Ngăn chặn nguy cơ của hội chứng ‘COVID kéo dài’

Theo dõi VGT trên

Làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra có thể đẩy tỷ lệ những người bị “ COVID kéo dài” ( Long COVID), tức là chịu những di chứng dai dẳng ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan cơ thể sau khi khỏi bệnh, tăng cao trong thời gian tới.

Cảnh báo mới của các nhà khoa học cho thấy sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron với các ca mắc mới COVID-19 trong 1 ngày tại nhiều nước liên tục lập mốc cao chưa từng thấy đang tạo thêm sức ép bởi “COVID kéo dài” được coi là một nguy cơ đối với y tế cộng đồng ẩn sau đại dịch COVID-19.

Ngăn chặn nguy cơ của hội chứng COVID kéo dài - Hình 1
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Reno, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục đi tìm lời giải về tình trạng hàng triệu người phải vật lộn với cái gọi là “di chứng kéo dài hậu COVID-19″, với hơn 200 triệu chứng được báo cáo, như thở gấp, đau ngực, ngứa ran và phát ban, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức (tên khoa học là sương mù não), rối loạn cơ tim và thần kinh…

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm ngoái đã bày tỏ vô cùng lo ngại về tình trạng này, gọi đây là một trong những “góc khuất” của đại dịch chưa được tìm ra, đồng thời kêu gọi những người đang chịu đựng “COVID kéo dài”, dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Báo cáo chuyên đề về “COVID kéo dài” được WHO công bố năm ngoái cho thấy tình trạng này có thể khiến sức khoẻ con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19, họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Nguy cơ này đặc biệt đáng quan ngại khi số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố cuối năm ngoái cho thấy ở nước, số người trẻ tuổi mắc hội chứng “COVID kéo dài” cao gần gấp đôi so với những người trên 70 tuổi.

Video đang HOT

Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia Anh (NIHS), hầu hết bệnh nhân bình phục sau thời gian phải nhập viện điều trị vì COVID-19 đều có các triệu chứng “COVID kéo dài” và tình trạng này được cải thiện rất ít trong vòng một năm sau khi ra viện. NIHS cho biết cứ 10 người thì có 7 người tiếp tục gặp phải các triệu chứng “COVID kéo dài” như mệt mỏi, đau cơ, mất ngủ và khó thở trong 12 tháng sau khi xuất viện. Có rất ít hoặc không có cải thiện gì so với 7 tháng đầu kể từ khi khỏi bệnh.

Đặc biệt, theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) Bệnh nhân gặp hội chứng “COVID-19 kéo dài”, nếu sau một năm khỏi bệnh vẫn cảm thấy hụt hơi, khó thở khi hoạt động thể chất, sẽ có nguy cơ bị tổn thương tim. Kết quả cũng cho thấy số người có các triệu chứng nặng nhất của “COVID kéo dài” nhiều hơn số người có các triệu chứng nhẹ.

Trong khi đó, qua nghiên cứu về mức độ tự kháng thể ở những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Mỹ nhận định ngay cả những trường hợp mắc COVID-19 nhẹ cũng có thể để lại những di chứng kéo dài. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cũng đồng tình với quan điểm này, đồng thời nhấn mạnh các bằng chứng trước đây đều cho thấy “COVID kéo dài” không phụ thuộc vào biến thể mà người bệnh nhiễm phải. Điều này cho thấy không có cơ sở để nói rằng biến thể Omicron, vốn được cho gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể khác, sẽ gây ra “COVID kéo dài” ít hơn.

Đặc biệt, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Y tế công cộng Na Uy công bố tuần này cho thấy những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ cao hơn phải chịu đựng triệu chứng “COVID kéo dài” sau khi mắc bệnh. Đáng lo ngại hơn, các nhà nghiên cứu tin rằng “COVID kéo dài” không phải là một hội chứng đơn lẻ mà còn có thể xuất hiện dưới dạng các chùm triệu chứng được chia làm 2 chùm chính.

Chùm triệu chứng thứ nhất có liên quan tới não bộ, bao gồm chứng não sương mù (tình trạng đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung), suy giảm trí nhớ, chóng mặt, tim đập nhanh và mệt mỏi; chùm triệu chứng thứ hai có liên quan tới hệ hô hấp gồm khó thở và ho. Đây là kết quả nghiên cứu đối với khoảng 70.000 người không tiêm vaccine và mắc COVID-19, trong đó hơn 50% trong số này có các triệu chứng trên sau một năm mắc bệnh.

