Ngẫm từ Clip Cha dạy con cách xin lỗi
Thời gian gần đây, báo chí và người dung Internet Việt Nam chia sẽ nhauClip có tên Cha dạy con cách xin lỗi của một ông bố người Mỹ. Đoạn Clip ngắn nhưng lại chứa đựng một giá trị nhân văn dài và về mặt tác động đến cộng đồng, như tiêu đề của những bài báo- nó khiến “triệu trái tim phải bật khóc”.
Dấu ấn lớn nhất chính là cái cách ông bố Mỹ dạy con mình biêt nói lời xin lỗi một cách kiên nhẫn và hiền từ mặc cho có những lựa chọn đơn giản hơn như “ông hãy tát vào mặt nó”, “ông hãy vả vào mồm nó”, “nếu nó không xin lỗi ông hãy giật tóc nó”như nhiều người sẽ chọn. Nhưng giá trị của đoạn clip truyền tải không chỉ dừng lại ở tấm lòng của người cha. Mà còn gợi mở ra bao nhiều cảm xúc, suy nghĩ và so sánh dưới hệ quy chiếu của người Việt, xã hội Việt.
Văn hóa xin lỗi vốn là cội rễ của mọi nền văn hóa, là một trong những thứ tối thiểu mà người đời sẽ dành để răn dạy những đứa trẻ khi chúng có những sự tiếp xúc đầu tiên. Bởi thế, xin lỗi vốn là thứ chẳng có gì xa lạ với cuộc sống con người, đặc biệt đối với những quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Anh…nó còn là đặc trưng của đức tính dân tộc.
Xin lỗi vốn chẳng phải dành riêng cho việc vớt vát lỗi lầm, mà hơn thế nữa. Nó còn là quy tắc lịch sự trong giao tiếp, xin lỗi ngay cả khi mình không có lỗi chẳng làm cho bản thân nhỏ bé đi, mà ngược lại được người đời kính ngưỡng vì cách sống khiêm tốn và có trách nhiệm. Đặc biệt trong hành xử của công quyền, việc xin lỗi quốc dân, xin lỗi xã hội của quan chức được xem như một thước đo quý báu cho việc xác định một nền hành chính có văn hóa.Hàn Quốc là một ví dụ điển hình cho thước đo ấy, khi mà hình ảnh tổng thống Lee Myung-bak, rồi đến Park Geun Hyeluôn thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của hệ thống hành chính và cá nhân bằng hành động cúi rạp người xin lỗi nhân dân dù những việc làm bất khả kháng như chuỗi bê bối của người anh trai tổng thống (2012),cắt giảm phúc lợi do gánh nặng ngân sách năm (2013), hoặc chủ động nhận lỗi về trách nhiệm quả lý dù không trực tiếp liên đới như vụ một bé gái 7 tuổi bị bắt cóc và cưỡng hiếp gây rúng động xã hội nước này (2013) hay bê bối liên quan đến ba cán bộ tình báo quốc gia tạo chứng cứ giả (2014) trở thành điều không có gì xa lạ với nhân dân Hàn Quốc. Sự ngay thẳng và có trách nhiệm này luôn được đánh giá cao từ phía xã hội và trở thành biểu trưng của văn minh công quyền.
Nhưng tiếc thay, tất cả những gì kể trên về văn hóa xinh lỗi là ở xứ người. Còn xứ ta, quả thật có quá nhiều điều phải ngẫm…
Trong đời sống thường ngày của người Việt, từ tham gia giao thông, học tập, ẩm thực hay thậm chí trong quan hệ gia đình, người ta thường ít khi nói với nhau lời xin lỗi. Điều đó không đồng nghĩa với việc người Việt ta sống với nhau chan hòa, không xảy ra điều gì đáng phải xin lỗi mà căn nguyên ở chỗ câu xin lỗi hay lời cảm ơn đều không phải là câu cửa
miệng. Như ở Hà Nội, va chạm trong tham gia giao thông đa phần được giải quyết bằng nắm đấm.Bởi lẽ chẳng ai đủ tỉnh táo để nói với nhau lời xin lỗi và giả nếu có thì lời xin lỗi cũng chẳng có trọng lượng gì.Nên dần dà, sự thờ ơ hay chối bỏ lỗi lầm của mình ngấm vào tâm lý và thành một bản năng.Người ta lý giải điều này do nhịp sống quá vội vã dẫn đến việc chẳng ai bận tâm đến chuyện làm vừa lòng người khác bằng lời xin lỗi. Nhưng có lẽ không phải, bởi ở những quốc gia Tây Âu hay Đông Bắc Á, cuộc sống của họ đâu có chậm vậy căn nguyên ở đây có lẽ nằm ở cách dạy con của người Việt.
