Ngăn chặn dịch sởi bùng phát
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nhiều dịch bệnh như sởi, rubella, ho gà, thủy đậu diễn biến rất phức tạp.
Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4 – 5 năm/lần, do đó cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Nguy cơ bùng phát
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Theo khuyến cáo của WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc.
Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Đặc biệt, ghi nhận 1 chùm ca bệnh sởi tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi. Còn nhớ, năm 2014, dịch sởi bùng phát đã khiến hơn 110 trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi.
Tiêm vaccine sởi cho trẻ em tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: PHONG LAN
Để chủ động phòng, chống dịch sởi, rubella, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát các trường hợp nghi sởi, rubella. Đồng thời điều tra, lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Đối với các tỉnh, thành phố tự xét nghiệm, cần gửi kết quả về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc.
Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do hệ miễn dịch non yếu và giảm dần kháng thể bảo vệ từ mẹ sau khi sinh ra. Việc tiêm chủng không đầy đủ có thể khiến dịch sởi bùng phát bất cứ lúc nào, tỷ lệ tiêm chủng bao phủ cần thiết để ngăn chặn sởi lây truyền trong cộng đồng là ít nhất phải đạt 95%.
Bộ Y tế cũng đã gửi công văn đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai những biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh. Bộ cũng đề nghị các cơ quan rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho nhóm trẻ thuộc Chương trình TCMR chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.
Video đang HOT
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực nhanh, 90-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm virus sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, ký túc xá, bệnh viện… Các triệu chứng ban đầu của sởi giống cảm cúm thông thường như sốt, chảy nước mắt, mũi, viêm đường hô hấp, phát ban. Giai đoạn lây nhiễm bệnh thường xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.
Theo các chuyên gia dịch tễ, sởi nguy hiểm vì có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng. Trẻ có thể gặp biến chứng viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi; viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi. Biến chứng này có thể xảy ra khi đang mắc sởi hoặc sau khi khỏi khoảng một đến hai tuần, khiến nhiều bệnh nhi tái nhập viện hoặc không điều trị kịp thời, tử vong sau đó. Ngoài ra, bệnh viêm não có thể xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi. Khi mắc sởi, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thường bị tiêu chảy và ói mửa. Trẻ có thể nhìn mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa; suy dinh dưỡng, còi xương sau khi mắc sởi, ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ở thai phụ, bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng não cấp tính và bùng phát lao tiềm ẩn. Nếu mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể bị sảy thai. Nếu tuổi thai lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu. Tại các vụ dịch sởi ở Việt Nam năm 2018 và 2019, nhiều bệnh viện khu vực phía Nam đã từng ghi nhận các thai phụ sinh non, thai lưu.
Chủ động phòng, chống
Tiêm phòng vaccine sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra. Vaccine có thành phần sởi như sởi đơn, sởi-quai bị-rubella có thể tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng sởi có hiệu quả đến 98%. Phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm sởi-quai bị-rubella trước mang thai 3 tháng để tránh mắc bệnh và truyền kháng thể bảo vệ thai nhi và con ở những tháng đầu đời khi chưa được tiêm vaccine phòng sởi.
Bên cạnh vaccine, ngành y tế khuyến cáo mọi người cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh sởi. Hạn chế tối đa trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc sởi. Người tiếp xúc cần sử dụng khẩu trang y tế và rửa tay, khử trùng, vệ sinh cơ thể ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Đối với người bệnh, cần nghỉ học, nghỉ làm, cách ly hoàn toàn, không để tiếp xúc với người khỏe mạnh khi không cần thiết, thời gian cách ly an toàn nên bắt đầu từ khi nghi ngờ mắc sởi đến sau 5 ngày sau khi phát ban xuất hiện. Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, khử trùng thường xuyên và làm sạch đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin để tiêu diệt virus sởi trong không gian sống.
