Ngắm ‘phong ba, bão táp’ hiên ngang giữa Trường Sa
Trường Sa không chỉ có cát trắng, san hô, đá và vị mặn mòi của biển mà còn đong đầy màu xanh của cây lá. Ngoài bàng vuông, ở Trường Sa còn có hai loài cây đặc trưng là phong ba và bão táp.
Đây là hai loài có sức sống dẻo dai và bền bỉ, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ hải quân nơi đảo xa.
Hoa bão táp màu trắng đục, có 5 cánh mỏng, nở từng chùm…
Ngược lại, hoa của phong ba hơi ngả vàng.
Bão táp đan xen những hàng dài ven biển. Bão táp không chỉ có tác dụng chắn gió, cát, chịu mặn và giữ đất, mà còn làm bóng râm, che chở cho những loài cây khác.
Trước cửa Trường Tiểu học và Nhà văn hóa xã đảo Sinh Tồn rợp bóng phong ba.
Cây bão táp ở trước hải đăng Nam Yết. Lá bão táp gần giống như lá bàng vuông, nhưng mỏng hơn và nhỏ hơn; mềm mướt, không cứng như lá bàng mà rất dễ dập nát.
Video đang HOT
Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Chiều cao cây tính từ mặt đất là 25m, chu vi thân cây 3,8m, tán rộng 35m. Qua nhiều trận bão, tán cây nhiều lần bị gió giật ngả nghiêng nhưng rồi vẫn đứng vững.
Hoa bão táp mỏng manh là vậy, nhưng sức sống vô cùng mãnh liệt.
Những mầm cây phong ba tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Cây bão táp hiên ngang và tốt tươi bên bờ biển, hiên ngang giữa nắng gió rát da, thịt.
Phong ba đã trở thành biểu tượng của lòng can đảm, ý chí bất khuất của đất và người Việt Nam giữa biển khơi, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Lý Sơn Thiên đường giữa biển khơi
Lý Sơn, huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, trước đây gọi là Cù Lao Ré, theo lý giải vì ở đây có nhiều cây 'Ré'.
Đây cũng là nơi đây được biết đến là quê hương của Hải đội Hoàng Sa anh hùng, nơi lưu giữ những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lý Sơn, huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, trước đây gọi là Cù Lao Ré, theo lý giải vì ở đây có nhiều cây "Ré". Đây cũng là nơi đây được biết đến là quê hương của Hải đội Hoàng Sa anh hùng, nơi lưu giữ những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lý Sơn có diện tích 10,39 km2, dân số hơn 22 nghìn người, huyện đảo gồm đảo lớn Lý Sơn và đảo Bé, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi nằm ở phía bắc đảo lớn. Cuộc sống chính của người dân trên đảo là đánh bắt, nuôi trồng hải sản và sản xuất nông nghiệp với hai sản phẩm nổi tiếng là tỏi và hành.
Những năm gần đây du lịch cũng là nguồn thu lớn cho nhân dân trên đảo. Du khách đến với đảo Lý Sơn sẽ đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ với thời gian khoảng một giờ, trên đảo được tham quan những thắng cảnh nổi tiếng như: Hải đăng trên núi Thới Lới, cổng Tò vò chứng tích của núi lửa từ triệu năm trước, Hang câu, chùa Hang và những món ăn nổi tiếng của biển khơi, ngoài ra còn được tận mắt chiêm ngưỡng những cánh đồng tỏi, hành mênh mông được trồng trên cát trắng nhưng cho chất lượng đặc biệt.
Tàu cao tốc đưa du khách từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn.
Cổng Tò vò, điểm check in của mỗi du khách khi đến với Lý Sơn.
Tượng đội Hoàng Sa liên quân Bắc Hải trên đảo Lý Sơn.
Bên trong Chùa Hang trên đảo Lý Sơn.
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát phía trước Chùa Hang nhìn ra Biển Đông.
Nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn.
Ngư dân trên đảo Lý Sơn sẵn sàng ra khơi đánh bắt hải sản.
Người dân trên đảo Lý Sơn thu hoạch tỏi.
Hang Câu dưới núi Thới Lới nơi người dân và du khách thường tụ tập và đón gió từ biển Đông.
Ngắm những khoảnh khắc lãng mạn của biển trời Trường Sa Trường Sa -nơi hàng triệu triệu trái tim luôn hướng tới và mong ước được một lần đến với những hòn đảo và ngắm những sắc màu của biển trời quê hương. Nếu ở đất liền bạn chỉ có 1 khoảng trời, thì ở Trường Sa bạn có cả một bầu trời thênh thang để ngắm hoàng hôn và bình minh. Bầu trời...