Ngăn chặn nguy cơ của hội chứng COVID kéo dài - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trước thực trạng trên, nhiều nhà khoa học nhấn mạnh điều quan trọng nhất vẫn là phòng tránh để không bị mắc COVID-19, mà biện pháp hàng đầu là tiêm vaccine. Chuyên gia Maxime Taquet, Đại học Oxford (Anh), nhấn mạnh vaccine vẫn là cách hữu hiệu để ngăn chặn các triệu chứng COVID-19, kể cả “COVID kéo dài”.

Trước đó, một nghiên cứu do Đại học Queen Mary London thực hiện tháng 10 năm ngoái cho biết cách tốt nhất để ngăn chặn “COVID kéo dài” là tiêm vaccine. Báo cáo trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa hoàng gia ước tính tiêm đủ mũi vaccine cơ bản sẽ giúp ngăn chặn tới 56.000 trường hợp mắc “COVID kéo dài” ở trẻ em từ 12 -17 tuổi.

Thực tế dịch bệnh đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng khi càng có nhiều người được tiêm phòng thì thiệt hại do COVID-19 gây ra càng giảm. Biến thể Omicron đã lây lan rất nhanh ở Nam Phi nhưng làn sóng dịch bệnh do biến thể này gây ra được cho là để lại ít hậu quả hơn so với các làn sóng trước, chủ yếu là nhờ nhiều người dân đã được tiêm phòng.

Tại Israel, khi biến thể Omicron lây lan nhanh chóng, số bệnh nhân nhập viện là người chưa tiêm vaccine ngày càng tăng dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 20% dân số trưởng thành tại Israel. Trong khi đó, diễn biến trong những ngày đầu của làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra cho thấy nhóm bệnh nhân là người đã tiêm phòng có triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều so với nhóm chưa tiêm. Tiến sĩ Oren Kobiler, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Tel Aviv, khẳng định hầu hết các ca bệnh nặng đều ở những người chưa tiêm phòng hoặc có vấn đề trong hệ miễn dịch khiến vaccine không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Tại New York (Mỹ), gần 90% các ca nhập viện vì COVID-19 hiện là người chưa tiêm phòng. Trong tuần đầu tiên của tháng 1, tỷ lệ mắc ở nhóm chưa tiêm phòng tăng “phi mã” từ 239,6 ca lên 1.583,1 ca/100.000 người. Đối với nhóm người đã tiêm phòng, tỷ lệ nhận trong làn sóng dịch bệnh do Omicron gây ra cao hơn so với các làn sóng trước, nhưng tình trạng bệnh của những người này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa tiêm phòng.

Trong cuộc họp báo ngày 12/1, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định dù không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của virus nhưng vaccine vẫn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca mắc nặng và tử vong. Ông nêu rõ việc số đông bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị là người chưa tiêm chủng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine ngừa COVID-19.

Người đứng đầu WHO một lần nữa nhấn mạnh học cách sống chung với COVID-19 không có nghĩa là chúng ta có thể hoặc nên chấp nhận vẫn còn hàng nghìn người tử vong vì căn bệnh này. Để làm được điều đó, mỗi người dân nên tự ý thức đi tiêm phòng, mỗi quốc gia cần đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và đưa ra các quyết định liên quan các mũi tiêm dựa trên thực tế dịch bệnh và cơ sở khoa học, cộng đồng quốc tế cần đoàn kết và nâng cao tinh thần chia sẻ để đảm bảo công bằng trong tiếp cận vaccine.

Nghiên cứu mới về tình trạng 'COVID kéo dài' ở Anh

Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) mới đây đã tiến hành cuộc nghiên cứu khảo sát đối với 27.000 người mắc COVID-19.

Theo đó, 3 phương pháp đã được sử dụng để ước tính mức độ phổ biến của những triệu chứng kéo dài sau khi mắc bệnh, hay còn được gọi là "COVID kéo dài" (Long COVID).

Nghiên cứu mới về tình trạng COVID kéo dài ở Anh - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Một kết quả phân tích cho thấy 5% số người được hỏi có ít nhất một triệu chứng kéo dài từ 12 đến 16 tuần sau có kết quả dương tính. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, 3,4% người không mắc bệnh cũng cho biết có triệu chứng "COVID kéo dài" tương tự.

