Ngắm nụ cười Việt giản dị trong ngày Quốc tế Hạnh phúc
“Hãy cùng nhau chia sẻ để niềm vui được nhân lên, hãy là những bờ vai, chỗ dựa ấm áp vững vàng để nỗi buồn được vơi đi, để những tâm hồn bất hạnh bớt nỗi khổ đau…”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 tại Việt Nam.
Tháng 6/2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20/3 là ngày “Quốc tế Hạnh phúc”. 193 nước thành viên trong đó có Việt Nam cam kết ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Và sáng ngày 20/3/2014, tại Nhà hát lớn (Hà Nội) lần đầu tiên Việt Nam tổ chức kỷ niệm, hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc với sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ ngành, đoàn thể Trung ương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Thời gian vẫn luôn vô tình, mỗi khoảnh khắc qua đi đều không ngoảnh lại. Cuộc sống quanh ta còn rất nhiều gian khó, thế giới quanh ta còn không ít bất công.
Nhưng trong dòng chảy cuộc đời, hạnh phúc luôn hiện hữu rất giản dị, gần gũi. Đó là nụ cười rạng rỡ của em bé áo đẹp trong ngày khai trường, của anh chị nông dân trúng mùa, được giá. Đó là ánh mắt chan chứa yêu thương của ông bà, cha mẹ nhìn cháu con khôn lớn, là giọt nước mắt rơi trên những tấm huy chương trong ngày hội ngộ…
Là sự thanh thản trầm lắng trong lòng mỗi người khi chiếm hữu một phần bản ngã của mình, khi làm được việc tốt dù là nhỏ nhoi, mang lại niềm vui, nụ cười cho những người thân và đôi khi cho cả những ai mà ta không quen biết”.
“Hạnh phúc không chính xác là yêu thương và được yêu thương nhưng yêu thương và được yêu thương chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta những phút giây hạnh phúc.
Hãy cùng nhau để cuộc sống, thế giới này, yêu thương được ngự trị. Hãy cùng nhau chia sẻ để niềm vui được nhân lên, hãy là những bờ vai, chỗ dựa ấm áp vững vàng để nỗi buồn được vơi đi, để những tâm hồn bất hạnh bớt nỗi khổ đau…”, Phó Thủ tướng kêu gọi.
Cũng nằm trong khuôn khổ hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc, BTC đã tiến hành trao giải cho các tác giả, tác phẩm đạt giải trong cuộc thi viết về “Gia đình hạnh phúc” cũng như tổ chức triển lãm những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc giữa đời thường.
Hãy cùng chiêm ngưỡng:
Video đang HOT
Tác phẩm “Niềm vui tuổi già”
Tác phẩm “Niềm vui được mùa”
“Tỏ tình”
“Hạnh phúc của mẹ”
“Tình bạn”
Tổ chức đám cưới tập thể đang được các bạn trẻ hưởng ứng vì có ý nghĩa với mỗi gia đình và cho cả xã hội khi cả nước đang hướng đến xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.
Vẻ rạng rỡ của những “chủ nhân tương lai của đất nước”
“Bên bờ biển”
“Ngày mùa vui thôn xóm”
“Bên bếp lửa”
“Trạm biến áp đưa điện về phục vụ đồng bào”
Lê Trường
Theo Dantri
Tên trường đại học bằng tiếng Anh khiến sinh viên hoang mang
Nhiều đại học ở Việt Nam tự nhận là "University", gán cả mác "International", thậm chí những trường tên tiếng Việt giống nhau nhưng tiếng Anh khác nhau.
Tên gọi các trường đại học, cao đẳng hiện nay khá lộn xộn
Cuối tháng 1 vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định nâng cấp CĐ Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An lên thành ĐH Kinh tế Nghệ An, với tên tiếng Anh là Nghe An College of Economics.
Đây là một trong số ít đại học ở Việt Nam được "gán" tên tiếng Anh là "College" bởi không lâu sau khi nhậm chức, tân Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhận xét, tên gọi bằng tiếng nước ngoài của các cơ sở giáo dục hiện rất lộn xộn.
"Không nước nào đặt tên trường như ở Việt Nam, đại học nào cũng dùng University. Tên gọi không chuẩn thì làm sao hội nhập, làm sao để sinh viên tốt nghiệp sang học tiếp ở các trường quốc tế", ông Đam nói.
Rồi ông nhấn mạnh, việc đặt tên trường bằng tiếng nước ngoài tưởng là nhỏ nhưng hậu quả lại lớn. Lãnh đạo Bộ Giáo dục cũng chưa quan tâm đến điều này, thường chỉ để ý đến tên tiếng Việt của các trường.
Để chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành, địa phương rà soát thực trạng, đề xuất tên gọi bằng tiếng nước ngoài trình Chính phủ xem xét trong quý 1/2014.
Thực tế, hầu hết các trường ở Việt Nam đều thích dùng "University" hơn là "College" dù trường đó được nâng cấp từ trung cấp, cao đẳng lên đại học. Và mỗi trường tự nghĩ ra một cái tên thật đẹp để khi viết tắt sẽ thành tên miền website, không trùng với những trường khác.
Đơn cử, ở ngành sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội có tên "Hanoi National University of Education", ĐH Sư phạm Hà Nội 2 là "Hanoi Pedagogical University No2", ĐH Sư phạm TP HCM là "Ho Chi Minh City University of Pedagogy", còn ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) là "University of Education - VNU".
CĐ Sư phạm Hà Nội có tên "Hanoi College of Education", trong khi CĐ Sư phạm Sóc Trăng là "Soc Trang Teacher's Training College", CĐ Sư phạm Nghệ An là "Nghe An Teacher Training College", còn CĐ Sư phạm Đà Lạt lại là "Pedagogical College of Dalat".
Tương tự, dù cùng ngành nhưng tên gọi của các trường lại rất khác nhau. ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy tên "Hanoi University of Industry", trong khi ĐH Công nghiệp TP HCM lại là "Industrial University of Ho Chi Minh City"; ĐH Bách khoa Hà Nội có tên "Hanoi University of Science and Technology", ĐH Bách khoa TP HCM là "Ho Chi Minh City University of Technology". Trong khi đó, ĐH Công nghệ TP HCM cũng lấy tên "University of Technology", còn ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại là "VNU University of Engineering and Technology".
Rồi các đại học gắn mác quốc tế cũng mỗi trường một tên. ĐH Quốc tế Hồng Bàng lấy tên tiếng Anh là "Hong Bang University International", ĐH Quốc tế Sài Gòn là "The Saigon International University".
Theo Xahoi
"Nhà nước có rất nhiều chính sách tôn vinh người cao tuổi" Sáng 1/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp tổng kết năm 2013 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của UB Quốc gia về người cao tuổi (NCT) Việt Nam. Theo Báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tốc độ...