Ngắm “nông trại nhỏ” xanh mướt mắt trên sân thượng của nữ doanh nhân Đồng Nai khiến ai nấy đều thích mê
Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, rau chị Thủy trồng bị sâu ăn hết lá, cà chua lên xanh tốt nhưng không ra trái. Một nhánh dưa lưới ra 5-6 quả, chị giữ nguyên, đến khi thu hoạch chỉ bé như nắm tay.
Chị Nguyễn Thu Thủy, 56 tuổi, phường Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai làm chủ doanh nghiệp kinh doanh ôtô. Chị là một phụ nữ tiên tiến, năng động, tuy công việc bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian để làm một vườn rau xanh mát mắt trên sân thượng khiến ai nhìn vào cũng mê mẩn, xuýt xoa bởi vườn rau quả của chị thứ gì cũng có giống như 1 nông trại nhỏ trên cao.
Chị Thủy chia sẻ, vì là người đứng đầu quản lý doanh nghiệp kinh doanh nên công việc của chị vô cùng bận rộn, chị thường xuyên phải di chuyển cũng như giao lưu, gặp gỡ các đối tác khách hàng nên hàng ngày không tránh được những áp lực căng thẳng.
” Có một lần cô con gái thứ 2 của mình đọc báo thấy họ khuyên rằng trồng vườn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, tinh thần khuây khỏa nên mình liền quyết định xắn tay làm một vườn rau cho gia đình trên sân thượng“, chị Thủy tâm sự.
Ban đầu, chị Thu Thủy trồng rau xanh, cà chua trong thùng xốp. Nhưng trồng được một thời gian, mưa nắng làm chậu mục nát, chị đặt mua chậu nhựa Đài Loan, Nhật Bản về trồng.
Khi mới bắt tay vào trồng rau, chị gặp không ít khó khăn, được nhiều phen trầy trật từ khâu mang đất lên tầng thượng tới quá trình chăm sóc cây. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, rau chị trồng bị sâu ăn hết lá, cà chua lên xanh tốt nhưng không ra trái. Một nhánh dưa lưới ra 5-6 quả, chị giữ nguyên, đến khi thu hoạch chỉ bé như nắm tay, ăn không có mùi vị gì, mướp đắng quả không phát triển, bị vàng vì thiếu dưỡng chất.
Chị Thủy tham gia các hội nhóm yêu vườn trên mạng để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc rau của chị em trong nhóm.
Tận dụng diện tích sân thượng rộng, chị Thủy trồng rất nhiều loại rau và hoa trái. “Mình trồng rau muống, dưa lưới bằng phương pháp thủy canh, còn các loại rau xanh và cây ăn quả khác trồng theo cách truyền thống. Thi thoảng mình tự ủ phân cá từ cá rô phi, trứng gà công nghiệp, bột Emuniv, rỉ mật đường (hoặc đường vàng), dứa gai để bổ sung dinh dưỡng cho rau củ trong vườn. Cùng với đó, mình làm dung dịch gừng, xả, ớt, thuốc lào để diệt sâu, rệp tránh tuyệt đối không sử dụng tới thuốc hóa học“, chị Thủy kể.
Video đang HOT
Tận dụng diện tích sân thượng rộng 100m2, chị Thủy trồng rất nhiều loại rau và hoa trái.
Không nản lòng trước những khó khăn bước đầu khi tạo dựng vườn rau, chị Thủy lên mạng nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn cách chăm rau. Đồng thời chị Thủy cũng tham gia các hội nhóm yêu vườn trên mạng để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc rau của chị em trong nhóm, từ đó chị biết cách chăm cho từng loại cây trong vườn. Chẳng hạn dưa lưới, dưa hấu mỗi cây chỉ nên giữ lại một quả, cà chua phải rung cây để thụ phấn, đặc biệt nên trồng cây theo mùa như thế cây mới dễ sống, phát triển tốt và chất lượng rau củ quả cũng sẽ cao hơn.
Chị Thủy cho biết muốn cây tươi tốt quanh năm thì khâu trộn đất rất là kỳ công, chị phải ủ nửa tháng, bỏ vào thùng xốp hoặc bỏ vào đống đất rồi vun lên rồi đẩy bạt lại.
