Ngăn chặn nạn săn bắt, trả lại bình yên cho đàn chim trời mùa di cư
Trước sự ra quân quyết liệt của cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh, vài năm nay nạn bắt chim tự nhiên trong mùa di cư đã được hạn chế tối đa.
Một đàn cò kiếm ăn trên cánh đồng ở Hà Tĩnh – Ảnh: LÊ MINH
Vào khoảng đầu tháng 9 hằng năm là thời điểm chim tự nhiên bắt đầu vào mùa di cư. Chim về đậu trên các cánh đồng, lùm cây ven biển, trong đó cò, cói được nhiều người ưa chuộng làm thực phẩm, do đó nạn đánh bắt trở nên phổ biến.
Tại Hà Tĩnh, những năm trước đây trên các cánh đồng không khó bắt gặp người dân dựng lán để bẫy chim. Những con cò mồi thật, cò mồi giả đặt khắp cánh đồng. Thậm chí, người dân còn đầu tư loa phát tiếng chim, dụng cụ lưới để đánh bắt cò, cói được nhiều hơn.
Cò, cói sau khi đánh bắt được bày bán công khai. Tại các tuyến đường lớn liên huyện không khó để bắt gặp những người dân đứng bên đường mời chào khách mua.
Hiện tại, đến những nơi được coi là “thủ phủ” của nạn bẫy bắt chim rất khó để bắt gặp tình trạng đánh bắt hay mua bán cò, cói công khai, rầm rộ như trước. Trên các cánh đồng đã gặt lúa xuất hiện những đàn cò, cói nhưng tuyệt nhiên không thấy ai đặt bẫy, giăng lưới để bắt.
Những con cò mồi giả bị lực lượng chức năng tịch thu – Ảnh: LÊ MINH
Tình trạng đánh bắt chim tự nhiên giảm hẳn từ năm 2020, kể từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.
Video đang HOT
Tháng 9-2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành văn bản số 6050/UBND-NL hướng dẫn triển khai chỉ thị số 29, yêu cầu các sở, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã… cho các tổ chức, cá nhân và mọi người dân, do đó tình trạng săn bắt động vật hoang dã nói chung, nạn đánh bắt cò, cói nói riêng tại Hà Tĩnh giảm rõ rệt.
Ông Phan Xuân Mậu – chủ tịch UBND xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà – cho hay 2 năm nay tại địa phương gần như không còn nạn đánh bắt cò, cói. Các khu chợ trước đây thường bày bán cò, cói cũng đã được dẹp bỏ.
“Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động để người dân không đánh bắt chim cò trái pháp luật. Chính quyền và người dân ủng hộ việc truy quét, ngăn chặn nạn bẫy chim trời mùa di cư” – ông Mậu nói.
Chim giả, que nhựa dùng để bẫy chim bị lực lượng chức năng tịch thu tiêu hủy – Ảnh: LÊ MINH
Sáng 16-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Trương Quốc Long – phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh – cho hay từ đầu tháng 9 tới nay, đơn vị này phối hợp với chính quyền 13 huyện thị và lực lượng công an ra quân ngăn chặn tình trạng đánh bắt chim trời di cư một cách quyết liệt.
Trong khoảng 15 ngày qua, lực lượng chức năng đã tổ chức 46 cuộc kiểm tra, phát hiện, thu giữ gần 5.800 con chim mồi giả, hơn 15.600 que nhạ, 11.250m lưới, 39kg nhạ, 13 bộ loa phát tín hiệu tiếng chim giả, 40m dây điện, 172 cột tre và thả vào tự nhiên 158 con chim mồi.
Theo ông Long, thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân, tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, truy quét liên tục nhằm tháo dỡ, thu hồi triệt để các phương tiện, dụng cụ bẫy bắt chim trái phép. Đồng thời triệt phá các tụ điểm mua, bán chim tự nhiên trên toàn tỉnh.
Lực lượng chức năng thả cò mồi tịch thu được về môi trường tự nhiên – Ảnh: LÊ MINH
Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật.
Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật, nhất là động vật hoang dã thuộc lớp thú, chim, bò sát trong môi trường tự nhiên.
Lên phương án đảm bảo lương thực cho 10 triệu người TPHCM trong 15 ngày
Thượng tướng Võ Minh Lương cho biết, quân đội phối hợp với ngành công an, công thương hợp tác giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người ở TPHCM trong 15 ngày tới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với TPHCM (Ảnh: VGP).
Chiều 20/8, Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TPHCM về triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp tối 19/8 nhằm thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn Chỉ thị 16, áp dụng một số biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.
Tại cuộc làm việc, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ cho biết, lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên... vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà dân.
Ngoài ra, lực lượng quân y cũng sẽ cùng với các trạm y tế lưu động, tổ y tế cộng đồng tham gia điều trị, hỗ trợ y tế cho người nhiễm Covid-19 đang điều trị tại nhà cũng như các trường hợp y tế khẩn cấp khác.
Để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người dân trong 15 ngày, Thượng tướng Võ Minh Lương đề nghị các bộ, ngành, trong đó có quân đội, công an, ngành công thương hợp tác giải quyết vấn đề này.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phạm Thị Thắng cho biết, từ ngày 23/8, người dân TPHCM bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn.
Theo đó, thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.
Thành phố đang chỉ đạo Sở Công Thương, phối hợp với 24 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân, từ đó siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức "cung ứng" theo 2 hình thức (người dân tự trả tiền và được hỗ trợ miễn phí).
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên dự họp với lãnh đạo chính phủ từ đầu cầu thành phố.
Trên tinh thần "chống dịch phải an dân", Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến người dân nói riêng, công tác an sinh xã hội nói chung. Các hành động vào cuộc phải tương xứng với biện pháp, mục tiêu đã đề ra. Toàn hệ thống chính trị của Thành phố sẽ tập trung chống dịch với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các bộ, ngành Trung ương, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chống dịch (xét nghiệm, bóc tách F0, quản lý điều trị F0 tại nhà, tổ chức tiêm vaccine...) hiệu quả.
Cùng với chống dịch, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý việc an dân qua chăm sóc y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm đến tận nhà cho từng người dân, đặc biệt phải hỗ trợ đầy đủ, "không bỏ sót bất cứ ai", nhất là người khó khăn, không có điều kiện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại phương châm "Rõ-nghiêm-chắc-hiệu quả" ngay từ những ngày đầu TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trong thời gian tới, thành phố phải tiếp tục quán triệt phương châm này trong thực hiện giãn cách xã hội, chú ý bảo đảm vấn đề an sinh như ăn ở, y tế... cho người dân.
Với việc tăng cường lực lượng quân đội, công an, y tế... hỗ trợ thành phố chống dịch, Phó Thủ tướng yêu cầu, các hoạt động phối hợp, hiệp đồng tác chiến phải thống nhất cụ thể, chi tiết.
Đơn cử, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế thống nhất lực lượng tối cần thiết phải ra đường làm nhiệm vụ. Lực lượng này phải được tiêm vắc xin phòng Covid-19, xét nghiệm thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không mắc Covid-19 và không lây nhiễm cho người khác.
Bình Định: Nhiều khu vực ghi nhận F0 cộng đồng tại thành phố Quy Nhơn Ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại TP Quy Nhơn chỉ trong một ngày, tỉnh Bình Định yêu cầu thầy thuốc đến tận nhà dân để lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 ở những khu vực nguy cơ cao. Chiều 14/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định cho biết, trong ngày trên địa bàn tỉnh đã ghi...