Những triệu chứng của "COVID kéo dài" gồm sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi hoặc suy yếu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đau họng, ho, thở gấp, mất vị giác và khứu giác. Tuy nhiên, ONS cho rằng những triệu chứng trên cũng thường gặp trong dân số nói chung, và có thể là dấu hiệu của bệnh khác.

Một phân tích thứ 2 về "COVID kéo dài" cũng cho thấy chỉ 3% người có triệu chứng ít nhất 12 tuần sau khi mắc bệnh. Tỷ lệ này ở người không mắc là 0,5%. Tuy nhiên, ở nhóm phân tích thứ 3, những người tham gia được yêu cầu tự xác định mình có mắc các triệu chứng "COVID kéo dài" hay không. Kết quả cho thấy khoảng 11,7% trả lời là Có, trong đó 7,5% cho biết tình trạng bệnh đã hạn chế các hoạt động thường ngày của họ. Khi phương pháp này được áp dụng với những người mắc COVID-19 có triệu chứng, tỷ lệ cho biết có triệu chứng "COVID kéo dài" đã tăng lên 17,7%.

Kết quả trên được đưa ra sau khi nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy có tới 1/5 (20%) số người mắc COVID-19 có thể chịu những tác động kéo dài của bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của ONS, chỉ từ 3% - 11,7% số ca dương tính có thể có triệu chứng của "COVID kéo dài". Tỷ lệ này thấp hơn kết quả 14% được chính ONS thực hiện và công bố hồi tháng 4.

Đánh giá về nghiên cứu mới của ONS, Kevin McConway - Giáo sư danh dự Đại học Mở (Anh), cho rằng dù có thể thấp hơn ước tính trước đó, song tỷ lệ ghi nhận "COVID kéo dài" vẫn thực sự là vấn đề lớn. Ước tính trong giai đoạn tuần từ ngày 14 - 20/8, tổng số ca mắc COVID-19 ở Anh là 526.000 ca, và nếu ước tính của ONS là đúng thì tỉ lệ mắc "COVID kéo dài" ở Anh chỉ riêng trong tuần đó đã là từ 16.000 - 60.000 ca.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sửHàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử
21:36:26 30/03/2025
Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
11:13:03 30/03/2025
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyểnĐộng đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
19:01:51 30/03/2025
Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ MyanmarHơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar
09:10:30 30/03/2025
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
01:17:46 30/03/2025
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sậpPhe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
21:19:31 30/03/2025
NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thầnNÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần
21:15:41 30/03/2025
Động đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạngĐộng đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạng
16:49:41 30/03/2025

Tin đang nóng

Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lạiCho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
16:50:56 31/03/2025
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điềuKim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
16:49:24 31/03/2025
Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếpKon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp
14:51:45 31/03/2025
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thươngXe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
15:11:37 31/03/2025
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thườngSao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
14:01:38 31/03/2025
Họp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hòHọp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hò
13:58:00 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
15:15:28 31/03/2025
Họp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãiHọp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãi
14:28:40 31/03/2025

Tin mới nhất

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

19:36:08 31/03/2025
Chỉ huy Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine, Đại tá Andrii Biletskyi, đã đề xuất rằng các quốc gia châu Âu nên tài trợ ngân sách để duy trì một nửa lực lượng quốc phòng của Ukraine nhằm ngăn chặn Nga, theo Army TV.
Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

19:31:04 31/03/2025
Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan yêu cầu hoàn tất điều tra vụ sập công trình 30 tầng ở Bangkok trong vòng 7 ngày sau động đất.
Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

19:13:26 31/03/2025
Đánh giá về khả năng đóng góp của các trí thức Việt kiều cho đất nước, Tiến sĩ Best cho rằng hàng triệu người Việt Nam trên khắp thế giới là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị Việt Nam cần tận dụng.
Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

19:04:57 31/03/2025
Cơ sở lò phản ứng lai này sẽ được xây dựng ở phía đông nam tỉnh Giang Tây, nhằm mục đích tạo ra công suất 100 megawatt điện liên tục, tương đương với 10% sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân.
Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

18:59:06 31/03/2025
Thỏa thuận mới về điểm giao nhau của biên giới ba nước cộng hòa trên thực tế đã ghi nhận việc giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan sau gần 23 năm đàm phán.
Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

18:58:11 31/03/2025
Thảm kịch động đất 7,7 độ đã khiến Myanmar bị tàn phá kinh hoàng, gây ra khó khăn chồng chất với quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nội chiến và xung đột kéo dài.
Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

