Ngắm lăng vua Tự Đức đang được trùng tu với kinh phí gần 100 tỷ đồng
Lăng vua Tự Đức sau khi được trùng tu sẽ là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách khi đến tham quan và du lịch tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vào năm 1864. Đây là một trong những công trình tiêu biểu, điển hình cho cảnh quan kiến trúc truyền thống Huế. Ảnh: T.N.
Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời nhà Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km. Ảnh: T.N.
Tổng thể kiến trúc Khiêm lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi. Ảnh: T.N.
Video đang HOT
Lăng vua Tự Đức như một công viên rộng lớn, là một bức tranh sơn thủy hữu tình. Công trình được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) vào ngày 29/4/1979. Ảnh: T.N.
Những năm qua, các công trình thuộc lăng vua Tự Đức được quan tâm, đầu tư trùng tu từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số hạng mục quan trọng đang xuống cấp, hư hỏng chưa được bảo tồn, tu bổ. Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quyết định đầu tư gần 100 tỷ đồng từ ngân sách để trùng tu, tôn tạo di tích lăng vua Tự Đức. Ảnh: T.N.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, hiện nay đơn vị đang triển khai công trình dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lăng vua Tự Đức. Theo đó, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lăng vua Tự Đức (phần còn lại) được UBND tỉnh phê duyệt ngày 2/11/2023 với các hạng mục Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, La thành – Cổng Vụ Khiêm, Bình phong trước Vụ Khiêm và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật. Thời gian hoàn thành dự kiến tháng 10/2027. Ảnh: T.N.
Dự án tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức hoàn thành sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Ảnh: H.N.
Mặc dù lăng vua Tự Đức đang trong quá trình trùng tu một số hạng mục công trình, thế nhưng vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: H.N.
Di tích Hải Vân Quan ngày đầu đón khách tham quan sau khi trùng tu
Sau thời gian trùng tu, hôm nay (1/8), di tích Hải Vân Quan được tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng đưa vào khai thác, phát huy giá trị di tích.
Trong thời gian đầu, di tích Hải Vân Quan sẽ miễn phí tham quan đối với người dân, du khách cho đến khi thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp.
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Hải Vân Quan xây dựng từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 7 (1826).
Di tích Hải Vân Quan từng là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân. Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần cho sự phát triển du lịch của 2 địa phương. Ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, pháo đài thần công... Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phiá Nam. Chính vì vậy triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ.
Ông Nguyễn Quang Huy, du khách từ Hà Nội đến tham quan di tích Hải Vân Quan cho biết: "Từ khi Hải Vân Quan được trùng tu thì tôi tin chắc rằng với du khách đến Huế và Đà Nẵng, đây sẽ là một điểm đến rất thú vị. Rất nhiều đoàn khách đi qua Hải Vân Quan này đều dừng ở đây để chụp hình. Nhờ sự trùng tu, bảo tồn và phối hợp giữa Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng để ngày hôm nay, người dân có điểm tham quan di tích như thế này".
Vào tháng 12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tổng mức đầu tư dự án hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian thực hiện dự án 2 năm.
Di tích Hải Vân Quan nằm ở vị trí thuận tiện trong tuyến du lịch miền Trung
Ông Phạm Tấn Xử, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương. "Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng cũng như Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xác định đây là di tích quốc gia chứ không phải của hai địa phương. Chúng tôi đã tiến hành tu bổ, phục hồi với tinh thần đoàn kết và thể hiện được vị trí, vai trò của Hải Vân Quan - một nơi án ngữ trước đây của ông cha ta để lại. Sau khi công trình hoàn thành, giữa hai địa phương có sự phối hợp để tiếp tục phát huy và khai thác, đặc biệt là trong vấn đề khai thác, phát huy, bảo tồn nguồn lực nhằm tiếp tục tu bổ và bảo tồn để công trình trường tồn với thời gian".
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm tại Hải Vân Quan ngày đầu mở cửa
Di tích Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia vào ngày 14/4/2017. Ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết việc trùng tu Hải Vân Quan đảm bảo phục hồi, tu bổ lại các hạng mục công trình gốc của di tích. Các vật liệu ở đây chủ yếu là gạch, đá. Đơn vị đã tích cực tìm kiếm vật liệu và các yếu tố khác đều tuân thủ các quy định, nguyên tắc bảo quản, tu bổ di tích.
Giai đoạn đầu phục vụ du khách, di tích Hải Vân Quan vẫn còn thiếu hạ tầng như bãi đỗ xe, điểm bán vé, nơi làm việc của hướng dẫn viên và bảo vệ, điểm bán hàng lưu niệm. Trong thời gian đầu, di tích Hải Vân Quan sẽ miễn phí tham quan cho người dân, du khách cho đến khi thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp.
Toàn cảnh 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' sau hơn 2 năm trùng tu Hải Vân quan - nơi được mệnh danh là 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' vừa mở cửa đón khách tham quan miễn phí sau hơn 2 năm trùng tu. Ảnh: Minh Trường Đến với di tích lịch sử cấp quốc gia này, du khách không chỉ được tham quan công trình gần 200 tuổi (xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa

Đại kỳ xuất hiện bên dòng sông Hương thơ mộng thu hút người dân cùng du khách

9 điểm đến hoàn hảo cho những tín đồ yêu sách

Khám phá Pù Hu

Tháng 5 ở Praha:Hương vị quê nhà giữa lòng châu Âu

Du lịch Nepal chuyển mình

Du khách gặp cảnh 'dở khóc dở cười' khi đi tàu ra đảo xinh đẹp ở Nha Trang

Nâng tầm du lịch biển Nghi Sơn

Ngắm vẻ cổ kính của thành phố Ghent ở Bỉ

Nét kiến trúc độc đáo ở chùa Cây Thị

Phú Sĩ hùng vĩ

Ba tỉnh Bắc Trung Bộ hợp lực xây dựng hành trình du lịch xanh liên vùng
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025