Người bệnh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, tăng cường các loại rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi và uống nhiều nước, có thể uống thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ trở lên, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, bổ sung vitamin A để bảo vệ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu có các dấu hiệu của bệnh như ho, sốt, chảy nước mũi, phát ban, cần cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Bệnh dại và biện pháp phòng ngừa
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng với 22 người tử vong, số người điều trị dự phòng bệnh dại lên tới gần 70.000 người, tăng 11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do dại trên người chủ yếu do động vật nghi dại cắn không được tiêm phòng vắc xin hoặc không được tiêm đúng theo quy định.
Tại tỉnh ta, từ đầu năm 2024 đến nay đã có 358 trường hợp bị súc vật nghi dại cắn đến tiêm vắc xin và 106 trường hợp tiêm huyết thanh phòng dại tại các đơn vị y tế, hiện không có trường hợp tử vong.
Tiêm vắc xin và huyết thanh phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: CTV
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính xảy ra ở động vật có vú, tác nhân gây bệnh là vi rút trong họ Rhabdovidae. Ở Việt Nam vi rút dại lưu hành chủ yếu ở chó nhà, hiếm thấy hơn ở mèo. Vi rút xuất hiện trong nước dãi của chó hoặc mèo khoảng từ 3 - 5 ngày trước khi con vật có triệu chứng lâm sàng đầu tiên và trong suốt thời gian bị bệnh. Sau khi người bị con vật nhiễm vi rút dại cắn sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 2 - 8 tuần, cũng có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài đến 1 năm hoặc lâu hơn. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng vết cắn gần thần kinh trung ương hoặc số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn. Tất cả các bệnh nhân khi đã lên cơn dại đều bị tử vong.
Biểu hiện của bệnh
Người bị súc vật dại cắn từ 2 - 4 ngày trước khi phát hiện, bệnh nhân thấy đau nhức, sưng tấy tại vết cắn có thể quan sát được. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống hạch bạch huyết. Đồng thời với các triệu chứng trên còn có một số triệu chứng khác kèm theo như: Bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.
Cần xử trí vết thương khi bị chó, mèo cắn
Khi bị chó, mèo cắn cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút, có thể dùng thêm xà phòng để rửa vết thương, phải lấy hết dị vật và mô dập nát (nếu có).
Sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch iode, không nên khâu kín da. Nếu buộc phải khâu da, thì phải tiêm huyết thanh kháng dại vào vết thương và trì hoãn việc khâu vết thương ít nhất vài giờ.
Nếu vết thương xuyên thấu, chảy máu, vị trí ở đầu, mặt, cổ và bộ phận sinh dục, thì phải dùng huyết thanh kháng dại tiêm sâu bên trong và xung quanh vết thương. Ngoài ra, cần tiêm phòng bệnh uốn ván và dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết thương (nếu có chỉ định).
Xử lý vết cắn tại chỗ:
- Khi bị súc vật cắn cần rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc dưới vòi nước chảy, sau đó rửa bằng nước muối, bôi các chất sát khuẩn như: Cồn 70 độ, cồn iốt đậm đặc hay betadine, nhằm làm giảm tới mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập qua vết cắn.
Trong trường hợp cần thiết phải cắt lọc, nhưng không khâu ngay (đề phòng vi rút tản phát), chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Chú ý: Không làm giập nát vết thương.
Toàn thân
Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng tùy theo tình trạng súc vật, tình trạng vết thương, tình hình bệnh dại ở trong vùng.
Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có quyết định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin kết hợp với huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại vắc xin dại, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh dại hiệu quả mọi người phải chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan thú y khi nuôi chó, mèo ở trong nhà. Chó nuôi không được thả rông ra đường, khi thả chó ra đường phải đeo rọ mõm và nhất thiết phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi.
Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần phải tiêm đủ liều theo chỉ định của nhân viên y tế, tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. Trong thời gian tiêm, không được uống rượu, bia và không dùng các chất kích thích khác, không sử dụng các thuốc kháng viêm thuốc làm giảm miễn dịch trong khi tiêm và 6 tháng sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dại, đến nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh dại lên cơn. Do đó tiêm kháng huyết thanh và vắc xin dại là cách duy nhất cấp cứu có hiệu quả cho người bị súc vật nghi dại cắn.
Dịch sởi - rubella đang tăng Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi - rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng. Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay, trên địa bàn Thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó,...