Rõ ràng có sự khác biệt giữa cách mà các bà mẹ, ông bố Việt làm với ông bố người Mỹ kia trong việc giáo dục con cái mình về nhận lỗi và nói lời xin lỗi. Từ thuở còn bé thơ, những đứa trẻ Việt được bảo hộ trong một tâm lý luôn đúng. Nó có thể va chạm bất kỳ nơi đâu hay đồ vật gì. Bởi sau đó, chỉ cần chúng khóc thét lên là các bà, các mẹ sẽ cố gắng đánh thứ chúng vừa mới đụng vào như một sự bắt đền. Và rồi khi lớn lên, chúng ghi nhớ những thứ ấy như một thói quen khó bỏ.Rằng mình luôn đúng và người đời toàn sai, mà đã đúng thì không cần phải xin lỗi.
Video đang HOT
Trong khi đó ở đời sống công quyền.Một lời xin lỗi từ phía những người đại diện quyền lực nhà nước đối với dân quả thật “xưa nay hiếm”.Từ chuyện làm chìm mất con tàu Vinashin trị giá công sức lao động mấy mươi năm của cả dân tộc hay vụ oan sai 10 năm tù, mua đống sắt vụn mấy triệu đô đến trẻ chết vì tiêm phòng hay dấu diếm dịch sởi…chẳng thấy ai xin lỗi. Người ta mặc nhiên tự cho rằng mình không có trách nhiệm phải làm điều đó. Thay vào đó là những biện giải ngô nghê “không hiểu sao lại thế”, “chỉ là sự tính toán nhầm” hay vênh mặt lên vì “đúng quy trình”, “đúng chính sách” hay “lỗi tại dân”.Quan chức đùn đẩy nhau trách nhiệm nhận lỗi và xin lỗi còn người dân thì mong mỏi điều đó như một hy vọng duy nhất cho sự cứu vãn những niềm tin đang dần mất trong tâm thức họ. Hy vọng dần tàn đồng nghĩa với những mất mát về niềm tin không được bổ khuyết, ngày ngày đọc thấy, nhìn thấy cảnh “quan người” cúi đầu mà ngậm ngùi mơ về một ngày, “quan ta” thôi ưỡn ngực, nhún vai.
Nếu như thói quen không xin lỗi ở đời sống thường ngày là hệ quả của sự giáo dục sai lầm, thì ở môi trường công quyền, chính sự thiếu hụt một cơ chế giám sát cũng như đòi hỏi trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước từ phía xã hội đã không đưa việc xin lỗi trước dân trở thành một thói quen và trách nhiệm đương nhiên của những người quản lý nhà nước.
Từ xin lỗi, nói như người bố ấy, “là âm thanh thôi mà” và quả thật chỉ cần “đẩy hơi qua người”, “lên tới mặt”, “hình thành ở môi” và “nói thành lời” thì hai từ ấy thốt ra một cách đơn giản với bất cứ ai không có tật khiếm đàm. Ấy vậy mà, những vị Bộ trưởng, vụ trưởng, chánh án…lành lặn lại khó khăn khi nói ra lời xin lỗi như vậy
Quả thật, người Việt cần rất nhiều những ông bố biết cách dạy con xin lỗi như ông bố Mỹ ấy. Đó là những ông bố đó có đủ kiên nhẫn, sự vị tha để chỉ cho con mình cách nói ra lời xin lỗi một cách thanh thản và chủ động, ngay cả khi những đứa con còn thơ bé hay đã thành những “đứa trẻ sống lâu năm” rồi lên ông này, bà nọ. Thậm chí phải cần một thế hệ những ông bố biết dạy con cách xin lỗi. Bỡi lẽ, việc thiếu hụt văn hóa xinh lỗi không tồn tại như một thói xấu của cá nhân hay nhóm mà nó là thứ được truyền từ đời này qua đời nọ và…bị di căn mất rồi.
Theo VNN
Nguy hiểm sức khỏe rình rập các thợ lặn Hàn Quốc
Theo một trung tâm cứu hộ, các thợ lặn Hàn Quốc đang tìm kiếm những người mất tích bên trong chiếc phà bị chìm đang gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khi phải hoạt động dưới nước trong thời gian dài.
