lâm Thao vượt thách thức với 8 "chìa khóa vàng"
Năm 2018, trong bối cảnh chung của toàn ngành phân bón, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt về công tác tiêu thụ sản phẩm... Chính vì vậy, để hoàn thành mục tiêu năm 2019, công ty đã tập trung vào 8 "giải pháp vàng" trong điều hành, sản xuất.
Thứ nhất: Tập trung các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hạn chế nợ xấu và thu hồi công nợ. Tổ chức sàng lọc, sắp xếp lại hệ thống nhà phân phối, phân quyền tới hệ thống cấp 2, cấp 3 cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh phân bón trên thị trường hiện nay. Tích cực quảng bá sản phẩm, ưu tiên tăng cường công tác tiếp thị đối với sản phẩm NPK-S hàm lượng dinh dưỡng cao.
Dây chuyền NPK số 4 hàm lượng dinh dưỡng cao thế hệ mới của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: I.T
Thường xuyên bám sát và phân tích đánh giá thị trường, kiểm điểm kết quả thực hiện hợp đồng đã cam kết từng tháng, từng quý để có cơ chế, giải pháp về tiêu thụ phù hợp với từng vùng, từng thời điểm. Khai thác tối đa các loại hình phương tiện vận chuyển bằng đường sắt, đường biển có chi phí vận chuyển thấp. Xây dựng và thực hiện các cơ chế bán hàng, cơ chế khen thưởng, khuyến khích khách hàng kịp thời. Xây dựng các chế tài gắn trách nhiệm, quyền lợi ràng buộc trong công tác bán hàng và thu hồi công nợ.
Thứ 2: Lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm tại các đơn vị sản xuất luôn ổn định, đảm bảo liên tục, sản xuất đạt số lượng, chất lượng, an toàn và môi trường. Cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và tồn kho để dự trữ đủ chân hàng cho mùa vụ. Kiểm soát chặt chẽ các định mức kinh tế kỹ thuật ở tất cả các lĩnh vực.
Thứ 3: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, định kỳ đại tu, sửa chữa thiết bị công nghệ giúp cho công tác sản xuất sản phẩm được ổn định, liên tục, đảm bảo an toàn, đạt chất lượng cao.
Thứ 4: Tập trung quản lý tốt chất lượng sản phẩm, tiết giảm các chi phí, tăng khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triệt để tiết kiệm. Không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ 5: Tổ chức quản lý tốt và nâng cao chất lượng quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị từ kho dụ trữ, sản xuất đến kho bán hàng.
Thứ 6: Tổ chức tốt phong trào thi đua lao động sản xuất; động viên, khuyến khích và có chế độ khen thưởng kịp thời đối với người lao động, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản năm 2019.
Thứ 7: Tiếp tục rà soát điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động gắn với đánh giá, rà soát những điểm chưa hợp lý để bổ sung, điều chỉnh xây dựng kịp thời.
Thứ 8: Các tổ chức chính trị, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chuyên môn tích cực tuyên truyền, giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngừng học tập nâng cao trình độ, tay nghề.
6 tháng qua, với sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ có hiệu quả của lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, cán bộ, người lao động công ty nỗ lực đạt được những cơ bản nhiều chỉ tiêu để sớm về đích.
Có không việc Cục BVTV đặc cách cho 1 DN kinh doanh thuốc cấm? Mọi việc bắt đầu từ một công văn của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đề nghị Công ty TNHH Tập đoàn An Nông (TP.HCM) kiểm kê chi tiết và có phương án kinh doanh đến hết ngày 30/9/2019 đối với hai loại thuốc bảo vệ thực vật là Cỏ cháy 20SL và Lagoote 210SL đã đóng gói không thể xuất khẩu...