Ngăn biển để phá chiến hạm mắc cạn
Nhà thầu Na Uy đắp đê chắn sóng bao quanh một chiến hạm mắc cạn gần bờ biển trong hơn hai thập kỷ để dỡ nó.
Warhistory Online đưa tin, một chiến hạm do Nga chế tạo mắc cạn hơn 20 năm gần bờ biển Na Uy, cản trở giao thông đường thủy và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Năm 1994, Nga đã bán cho Ấn Độ tuần dương hạm Murmansk lớp Sverdlov. Sau khi thời hạn sử dụng của chiến hạm kết thúc, người ta đưa nó tới Ấn Độ để tháo dỡ.
Khi tuần dương hạm Murmansk di chuyển qua eo biển gần làng Srvr của Na Uy, nó mắc cạn.
Sự hiện diện của chiến hạm có lượng giãn nước toàn tải tới 16.640 tấn ở eo biển khiến giao thông đường thủy qua lại khu vực trở nên khó khăn.
Sự tàn phá của nước biển và thời gian khiến tình trạng con tàu trở nên tồi tệ, có thể gây ô nhiễm môi trường. Năm 2009, chính quyền Na Uy quyết định phá hủy chiến hạm.
Video đang HOT
Nhà thầu phải đắp đê chắn sóng bao quanh con tàu rồi bơm nước ra ngoài. Sau đó công nhân cùng phương tiện cơ giới sẽ cắt tàu thành từng mảnh nhỏ để chuyển tới nơi khác.
Khu vực xung quanh tàu giống như một đại công trường khổng lồ. Nhà thầu AF Decom mất gần hai năm để phá nó.
Thân tàu, đặc biệt là phần nằm dưới nước, gần như biến dạng hoàn toàn theo thời gian.
Một máy cơ giới chuyên dụng đang những tấm thép mà công nhân cắt ra từ tàu để đưa đến nơi tái chế.
Tại vị trí của tàu, người ta thấy đồng vị phóng xạ Polonium-210, chất cực độc có thể gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Đồng vị này có chu kỳ phân rã khoảng 138 ngày.
Chính phủ Na Uy không tiết lộ kinh phí để phá tàu, nhưng việc tháo dỡ thành công cho thấy khả năng đáng nể của nhà thầu trong lĩnh vực thi công các hạng mục đặc biệt trên biển.
Theo_Zing News
Triều cường đánh sập nhà dân
Suốt đêm qua (12.10), hàng chục hộ dân ở xóm Rớ, khu phố 6, phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) hốt hoảng khi triều cường xuất hiện.
Anh Trương Tấn Hùng nhặt cây đòn tay nhà sau khi bị triều cường đánh sập
Chị Trương Thị Tiêm, ở xóm Rớ, cho biết triều cường xảy ra đợt này làm người dân rất bất ngờ vì trước đó thời tiết không có bão hay gió lớn.
"Khoảng 18 giờ tối, triều cường xuất hiện, sóng lớn dần và kéo dài tới 4 giờ sáng 13.10. Những cơn sóng cao gần 4 m cứ bổ nhào xuống nhà. Nước tràn vào nhà, làm sập tường hậu phía sau", chị Tiêm nói.
Theo chị Tiêm, vì thời tiết bình thường, người dân chủ quan không chuẩn bị trước nên không kịp di dời đồ đạc trong nhà mà chỉ kịp đưa con cái đi lánh nạn. Chị nói: "Tui chỉ kịp chuyển trẻ em và người già đi còn tài sản thì cứ để vậy. Nước tràn vào gần 1/3 nhà, trong khi bức tường xây kiên cố để chắn sóng cũng bị sóng đánh sập. Đêm qua, trời không gió chứ nếu có gió thì cả khu vực này bị dọn sạch".
Trong đợt triều cường này, sóng đã đánh sập nhà anh Trương Tấn Hùng. Nhà anh Hùng bị sóng đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại đống đổ nát. Toàn bộ bàn ghế, tài sản trong nhà đều nằm dưới lớp gạch, tôn.
"Lúc đó, tui chỉ kịp đưa vợ con đi, gom một ít quần áo rồi chạy lánh nạn sang nhà hàng xóm nên chẳng kịp di chuyển được tài sản gì. Toàn bộ tài sản, căn nhà (70 m2) bị sóng đánh sập, thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Bây giờ, cả gia đình tôi chẳng biết sống ra sao", anh Hùng than thở.
Triều cường cũng đã đánh sập 10 m tường nhà xưởng của cơ sở sản xuất tôm giống Hồng Anh nên nước biển tràn vào 16 hồ tôm (diện tích 128 m2) làm chết toàn bộ tôm giống, thiệt hại hơn 40 triệu đồng.
Lão ngư Nguyễn Mộc là người sống lâu năm ở xóm Rớ cho biết nhiều năm qua, triều cường kèm theo sóng lớn liên tục đánh sập nhà dân, nước biển tràn sâu vào khu dân cư hơn 50 m. Thông thường, mỗi đợt triều cường kéo dài từ 3 đến 4 ngày vào ban đêm đến mờ sáng, khiến người dân không kịp trở tay.
"Ở đây, tui thấy lo lắng lắm vì mỗi lần triều cường thì sóng to, có thể đánh sập nhà bất cứ lúc nào. Vì vậy, tui đề nghị chính quyền sớm di dời tái định cư để yên ổn cuộc sống", chị Tiêm nói.
Sáng 13.10, PV Thanh Niên Online đã có mặt tại hiện trường, chứng kiến cảnh tượng đổ nát, tan hoang dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng đoạn qua xóm Rớ. Một số đoạn đường bị cát lấp sâu hơn 0,5 m sau khi triều cường rút.
Sau đây là một số hình ảnh do PV Thanh Niên Online ghi lại tại khu vực triều cường xóm Rớ.
Triều cường làm cát ngập nhà dân
Thức trắng suốt đêm di chuyển đồ đạc nên ông Phạm Văn Huề tỏ ra mệt mỏi và lo lắng
Triều cường rút, cát ngập sâu trên đường Đinh Tiên Hoàng
Nhờ có kè tạm nên ngăn được triều cường xâm thực sâu vào nhà dân
Người dân lo chuyển đồ đạc đến nơi khác an toàn vì lo sợ triều cường tiếp tục tái diễn
Cây bàng biển dọc đường Đinh Tiên Hoàng bị triều cường "dập" tan tành
Một cơ sở sản xuất thủy sản ở xóm Rớ bị sóng đánh tan hoang
Bài, ảnh: Đức Huy
Theo TNO
Phà Hong Kong đâm vào đê chắn sóng ở Macau, 70 người bị thương AFP hôm nay (13.6) đưa tin, một chiếc phà chở khách của Hong Kong đâm vào một đê chắn sóng ngoài khơi bờ biển thành phố Macau làm hơn 70 người bị thương. Chiếc phà Hong Kong gặp nạn tại bờ biển thành phố Ma Cao. Một quan chức của Macau cho hay, vụ tai nạn xảy ra khi chiếc phà đi từ...