Các thợ lặn Hàn Quốc đang thực hiện một công việc vô cùng khó khăn là trục vớt hàng trăm thi thể từ bên trong chiếc phà đắm.
10 thợ lặn từ một nhóm cứu hộ của các tổ chức nhà nước và dân sự đã được điều trị trong các khoang dưỡng bệnh trên 2 tàu hải quân hôm 23/4, sau khi có các triệu chứng tê người và đau đầu nghiêm trọng. Một người trong số họ đã được xác nhận là mắc phải bệnh giảm áp.
"Các thợ lặn đang thực hiện công việc rất mệt nhọc khi chiến dịch cứu hộ mở rộng. Chúng tôi đang tìm kiếm các biện pháp an toàn để ngăn ngừa các nguy cơ đối với sức khỏe của họ", phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cho biết trong một cuộc họp báo.
Khoảng 700 thợ lặn từ 3 đơn vị khác nhau đã được điều tới hiện trường kể từ khi vụ tai nạn chìm phà Sewol xảy ra hôm 16/4.
Các chuyên gia lo ngại rằng sẽ có thêm nhiều các thợ lặn có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh giảm áp, vốn gây ra khi họ ở trong nước lạnh quá lâu và nổi lên quá nhanh.
Khi bệnh nặng, các thợ lặn có thể bị nôn mửa, tê liệt, đau khắp cơ thể và thậm chí đau tim.
"Chúng tôi sẽ phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của các thợ lặn và cho phép họ nghỉ ngơi đầy đủ sau các hoạt động tìm kiếm", Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho hay.
Các thợ lặn xuống nước cùng các thiết bị thông tin và bình ôxy. Họ phải dùng rìu phá các cửa sổ để vào bên trong chiếc phà và tìm kiếm thi thể các hành khách.
Trong bối cảnh chiến dịch cứu hộ được đẩy nhanh, các thợ lặn đã đưa lên thêm nhiều thi thể từ chiếc phà đắm. Một tay họ kéo các thi thể và tay kia bám lấy dây dẫn đường để bơi trở lại mặt nước.
Các dòng chảy mạnh và tâm nhìn giảm cũng là những thách thức, gây ra thêm nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho hay tầm nhìn dưới nước hôm 23/4 chỉ từ 30-40 cm.
Khoảng 700 thợ lặn đã được điều động tới hiện trường vụ chìm phà.
"Chúng tôi đã được huấn luyện để hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt, nhưng thật khó khăn khi đối mặt với các thi thể trong vùng nước tối", ông Hwang Dae-sik, giám đốc Hoạt động cứu hộ và cứu nạn hàng hải, cho biết.
Nhiều người đã bày tỏ những lo ngại rằng áp lực từ gia đình các nạn nhân đối với các thợ lặn có thể gây nguy hiểm cho chính sự an toàn của các nhân viên cứu hộ.
Vào năm 2010, người Hàn Quốc đã rất đau buồn trước thông tin một thợ lặn kỳ cựu đã tử nạn trong chiến dịch cứu hộ sau vụ chìm tàu chiến Cheonan.
"Không nên có bất kỳ nạn nhân nào nữa trong tai nạn chìm phà. Việc tìm kiếm thi thể những người mất tích là rất quan trọng, nhưng tai nạn đã cảnh báo chúng ta rằng an toàn là điều quan trọng nhất", một cư dân mạng viết trên mạng xã hội Twitter.
Chiếc phà Sewol đã gặp tai nạn vào lúc 9 giờ sáng ngày 16/4 tại vùng biển ngoài khơi đảo Jindo ở tây nam Hàn Quốc, khoảng 20 km. Trong số 476 người có mặt trên phà, 325 người là các học sinh tại một trường trung học ở Ansan, tỉnh Gyeonggi, gần Seoul.
Tính tới ngày 25/4, tổng số người chết do tai nạn chìm phà đã tăng lên 181 người và số người mất tích hiện là 120 người.
An Bình
Theo Dantri
Thợ máy phà Hàn Quốc khẳng định không có trục trặc kỹ thuật Một thợ máy trên phà Sewol của Hàn Quốc hôm nay (24/4) khẳng định ông không thấy động cơ hay lượng nước dằn của tàu có vấn đề gì khi xảy ra tai nạn. Trong khi đó, thi thể của học sinh đã thực hiện cuộc gọi cầu cứu đầu tiên đã được phát hiện. Phà Sewol chìm mang theo hơn 300 người...