18:55:49 31/03/2025
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 4 người mất tích trong vụ nổ mỏ than xảy ra ngày 31/3 tại vùng Asturias, phía Bắc Tây Ban Nha.
Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

18:53:52 31/03/2025
Chính quyền quân sự Myanmar thông báo tổ chức quốc tang 1 tuần sau trận động đất thảm khốc làm hàng nghìn người chết.
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

18:53:33 31/03/2025
Nhóm cứu hộ tình nguyện mang tên Fire and Rescue Thailand thông báo trên mạng xã hội về việc đã đưa được thêm một thi thể ra khỏi hiện trường tòa nhà cao tầng bị sập ở thủ đô Bangkok.
Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

18:48:58 31/03/2025
Kinh tế Nhật Bản có thể mất hơn 1.800 tỷ USD nếu xảy ra siêu động đất ngoài khơi Thái Bình Dương gây sóng thần, làm sập hàng trăm tòa nhà và có thể khiến 300.000 người thiệt mạng.
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

18:40:57 31/03/2025
Dù cách tâm chấn của trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar hôm 28/3 nhưng một tòa nhà 34 tầng đang xây dựng dở ở Bangkok (Thái Lan) vẫn bị đổ sập. Nguyên nhân vì sao?
Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

18:32:40 31/03/2025
Ông cũng cho biết vì công trình SAO là tòa nhà duy nhất ở Bangkok bị sập do ảnh hưởng của trận động đất xảy ra ở miền Trung Myanmar, nên bất kỳ vấn đề nào với tòa nhà cũng sẽ được điều tra cặn kẽ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Loạt thực phẩm giàu collagen giúp da căng mịn tức thì

Loạt thực phẩm giàu collagen giúp da căng mịn tức thì

Làm đẹp

19:34:17 31/03/2025
Cố gắng ăn 3 loại rau tươi có màu sắc khác nhau và 2 loại trái cây khác nhau mỗi ngày. Màu sắc của thực phẩm càng đa dạng thì bạn càng nạp được nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau.
Tháng 4 này, con đường tình duyên của 12 con giáp sẽ xuôi chèo mát mái hay sóng to gió lớn

Tháng 4 này, con đường tình duyên của 12 con giáp sẽ xuôi chèo mát mái hay sóng to gió lớn

Trắc nghiệm

19:28:13 31/03/2025
Tử vi tình duyên của 12 con giáp trong tháng 4 này. Những con giáp yêu đương theo kiểu cả thèm chóng chán, tình đến không đuổi, tình đi không giữ 3 con giáp
Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Tin nổi bật

19:28:02 31/03/2025
Đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội cam kết di dời phân xưởng sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nhà máy từ tháng 4 đến hết tháng 8.
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín

Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín

Góc tâm tình

19:24:02 31/03/2025
Tôi dự định vào thời điểm thích hợp, tôi sẽ nói với vợ về bí mật của mình. Nhưng tôi chưa kịp thực hiện kế hoạch, vợ tôi đã chìa ra khoe chiếc que thử thai hai vạch.
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Sức khỏe

19:02:55 31/03/2025
Bác sĩ cho biết, đổ mồ hôi lòng bàn tay nhiều là một tình trạng rất phổ biến, có yếu tố di truyền và hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm.
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!

Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!

Sao việt

18:43:45 31/03/2025
Binz hào hứng khoe tóc mới ngay khi vừa cắt xong. Tuy nhiên trong loạt ảnh fan chụp, tóc Binz bị ép sát vào da đầu, phần mái rũ xuống mang đến một visual khó quên .
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học

Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học

Netizen

18:28:50 31/03/2025
Liên quan đến sự việc nhóm 5 nữ sinh tiểu học phì phèo điếu thuốc trong sân trường, mời các bạn nam khác hút cùng đang khiến dư luận xôn xao, được biết, vụ việc xảy ra tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉ...
Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo

Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo

18:14:17 31/03/2025
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với NBC News vào ngày 29/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nhấn mạnh ý định kiểm soát Greenland.
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Sao châu á

17:52:17 31/03/2025
Viện G gửi tin nhắn, cho biết người của kênh truyền thông này đã đến buổi họp báo nhưng bị ekip của Kim Soo Hyun tống cổ khỏi đó.
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

Tv show

16:55:25 31/03/2025
Tập đầu tiên Mẹ vắng nhà ba là siêu nhân 2025 lên sóng, vẻ đáng yêu của dàn nhóc tỳ nhà Lê Dương Bảo Lâm, Khắc Việt, Hải Long và Ba Duy khiến người xem tan chảy .