Ngắm “trang trại” xử lý dữ liệu web của Google
Ngày nay, dường như mọi người đã quá quen với việc sử dụng laptop, tablet hay smartphone để lướt web, gửi email, xem video, đọc báo. Có bao giờ bạn tự hỏi những email, video hay thậm chí là những website được lưu trữ ở đâu. Liệu có phải những hoạt động đó diễn ra trong một thế giới ảo vô hình? Hãy cùng nghía qua nơi Google lưu trữ và xử lý khối dữ liệu khổng lồ này nhé.
Hoạt động đầu tiên thường bắt nguồn từ trang tìm kiếm của Google khi bạn muốn tra cứu gì đó.
Các cú click chuột hay truy vấn của bạn được chuyển tới một trung tâm server của Google
Để làm việc được, trung tâm này phải sử dụng rất nhiều nhân viên, có người làm việc tại đây tới 24 tiếng mỗi ngày.
Video đang HOT
Tại phòng mạng, các thiết bị sẽ xem xét truy vấn của bạn trên Google hay Youtube để lựa chọn server trả lời. Sau đó, yêu cầu được gửi tới khu server.
Các máy tính này sẽ phải giải quyết hàng tỉ yêu cầu tìm kiếm trên Google, chơi video trên Youtube hay gửi Gmail. Bí quyết của sức cạnh tranh mà Google có được nằm ở việc thiết kế các máy tính này để chúng hoạt động siêu nhanh.
Google sẽ giữ 2 bản copy dữ liệu của bạn trên hai server khác nhau. Những dữ liệu thực sự quan trọng sẽ được lưu giữ ở một nơi đặc biệt là thư viện băng (tape library)
Những cánh tay robot trong phòng này có nhiệm vụ di chuyển các cuốn băng qua lại.
Khi ổ đĩa bị hỏng, nhân viên có nhiệm vụ xoá các dữ liệu trong đó rồi đưa ổ đĩa vào chiếc máy này để cắt thành từng miếng nhỏ.
Hoạt động của trung tâm khiến lượng nhiệt phát ra cực lớn nên Google cần đến những tháp nước như thế này để tản nhiệt.
Theo Soha
Việt Nam: Thiên đường 3G
John Navy là một khách du lịch người Anh tới Việt Nam. Khi đến Hà Nội, anh và các thành viên trong đoàn được hướng dẫn viên tư vấn nên mua một sim di động Việt Nam, lắp vào chiếc smartphone để lướt web, gọi điện với giá cực rẻ. Và chỉ mua một chiếc sim với giá chưa đến 3 USD, John đã có chiếc sim VinaPhone với tài khoản lên tới hơn 5 USD.
Sau khi lắp sim vào điện thoại, John và các thành viên trong đoàn được hướng dẫn cách dùng 3G. Đây thực sự là một điều lạ lùng với John và các thành viên trong đoàn, bởi họ ít ngờ rằng, tới một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mà họ lại có thể dùng 3G mọi lúc, mọi nơi với giá siêu rẻ. Theo lời của hướng dẫn viên Việt Nam, John và các thành viên trong đoàn có thể lướt web thoải mái cũng không thể hết tài khoản trong những ngày ở Việt Nam.
Thực tế, trong chuyến tham quan tại Hà Nội và đến Ninh Bình (Tam Cốc, Bích Động), sóng 3G trên điện thoại của John luôn đầy ắp. Chàng trai này có thể lướt web; chat và gọi skype, Viber thoải mái mà không bị gián đoạn bất cứ lúc nào. Và đúng đến khi về, do tận dụng tối đa các tiện ích trên 3G, tài khoản của John vẫn chưa hết. "Phong cảnh của Việt Nam thật tuyệt và 3G ở đây thì thật khó tin", John nói với hướng dẫn viên khi chia tay.
Trên thực tế, không chỉ có John và những du khách Anh đi cùng đoàn mới thấy ngạc nhiên về sự phát triển của mạng 3G tại Việt Nam. Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam và mua sim để sử dụng 3G cho lướt web, check mail, vào facebook, gọi điện bằng các ứng dụng miễn phí như Viber, Skype..., hầu hết đều rất ngạc nhiên khi họ đến vùng sâu, vùng xa mà vẫn có sóng của dịch vụ cao cấp này. Tại không ít nước phát triển, sóng 3G cũng chưa thể rộng khắp mọi nơi như Việt Nam và giá thì tất nhiên không thể siêu rẻ như vậy (trả 1 USD, lướt web với 3G tẹt ga cả tháng).
Trong 2 năm gần đây, việc đầu tư cho 3G tại nhiều quốc gia có xu hướng chững lại bởi khủng hoảng kinh tế, cũng như gia tăng doanh thu gặp khó. Trong khi đó, tại Việt Nam, sau "phát súng" khai trương 3G đầu tiên của VinaPhone, các mạng di động khác cũng vào một cuộc đua mạnh mẽ trong việc đầu tư cho 3G. Đến cuối năm 2011, lượng thuê bao 3G tại Việt Nam đã lên tới 16 triệu, trong đó nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ này có 6 triệu. Trong năm 2012, bất chấp khủng hoảng kinh tế, doanh thu 3G của các mạng đều tăng trưởng mạnh, mà dẫn dầu là VinaPhone với mức 60% so với năm 2011.
Bên cạnh việc đầu tư mở rộng mạng lưới, hầu hết các mạng đều tăng cường tối ưu hóa 3G, đưa tốc độ truy cập tăng nhiều lần. Trong đó, VinaPhone cũng là đơn vị tiên phong nâng cấp 3G lên 3,5G, với tốc độ download tối đa lên tới 21,6 Mbps và upload đạt 5,76 Mbps. MobiFone - người anh em cũng VinaPhone và Viettel cũng thực hiện các động thái nâng cấp tương tự.
Anh Nguyễn Đức Hùng, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội chia sẻ, những ai từng đi công tác tới nhiều nước trên thế giới mà làm một phép so sánh sẽ thấy ngay, không có một quốc gia nào mà 3G lại siêu rẻ và phủ sóng mạnh như ở Việt Nam. Kể cả tại một số quốc gia đã phát triển, khi tới các vùng xa trung tâm, sóng 3G thậm chí không có, chứ không có chuyện phủ sóng cả vùng sâu, vùng xa như ở Việt Nam. "Đặc biệt, việc sử dụng 3G tẹt ga cả tháng mà chỉ phải trả 1 USD như ở Việt Nam, thì chưa đâu có. Việt Nam đúng là thiên đường của các tín đồ 3G", anh Hùng nhận xét.
Theo Báo đầu tư
2013: Liệu Dumbphone có quay trở lại? Như vậy là tháng đầu tiên của năm 2013 cũng đã gần trôi qua. Nhận định khái quát của thị trường smartphone nói riêng cũng như điện thoại di động nói chung đang diễn ra rất nóng bỏng. Những mẫu smartphone đang có xu hướng giảm giá, nhằm mục đích kích cầu người tiêu dùng trong những tháng cận Tết. Tương tự như...