Ngắm mỹ nhân Hàn khi… ‘xinh giai’
Showbiz Hàn có lẽ là nơi mà các nghệ sĩ có cơ hội “chuyển giới” nhiều nhất.
Gyuri – cô nàng trưởng nhóm đáng yêu của KARA – khiến fan bất ngờ khi xuất hiện với tạo hình tomboy khá thú vị trong bộ phim Nail Shop Paris.
Tháng 6, Girl’s Day trình làng ca khúc đầy thách thức Female President – Nữ tổng thống. Trong clip ca khúc này, cô em út của nhóm Hyeri đã hóa thân thành một anh chàng với tóc ngắn, vuốt bóng và chiếc áo vest đuôi tôm.
“Cô em gái quốc dân” IU cũng có lúc cải nam trang. Đây là tạo hình của IU trong quảng cáo cho một hãng điện thoại lớn của Hàn Quốc.
Mái tóc ngắn mới cắt của Min Ah cuối tháng 9 là để phục vụ cho vai diễn nhỏ của cô nàng Girl’s Day xinh xắn trong bộ phim sitcom Reckless Family 3.
Video đang HOT
Một trong những mỹ nhân giả trai nổi tiếng của showbiz Hàn chính là Park Shin Hye. Vai diễn của Park Shin Hye trong You Are Beautiful được yêu thích đến mức cô nàng vẫn được nhắc đến với biệt danh “mỹ nam”.
Sulli của f(x) cũng phải thể hiện sự nam tính khi tham gia To The Beautiful You.
Cô nàng quyến rũ của SNSD Yuri với tạo hình lạ mắt trong một buổi chụp hình.
Mùa hè năm nay, Lee Hyori là cái tên được nhắc tới nhiều nhất ở Kpop. Trở lại sau 3 năm, Lee Hyori tiếp tục chứng tỏ vị thế “nữ hoàng” khi liên tục gây bất ngờ bằng những màn biến hóa đầy thuyết phục, từ Hoa hậu Hàn Quốc, giả trai cho tới “gái hư”.
Yoon Eun Hye với vai diễn giả trai trong Tiệm cà phê hoàng tử.
Theo Trithuctre
Chương trình âm nhạc Hàn Quốc ngày càng nhạt
Không chỉ tỷ suất người giảm thê thảm, mà ngay cả chất lượng của những chương trình âm nhạc này cũng đang khiến fan lắc đầu ngao ngán.
Hàn Quốc không khi nào thiếu chương trình âm nhạc
Hiện nay, tại Hàn Quốc, các ngày trong tuần đều được phủ kín bởi những chương trình âm nhạc. Chỉ tính riêng từ thứ 5 đến chủ nhật đã có tới 4 chương trình quen thuộc là Mnet Mcountdown, Music bank (KBS 2), Music core (MBC) và Inkigayo (SBS).
SNSD biểu diễn trên Inkigayo.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của Simly Kpop (Ariang TV), The show - all the kpop (SBS MTV), Show champion (MBC Music) lại càng khiến cho sóng truyền hình nước này ngập chìm trong âm nhạc.
Sẽ không có gì đáng nói nếu những chương trình kể trên thực sự hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Thế nhưng, đáng buồn thay, 5 trong số 7 chương trình kể trên, cụ thể là Mnet Mcountdown, Music bank (KBS 2), Music core (MBC), Inkigayo (SBS) và Show Champion có mô típ tương tự nhau và khá nhàm chán. Các chương trình này xoay quanh phần trình diễn của các ca sĩ, nhóm nhạc mới ra mắt hoặc comeback. Điều đó, đồng nghĩa với việc khán giả sẽ phải xem đi xem lại những ca khúc đó mỗi ngày, và đương nhiên nó sẽ gây nên tâm lý buồn tẻ đối với người nghe nhạc.
Chính vì nguyên nhân trên nên các chương trình âm nhạc hiện nay đều đang giảm dần tỷ suất người xem. Theo Nielsen Korea, rating trung bình của các chương trình âm nhạc trong tháng 10 chỉ đạt 3%. Trong đó, Music core đạt 3.2%, Music bank là 3.1%, thậm chí Inkigayo còn thê thảm hơn khi chỉ đạt 2.8%.
Để cả thiện tình trạng này, các chương trình đã đưa ra nhiều biện pháp như thay đổi MC, trình tự biểu diễn. Tuy nhiên, không vì thế mà chất lượng chương trình được cải thiện.
