Ngẫm một chút về con đường 250 tỷ đồng bị nứt, lún
Không cần đến người có am hiểu về chuyên môn, ngay cả một người dân bình thường cũng dễ dàng thấy mùi bao biện, lấp khi lý giải các hiện tượng không bình thường về con đường 250 tỷ đồng.
Con đường được đầu tư 250 tỷ đồng tại Gia Lai gãy đứt, nứt toác sau mưa
Như truyền thông phản ánh, tuyến đường tránh đoạn qua địa phận thôn Đoàn Kết, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai bất ngờ bị sụt lún nghiêm trọng làm biến dạng mặt đường gần 200 mét. Tại đoạn này mặt đường bị đứt gãy rộng nhiều khoảng nửa mét, có nơi sâu tới khoảng 1 mét. Cùng với đó là các tấm bên tông phần taluy bị sụt lún, biến dạng. Hư hỏng này khiến ô tô không thể lưu thông, Hiện tại việc sụt lún vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Được biết, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê có mức đầu tư gần 250 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án 6 – Bô GTVT làm chủ đầu tư. Tuyến đường được thiết kế theo quy mô đường cấp 3 đồng bằng, với tổng chiều dài hơn 10,8 km. Công trình khởi công từ giữa tháng 5/2018, mới nghiệm thu vào tháng 6/2019.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Kiều Hưng – Phó Ban quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) cho biêt: “Đánh giá dự kiến ban đầu thì mưa lớn chỉ là tác nhân, nó không phải là nguyên nhân chính trong việc sụt lún, hư hỏng đường. Du tuyên đương đa hoan thiên xong đã mời các bên đi nghiệm thu để đưa vào sư dung. Dự kiến trong 15 ngày tới, sẽ hoàn thành công tác khảo sát để đưa ra phương án khắc phục”.
Còn phía Công ty Cổ phần 471 (TP Vinh, Nghệ An) là nhà thầu thi công đoạn đường này khẳng định: “Khi thi công chúng tôi thi công đảm bảo chất lượng. Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã nghiệm thu. Khi chúng tôi thi công thời tiết đang vào mùa khô, bằng trực quan bên ngoài thì cũng không có khó khăn gì”.
Video đang HOT
Đáng nói ở đây là, đây không phải lần đầu tiên câu chuyện về cầu đường trăm nghìn tỷ mới vận hành đã hỏng, và không có bài học nào được rút ra cũng như sợi dây kinh nghiệm được người ta rút hoài không hết.
Không nói đâu xa, một địa phương gần Gia Lai là Phú Yên cũng nằm trong cảnh tương tự như thế, đó là, đoạn đường quốc lộ 1 chạy qua Phú Yên nằm trong tình trạng hỏng hóc nặng nhất là qua huyện Tuy Hòa. Cả tuyến đường chi chít có hố to, ổ voi. Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.
Hoặc, dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hơn 34.000 tỉ đồng mà dư luận quan tâm vừa qua, mới đưa vào khai thác là sụt lún. Hay như cầu Bạch Đằng hơn 7.000 tỉ đồng nối Quảng Ninh – Hải Phòng, vừa thông xe đã bị lún võng chẳng hạn..v…v.
Thật ra, không cần đến người có am hiểu về chuyên môn, ngay cả một người dân bình thường cũng dễ dàng thấy mùi bao biện, lấp liếm qua các thuật ngữ như “nằm trong giải pháp kỹ thuật”, “nằm trong tính toán kỹ thuật”… để lý giải cho các hiện tượng không bình thường đó.
Điểm chung của các trường hợp này là người dân, báo chí, địa phương chủ quản phản ánh tình trạng này với chủ đầu tư nhưng không được hồi đáp hoặc nếu có cũng rất chậm, cũng như việc sửa chữa các đoạn hỏng hóc diễn ra với tiến độ “rùa bò”.
Trở lại với “con đường 250 tỷ đồng” ở Gia Lai, người dân nói chung vẫn băn khoăn khi cho rằng, tại sao họ có thể làm một con đường với chi phí đến 250 tỷ đồng mà như thế? Đảm bảo chất lượng hay nghiệm thu kiểu gì mà lớp bê tông trải nhựa dính với cầu như “chiếc lá e ấp” vậy. Cái đường ở xóm làng nhìn còn chắc chắn hơn những con đường kiểu này.
Những sự việc “chướng tai gai mắt” này nó phản ánh đúng với câu nói mà dân gian thường hay nói “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. Có người nói: “Có lẽ do “ông trời” linh thiêng quá chăng? Chính “ông” đã cho trận mưa vạch mặt những người nói dối Đảng, Nhà nước và nhân dân, bớt xén nguyên liệu chia nhau nên mưa một cái là lún, lở.