Đặc biệt trong quá trình làm vườn, chị luôn có cháu nội ở bên cùng đồng hành chăm sóc rau cỏ với bà. ” Cháu mình sống ở Sài Gòn, thằng bé tình cảm và là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của mình trong cuộc sống. Thằng bé ham học hỏi, thấy bà làm gì cũng làm theo và hỏi chuyện khiến mình vui hơn giống như được tiếp thêm năng lượng sống tích cực mỗi ngày”, nữ doanh nhân Biên Hòa kể.
Trong quá trình làm vườn, chị Thủy luôn có cháu nội ở bên cùng đồng hành chăm sóc rau cỏ với chị.
Sau mỗi ngày làm việc, trở về tổ ấm, chị Thủy lại dành thời gian lên chăm sóc cho “nông trại nhỏ” của mình. ” Đặc biệt là mỗi lần cuối tuần có cháu nội về thì mình lại cùng cháu chăm tỉa cho khu vườn. Mình coi khu vườn giống như một món quà tinh thần dành tặng cháu nội để cháu được tìm hiểu, khám phá về thiên nhiên cây cỏ cũng là không gian riêng của bà cháu tình cảm, tâm sự với nhau”.
Sau một thời gian chăm bón, khu vườn của chị Thuỷ giờ đây đã xanh mướt mắt với đầy đủ các loại rau, củ quả.
Sau một thời gian chăm bón, khu vườn của chị Thuỷ giờ đây đã xanh mướt mắt với đầy đủ các loại rau, củ quả, trong đó nổi bật là rau ăn lá ngắn ngày như cải xanh, rau muống, mồng tơi,… Bên cạnh đó, các loại quả như cà chua, bí, bầu, mướp, cà pháo… cũng được chị Thủy trồng xen kẽ quanh năm.
Dỡ nóc nhà làm vườn, mẹ Hải Phòng được 50m2 rau xanh cả gia đình ăn không xuể
Mong muốn cung cấp rau sạch cho gia đình, đặc biệt là con gái nhỏ, chị Thơm quyết định trở thành nông dân sân thượng.
Nhìn vườn rau thùng xốp đều tăm tắp của chị Thơm (31 tuổi, Hải Phòng) ít ai biết được đó là kết quả của quá trình "cải tạo" lại nhà nhằm có thêm diện tích trồng trọt. Người mẹ đến từ Hải Phòng tâm sự, chị bị ám ảnh bởi vấn nạn thực phẩm bẩn. Thế nên khi con gái đầu lòng chào đời vào năm 2016, chị và ông xã đã tự xin đất về trồng rau khắp ban công quanh nhà với mong muốn có chút rau sạch cho con ăn dặm.
Mùa dịch vừa qua, nhận thấy nhu cầu rau sạch của gia đình tăng cao, đồng thời có thêm thời gian ở nhà, chị Thơm đã quyết định cải tạo nóc nhà thành vườn rau 50m2 xanh mướt.
Khu vườn trên cao của chị Thơm được nhiều người mê mẩn.
Dỡ nóc nhà làm vườn sân thượng
Để có được vườn rau xinh xắn, vợ chồng chị Thơm đã "dỡ nóc nhà trồng rau". Người mẹ trẻ tâm sự: "Nhà mình ban đầu ông bà lợp fibro xi măng để làm mái chống nóng, che mưa cho mái bằng, cố định trên đó và không có lối lên nên 2 vợ chồng phải làm cầu thang lên sân thượng (mái) ấy. Sau đó mình dỡ bỏ fibro đi, chống thấm, quét sika, láng dốc 5cm và gắn thêm mái che di động".
Vì gần như phải làm từ đầu, cải tạo mái thành vườn sân thượng, xử lý chống thấm cẩn thận nên cả quá trình mất khoảng 15 ngày, tốn không ít tiền bạc. Dù vậy, mọi công sức bỏ ra đều xứng đáng, khi cả gia đình có thêm vườn rau sạch nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày và khoảng không gian thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Bố mẹ chị Thơm ban đầu cũng không quá ủng hộ việc "dỡ nóc nhà trồng rau" nhưng hiện tại ông bà đều vui vẻ ngày ngày hái rau, còn dẫn hàng xóm đi thăm vườn.
Quá trình cải tạo vườn sân thượng nhà chị Thơm khá "cồng kềnh", phải dựng thêm lối lên, dỡ nóc và xây sửa nhiều.