Dư thừa dẫn đến lãng phí thời gian
Thông thường, mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc khi xuất hiện trên sân khấu âm nhạc sẽ được biểu diễn 1 đến 2 bài tương đương với 3 đến 8 phút. Dù được hát 1 hay 2, 3 ca khúc thì sự xuất hiện của họ cũng vô cùng chớp nhoáng. Thế nhưng, để chuẩn bị cho vài phút ngắn ngủi đó, các nghệ sĩ, nhóm nhạc đã phải hi sinh đến cả một ngày trời.
EXO giật giải trên Music bank.
Music core của MBC và Inkigayo của SBS bắt đầu lúc 16 giờ, còn KBS Music bank, Mnet M!Coutdown và Show Champion lên sóng từ 18 giờ. Thế nhưng trước đó 7 đến 8 tiếng, tức là từ sáng sớm, các nghệ sĩ đã phải có mặt để tập luyện và tham gia tổng duyệt. Dù mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc đều có một giờ ghi hình riêng nhưng họ buộc phải có mặt vào thời điểm đó để tham gia tổng duyệt chương trình.
Như vậy, chỉ cần thực hiện một phép nhân là ta có thể thấy các thần tượng Hàn đã tốn kém rất nhiều thời gian, ít nhất 30 giờ mỗi tuần chỉ để chuẩn bị và biểu diễn trên tất cả các sân khấu âm nhạc. Điều này không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn khiến nghệ sĩ mệt mỏi và không thể tiếp tục các lịch trình khác.
Tồn tại nhiều bất cập trong cách tính điểm
Dù có nội dung khá giống nhau nhưng giữa những chương trình âm nhạc như Music bank (KBS 2), Music core (MBC), Inkigayo (SBS) và Show Champion... vẫn có điểm khác biệt đó chính là hệ thống tính điểm.
Kết quả điểm trên Mnet M!Countdown bao gồm 50% doanh thu bán trực tuyến, 20% xếp hạng ưa thích của bài hát, 10% doanh thu bán album, 10% thời lượng phát sóng, 5% do fan quốc tế bầu chọn và số còn lại thuộc về bầu chọn qua SMS.
Trong khi đó, tổng điểm của Music Bank chỉ gồm 4 hạng mục là: Trực tuyến chiếm 65%, tần suất phát sóng trên KBS TV 20%, khán giả yêu thích (người xem bình chọn) 10% và doanh thu bán album là 5%. Tương tự, các chương trình còn lại cũng đều có cách tính điểm riêng. Điểm khác biệt này kéo theo sự không đồng nhất về kết quả người chiến thắng. Chính vì lẽ đó mà khán giả cũng dần mất lòng tin vào các chương trình này.
Girl's day.
Sau hơn 3 năm miệt mài hoạt động, cuối cùng Girl's day cũng có chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc trên chương trình Inkigayo với ca khúc Female President. Đáng buồn thay, đây là lần rinh cup đầu tiên và cũng là cuối cùng của Girl's day tính đến thời điểm hiện tại. Nguyên nhân dẫn đến tình huống trên là do các chương trình còn lại có cách thức tính điểm hoàn toàn khác Inkigayo.
Theo đó, so với 2 đối thủ cùng tranh cup hôm 7/7 là Lee Seung Chul và Sistar, Girl's Day chỉ đứng thứ 3 về doanh thu trực tuyến lẫn điểm bình chọn của khán giả. Tuy nhiên, các cô gái này lại có điểm SNS (số lượt phản hồi trên Youtube, Twitter) rất cao là 3.500 điểm. Vì Inkigayo là chương trình âm nhạc duy nhất đưa SNS vào hệ thống tính điểm, nên Girl's Day đã có cơ hội chiến thắng, trong khi đó họ lại không thể được xướng tên trên Music bank, McountDown, Music Core hay Champion.
Ngoài vấn đề trên, gần đây ở một số chương trình còn xuất hiện tình trạng là không biểu diễn một thời gian dài nhưng vẫn được tính điểm. Bởi vậy, ý kiến nghệ sĩ không cần xuất hiện quá nhiều trên các chương trình âm nhạc đang ngày càng được công chúng Hàn khẳng định.
Theo Đất Việt
Những lần 'thay người' chóng mặt của các nhóm nhạc Kpop After School, T-Ara, Jewelry, Girl's day có lẽ là những nhóm nhạc thay đổi đội hình nhiều nhất nhì làng nhạc xứ củ Sâm. Thay đổi thành viên luôn kéo theo nhiều hệ lụy. Đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng fan hâm mộ. Thế nhưng vì nhiều lý do, chủ yếu do lục đục nội bộ, theo đuổi việc học...