Không thể chấp nhận một công trình cầu đường vừa khánh thành hôm trước, hôm sau lại vác cuốc, vác xẻng đi giặm vá. Vì thế, người viết mạn phép xin gửi loại lời của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ từng bức xúc: “Ở đây có tình trạng trên nói dưới không nghe… Tôi phải dùng từ vô cảm ở đây. Các anh đã vô cảm khi để ổ gà, ổ voi như vậy. Thử hỏi các cán bộ của các anh đi trên đường mà có vấn đề gì thì có chịu được không”.
Thanh Bình
Theo DĐDN
Vụ đường 250 tỉ bị nứt toác: Xe không lưu thông, đường vẫn lún
Đơn vị thi công cho biết, sau khi ngăn đường không cho xe ra vào vị trí đường hư, mặt đường vẫn xảy ra lún.
Ngày 5-9, trao đổi qua điện thoại, ông Mai Anh Đồng, Giám đốc Công ty cổ phần 471 (TP Vinh, tỉnh Nghệ An, đơn vị thi công) cho biết, ông đã đã nắm được thông tin đường hư hỏng. Đồng thời ông Đồng cũng cho rằng từ khi làm nghề ông chưa bao giờ thấy hiện tượng đường hư hỏng như thế.
Đoạn đường hơn 10 km vừa nghiệm thu đã có nhiều vết nứt lớn kéo dài hàng trăm mét, sạt lở gần hết phần lòng đường. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Theo ông Đồng, trong chiều dài khoảng 11 km của Đường tránh Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Sê, đơn vị của ông trúng một gói thầu với chiều dài hơn 3,5 km, giá trị gói thầu là 70 tỉ đồng. Ở gói thầu này, đơn vị thi công từ tháng 9-2018 và hoàn thành vào khoảng tháng 4-2019. Hội đồng nghiệm thu đã kiểm tra, khi đơn vị đang chờ làm các thủ tục bàn giao để đưa vào sử dụng thì xảy ra sự cố trên.
"Ngay sau khi nhận tin đường hư hỏng, công ty đã cấp tốc vào hiện trường, phối hợp các đơn vị ngăn, cấm vào vị trí hư hỏng để hạn chế rủi ro tai nạn. Chúng tôi đang theo dõi, quan trắc ở vị trí hư hỏng thì thấy dù đã không cho xe lưu thông vào nhưng hôm qua và hôm nay đường vẫn tiếp tục sụt lún, chưa dừng lại"- ông Đồng nói.
Trước thông tin dư luận nghi ngờ đường hư do thi công không đảm bảo chất lượng, ông Đồng nói nhận định này chưa chính xác. Đơn vị thi công đã thi công đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Để xác định nguyên nhân phải căn cứ nhiều yếu tố, xác định lại địa chất, quá trình thi công của nhà thầu. Hiện đơn vị vẫn đang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế để tìm nguyên nhân, qua đó có hướng xử lý. Đặc biệt phải xử lý vị trí hư hỏng phải mùa mưa.
Ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Ban quản lý dự án 6, Bộ GT-VT, chủ đầu tư dự án cho biết, ban đã nắm thông tin đường hư hỏng vào chiều ngày 3-9. Trong chiều ngày 4-9, ban đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các chuyên gia của đơn vị tư vấn thiết kế, địa chất, đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công để kiểm tra hiện trường.
"Khả năng thời gian qua địa bàn Tây Nguyên mưa nhiều. Phần mặt đường bị tụt 30 đến 40 m nghi ngờ có khả năng là phạm vi của túi đất yếu. Đất yếu tụt xuống kéo theo nền đường tụt xuống, gây hiện tượng nứt, tụt thẳng xuống. Chúng tôi nghi ngờ khu vực đất yếu trước kia là đầm, cái ao được bồi lắng, khi khảo sát không phát hiện ra" -ông Hưng nói.
HOÁNG TUẤN
Theo PLO
Đường tránh hơn 200 tỷ đồng ở Gia Lai tiếp tục sụt lún lan sâu hơn Đường tránh tại huyện Chư Sê (Gia Lai) nằm trong Dự án đường Hồ Chí Minh có mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng tiếp tục bị sụt lún lan sâu hơn. Video: Đường tránh ở Gia Lai hơn 200 tỷ đồng vừa hoàn thành đã sụt lún, nứt toác Liên quan đến vụ đường tránh hơn 200 tỷ đồng vừa hoàn thành...