“Ngăn chặn hành vi gây hấn của TQ bằng năng lực quốc phòng”
Báo Wall Street Journal ngày 29.5 đưa tin, máy bay trinh sát của Mỹ đã chụp lại những hình ảnh cho thấy khoảng 1 tháng trước, Trung Quốc đã đưa 2 khẩu pháo lên một trong số các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Mối lo trên Biển Đông
Theo báo này, giới chức Mỹ cho rằng, tầm bắn của các khẩu pháo này hoàn toàn có để tấn công các đảo lân cận, song không thể đe doạ các tàu thuyền, máy bay của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, điều này hoàn toàn đi ngược lại với những tuyên bố trước đây của phía Trung Quốc rằng các bãi đá mà nước này cải tạo sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích dân sự.
Hình ảnh máy bay trinh sát của Mỹ chụp được những hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển ĐôngẢnh:. Reuters
Trong diễn biến liên quan, trong chuyến thăm Việt Nam cùng ngày 29.5, Thượng nghị sĩ John McCain đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng khi triển khai pháo cối tới các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ John McCain khẳng định: “Hành vi của Trung Quốc là đơn phương, làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Cả thế giới cần phải lên án hành động này”. Thượng nghị sĩ John McCain cũng cho rằng, cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành vi sai trái của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, các nước khu vực cũng cần phối hợp nguồn lực ngoại giao và kinh tế để gây sức ép lên Trung Quốc. Ông Mc Cain cho rằng, Mỹ có thể giúp đỡ các nước khu vực như Việt Nam và Philippines xây dựng năng lực hàng hải.
Nhật Bản cân nhắc hỗ trợ quân đội
Trước những hành động của Trung Quốc, Nhật Bản mới đây cũng tuyên bố cân nhắc cung cấp hỗ trợ quân đội tới khu vực này. Trong một phát biểu ngày 28.5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không loại trừ khả năng coi Biển Đông là một khu vực tiềm năng để các binh sĩ Nhật Bản cung cấp sự hỗ trợ hậu cần cho binh sĩ của Mỹ và các nước khác theo một khuôn khổ pháp lý mới.
Phát biểu trước một ủy ban đặc biệt về an ninh của Hạ viện Nhật Bản, ông Abe nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến một quốc gia tiến hành các hoạt động bồi đắp (tại khu vực này)”. Tuy nhiên, ông Abe từ chối cho biết liệu Tokyo có đưa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tới Biển Đông bằng việc áp dụng luật mới hay không, nếu luật này được thông qua.
Hiện chính quyền của Thủ tướng Abe đang tìm cách thực hiện một loạt thay đổi đối với chính sách an ninh thời hậu chiến của Nhật Bản. Quốc hội nước này đang thảo luận về những dự luật an ninh sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của SDF. Nếu được thông qua, một trong số các dự luật sẽ cho phép SDP mở rộng hoạt động hỗ trợ hậu cần cho binh sĩ Mỹ và các nước khác mà không bị giới hạn về mặt địa lý như quy định trước đó.
Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh: “Không ai muốn xung đột quân sự với Trung Quốc. Nhưng chúng ta phải ngăn chặn các hành vi gây hấn của Trung Quốc bằng năng lực quốc phòng mạnh mẽ, bằng quan hệ hợp tác thân cận”.
Theo Đức Hoàng (tổng hợp) (Danviet.vn)
Quân đội Nhật Bản lần đầu tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ, Úc
Thông báo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngày 26/5 cho biết nước này sẽ cử 40 quan chức và binh sĩ tham gia cuộc tập trận, vốn có sự tham dự của 30.000 lính Mỹ và Úc vào đầu tháng 7 tới.
Binh sĩ Nhật Bản trong một cuộc tập trận (Ảnh: AP)
Cuộc tập trận mang tên "The Talisman Sabre 2015" sẽ được tổ chức ở nhiều địa điểm tại Úc, với các nội dung như các chiến dịch trên biển, đổ bộ quân, các chiến thuật đặc biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã bác bỏ những thông tin cho rằng cuộc tập trận nêu trên được tiến hành để nhằm vào Trung Quốc. Ông khẳng định Nhật Bản chỉ đơn giản muốn cải thiện quá trình hợp tác quân sự với Mỹ và Úc.
Hợp tác an ninh giữa Canberra và Tokyo đã được thúc đẩy mạnh mẽ dưới thời Thủ tướng Úc Tony Abbott và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe.
Hiện Nhật Bản đang được đánh giá là ứng viên giành ưu thế trong quá trình đàm phán về việc sản xuất thế hệ tàu ngầm thế hệ mới cho hải quân Úc.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng quyết định tham dự của Nhật Bản nêu trên cho thấy Washington đang muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình hợp tác an ninh giữa các đồng minh tại châu Á.
"Tôi cho rằng Mỹ đang tìm cách để các đồng minh của họ tăng cường hợp tác. Mỹ muốn tạo ra một sự cân bằng giữa Nhật Bản và Úc khi Nhật Bản có thể coi là chiếc neo cao hạ ở phía Tây Thái Bình Dương còn Úc là chiếc neo đặt ở phía Nam đại dương này", ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy ở Sydney, nhận định.
Cả 3 quốc gia tham dự cuộc tập trận "The Talisman Sabre 2015" đều bày tỏ quan ngại về tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và vi phạm các quy định quốc tế khi cho cải tạo đảo ở khu vực này trong thời gian qua.
Ngọc Anh
Theo Dantri/SCMP
Lộ kế hoạch lớn trong chính sách quốc phòng Nhật Bản Sau khi đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong chính sách quốc phòng an ninh, Nhật Bản tiếp tục lộ kế hoạch xây căn cứ quân sự tại châu Phi. Xây căn cứ quân sự tại châu Phi Ngày 19/5, tờ Văn Hối (Hồng Kông, Trung Quốc) dẫn thông tin từ truyền thông Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản có...