Ngắm rừng tràm Trà Sư, bối cảnh trong phim ‘Đất rừng phương Nam’
Rừng tràm Trà Sư (tỉnh An Giang) là một trong những bối cảnh quan trọng của phim Đất rừng phương Nam. Dù bộ phim đã hoàn thành nhưng một phần bối cảnh của phim vẫn được giữ lại, thu hút khách du lịch đến tham quan.
Bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam do Nguyễn Quang Dũng làm đạo diễn đang trở thành tâm điểm chú ý của khán giả. Bộ phim được kế thừa và phát triển từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Đất rừng phương Nam kể về hành trình phiêu lưu của An – một cậu bé chẳng may mất mẹ trên đường đi tìm cha. Thông qua đó, vẻ đẹp thiên nhiên và những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, sự hào hiệp của những người nông dân bám đất bám rừng và tinh thần yêu nước kháng Pháp đầu thế kỷ 20 cũng được khắc họa. ĐPCC
Đất rừng phương Nam có bối cảnh trải dài từ TP.HCM, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh. Trong đó, rừng tràm Trà Sư (An Giang) là một trong những bối cảnh đầu tiên của “hành trình chú bé đi tìm cha”. Trong phim, bối cảnh xóm chợ nổi được dựng lên bề thế với hàng chục chiếc thuyền ghe neo đậu. Dọc hai bên bờ sông là các cửa tiệm tấp nập người, biển hiệu của các cửa tiệm được vẽ tay mang nét cổ xưa, làm nên một chợ nổi đậm chất miền Tây. L.X
Theo tiết lộ từ đoàn phim, cảnh quay tái hiện chợ nổi đặc trưng của miền Tây Nam Bộ vào thập niên 1920 quy tụ hơn 300 diễn viên quần chúng. Vì hiện tại rừng tràm Trà Sư đang được khai thác làm khu du lịch sinh thái, có một số cơ sở vật chất không hợp với không khí phim nên bối cảnh chợ nổi này phải dựng mới 70% và đây được xem là một trong những đại cảnh lớn nhất của phim. L.X
Dù bộ phim đã hoàn thành nhưng bối cảnh nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ dựng cho phim được giữ nguyên. Ban quản lý rừng tràm Trà Sư còn treo băng rôn hai bên bờ in dòng chữ “Phim trường Đất rừng phương Nam” để làm kỷ niệm cũng như thu hút khách du lịch đến tham quan, chụp hình. L.X
Hình ảnh cây cầu gỗ nối hai bên bờ sông trong đại cảnh chợ nổi được sử dụng trong bộ phim. Một hướng dẫn viên tại khu du lịch rừng tràm Trà Sư tiết lộ, những ngày đoàn phim Đất rừng phương Nam về thực hiện dự án, bà con địa phương thích thú đi đăng ký đóng vai quần chúng để được gặp các diễn viên cũng như xem cách đoàn phim làm việc. L.X
Một phần của khu rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên cao. Khu du lịch sinh thái này cách trung tâm TP.Long Xuyên hơn 60 km và cách TP.Châu Đốc khoảng 30 km, nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, H.Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với diện tích hơn 845 ha, rừng có hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật phong phú. L.X
Trước Đất rừng phương Nam, nơi đây cũng từng được đoàn phim Thất sơn tâm linh chọn làm bối cảnh để thực hiện những thước phim. Cảnh quan đặc trưng trong khu rừng là con đường sâu hút tầm mắt tạo bởi những cây tràm mọc hai bên nghiêng vào nhau như mái nhà. L.X
Hình ảnh cây cầu tre vạn bước được xác lập kỷ lục “cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam” năm 2020. LX
Bên dưới cầu tre là mặt nước với thảm bèo nhung bung xòe xanh mướt. Cảnh quan phủ sắc xanh cây lá, điểm xuyết là những khóm hoa tràm trên thảm rừng xanh bát ngát. Không gian văng vẳng tiếng chim chóc tạo nên khung cảnh vô cùng yên bình. L.X
Thời gian lý tưởng để ghé thăm rừng tràm Trà Sư là mùa nước nổi tràn về (khoảng tháng 10, 11). Du khách được đi thuyền máy rồi chèo xuồng tay để tham quan rừng tràm. Đoàn làm phim Đất rừng phương Nam quyết định chọn nơi đây làm bối cảnh để thể hiện chất “rừng” như trong tiểu thuyết vì vẫn còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ về rừng Nam Bộ. L.X
Khi hoàng hôn buông xuống, những đàn chim kéo nhau bay về tổ, những cánh cò trắng đậu khắp cánh rừng tạo nên bức tranh sinh động cho cảnh rừng Trà Sư. L.X
Mỗi năm, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đặc biệt, nhờ cơn sốt của phim điện ảnh Đất rừng phương Nam, nơi đây càng được nhắc đến nhiều hơn và trở thành địa điểm để du khách đến tham quan, trải nghiệm. L.X
'Đất rừng phương Nam' gây xôn xao vì thông tin 'được Nhà nước đặt hàng'
Cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định 'Đất rừng phương Nam' không phải phim Nhà nước đặt hàng.
Đất rừng phương Nam ra rạp từ 13/10 và tạo tranh luận ngay khi ra mắt. Khi dư luận tranh cãi chưa dứt về yếu tố lịch sử trong phim thì Đất rừng phương Nam lại tiếp tục gây xôn xao với thông tin phim được làm từ ngân sách Nhà nước.
Theo đó, trang thông tin điện tử của Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp - một trong những địa điểm quay Đất rừng phương Nam đăng tải công văn xin phép ghi hình của Công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp ngày 12/10/2022 về việc sản xuất phim truyện Đất rừng phương Nam. Công văn ghi: "Căn cứ công văn số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng".
'Đất rừng phương Nam' hiện đã thu về 66,5 tỷ đồng, tính đến trưa 19/10, theo Box Office Vietnam.
Tuy nhiên, trên cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL đã công khai quyết định số 1230/Q-BVHTTDL công bố ngày 26/05/2022 về Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao ngân sách, mục Giao dự toán chi ngân sách nhà nước đặt hàng sản xuất phim và tài trợ phổ biến phim năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, không hề có tên phim Đất rừng phương Nam.
Công văn của HK Film và công bố các phim sản xuất theo ngân sách Nhà nước năm 2022 của Bộ VHTTDL.
Trưa 19/10, phóng viên VietNamNet đã liên hệ với ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh về vấn đề này và được xác nhận Đất rừng phương Nam không phải là phim Nhà nước đặt hàng sản xuất.
Đất rừng phương Nam được thông báo là sản phẩm của các đơn vị đồng sản xuất: Công ty Cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê, Công ty Cổ phần Galaxy Play và Công ty TNHH Trấn Thành Town, Công ty Cổ Phần Phim Thiên Ngân.
Bộ VHTT&DL bác tin dừng chiếu bộ phim 'Đất rừng phương Nam' Người phát ngôn Bộ VHTT&DL cho biết, Bộ không nhận được văn bản nào về việc tạm đình chỉ phát hành bộ phim Đất rừng phương Nam để duyệt lại như thông tin lan truyền. Ngày 18/10, mạng xã hội lan truyền thông tin liên quan đến bộ phim Đất rừng phương Nam. Nguyên văn thông tin được chia sẻ: "Ban Tuyên giáo...