Vườn sân thượng rộng 50m2 với những khay xốp trồng rau đều tăm tắp trông rất thích mắt. Chị Thơm cho biết bản thân yêu thích cái đẹp nên dù trồng rau ở ban công, mái bếp hay sân thượng, chị cũng ưu tiên bố trí gọn gàng, dễ vệ sinh và nhìn dịu mắt. Đặc biệt vườn sân thượng là khu vực gia đình lên thư giãn nên chị càng muốn sắp xếp sạch đẹp.
Chị chọn mua những thùng xốp to bằng nhau, kê trên một kệ gỗ để dễ thoát nước và vệ sinh. Xung quanh vườn, chị làm giàn cây leo giúp che chắn bớt gió, treo lan ở phía ngoài lan can để không gian trông rộng hơn. Ở giữa vườn, chị trồng rau ăn lá, xen canh để tối đa diện tích sử dụng.
Khu vườn gọn gàng, ngăn nắp trông rất thích mắt.
Nhờ khéo bố trí, khu vườn tuy nhiều cây trồng nhưng vẫn rất gọn gàng, có khoảng không gian đặt bàn ghế để gia đình hóng gió hoặc ăn tiệc.
Khu vườn xanh mướt còn là không gian thư giãn của gia đình chị Thơm.
Rắc vỏ trứng gà trị ốc sên và bổ sung canxi cho đất
Hiện tại vườn nhà chị Thơm có khoảng vài chục thùng xốp trồng cái loại rau khác nhau như rau thơm, hành, mùi ta mùi tàu, lá lốt, tía tô, húng,... đủ cung cấp cho cả gia đình. Các loại rau ăn lá thu hoạch 1-2 bữa/ ngày tuỳ ngày, còn có nấm sò nên cũng đa dạng thực phẩm.
Sau nhiều năm làm vườn, chị Thơm đúc kết kinh nghiệm để có được vườn rau xanh tốt: "Nên trồng rau đúng mùa, đất trước khi trồng nên làm sạch bằng cách phơi nắng/ ủ vôi nông nghiệp, sau đó trộn giá thể và phân hữu cơ để giàu dinh dưỡng. Nhà mình còn thiết kế mái che di động ở trên để tránh mưa gió dập cây, úng nước hay nắng quá khi cây còn non".
Vườn nhà chị Thơm cho rau xanh tốt, đa dạng bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, chị còn sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân tảo cá biển để cung cấp dinh dưỡng cho đất sau mỗi vụ thu hoạch. Tùy theo từng giai đoạn, chị sẽ phun các loại thuốc vi sinh khác nhau để phòng bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho cây và đất. Chị Thơm còn bật mí rắc vỏ trứng sẽ trị được ốc sên và bổ sung canxi cho đất. Bổ sung bã cà phê trong khâu trộn đất hoặc phơi khô rắc gốc sẽ đuổi được côn trùng.
Chị Thơm rắc vỏ trứng để bổ sung canxi cho đất và trị ốc sên.
Vườn rau trên sân thượng không chì cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang đến niềm vui cho chị Thơm. Người mẹ đến từ Hải Phòng hạnh phúc khi tự tay trồng rau sạch cho gia đình, có không gian riêng xinh đẹp và nuôi dưỡng tâm hồn con từ khu vườn nhỏ.
"Khi được cơi nới để kiến thiết thêm khu vườn trên cao này, mình thật sự hạnh phúc vô cùng. Vậy là khi chưa chờ được sự giàu có ập đến để có một ngôi nhà riêng đẹp đẽ theo ý mình thì mình cũng đã cố gắng để ngay từ bây giờ có không gian theo ý mình rồi", chị Thơm chia sẻ.
Vườn rau tự nhân giống của bà nội trợ Hà Nội: Thùng xốp đi xin, đất lấy bờ đê vẫn xanh um như nông trại Chị Hà trồng tất cả các loại rau theo mùa... mùa nào rau đấy như: rau muống, mồng tơi, rau đay, rau dền, su hào, bắp cải, cà chua, mướp, bầu bí, xà lách, rau mùi, cải ngồng, cải ngọt, đậu đũa... Chị Hà ở phố Nam Dư, Hà Nội chia sẻ. Chị làm vườn trên sân thượng bắt đầu từ năm 2018,...