Ngẫm lại từ sự việc cũ người phụ nữ mang thai 3 tháng bị chồng đẩy xuống vách đá: Trước khi kết hôn, chúng ta cần trả lời 5 câu hỏi sau!
Có những sự việc xảy đến khiến người ta nhận ra rằng, tổ ấm không phải nơi an toàn nhất và người chồng cũng chẳng phải cái tên có thể che chở cho vợ.
Tháng 6/2019, sự việc ông chồng đẩy vợ đang mang bầu 3 tháng ngã xuống vực sâu 34m ở công viên quốc gia Pha Taem, Thái Lan gây chấn động. Theo đó, hai vợ chồng này đến từ Trung Quốc, đến công viên từ sớm để ngắm mặt trời mọc.
Ngã từ độ cao 34m nhưng người vợ may mắn rơi xuống bụi rậm và được cứu thoát. Cả cô và đứa bé đều sống sót. Sau này, cô đã khai báo công an về âm mưu ám sát của chồng. Cô vốn xuất thân từ gia đình khá giả và hiện đang giữ tài sản trong nhà vì bản thân kiếm ra tiền. Chồng cô chỉ thích ăn chơi, không tu chí làm ăn.
Chồng cô mắc nợ và đòi vợ trả thay nhưng cô chỉ đồng ý trả một nửa. Cuối cùng, hắn ta đã rắp tâm hãi hại vợ để chiếm toàn bộ tài sản.
Người vợ được cứu sau khi chồng xô xuống vực.
Một chuyên gia tâm lý Trung Quốc đã viết bài phân tích về sự việc này. Theo lập luận của cô, một người phụ nữ xuất sắc, kết hôn cùng ông chồng lười nhác, cuối cùng bị đẩy xuống vực lúc mang bầu. Nghe qua cũng đã thấy nhiều vấn đề trong đó.
Thế mới biết, hôn nhân không phải là trò chơi trẻ con. Bạn cần suy nghĩ rất nhiều vấn đề trước và sau khi kết hôn. Dưới đây là 5 câu hỏi mà mọi người nên trả lời trước khi bước vào hôn nhân.
Đầu tiên, có phải bạn tốt đẹp thì sẽ gặp người tốt đẹp không?
Trên một quan điểm chung chung, người ta sẽ nói rằng: “Mây tầng nào gặp mây tầng đó” nhưng với hôn nhân, có rất nhiều những trường hợp và câu chuyện tréo ngoe.
Người phụ nữ bị chồng đẩy xuống vách đá có phải không tốt đâu. Cô ấy kiếm được tiền, chăm chỉ và thậm chí còn chấp nhận trả nợ ăn chơi một nửa cho chồng cơ mà. Tuy nhiên, tại sao cô ấy lại cưới phải người chồng dữ dằn và xấu xa đến thế. Giả sử anh ta không đẩy vợ xuống vách núi thì một người chỉ ăn chơi đến thua hết tiền bạc, không tu chí làm ăn cũng chẳng phải người tốt.
Trong cuộc sống thực tế, nhiều người phụ nữ xuất sắc cuối cùng lại cưới đàn ông bình thường, thậm chí tồi tệ. Vì sao? Nó đến từ nhiều thứ, sức ép gia đình, xã hội, sự mù quáng trong tình yêu hay thậm chí việc con người biến chất. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến việc một phụ nữ xuất sắc cưới ông chồng chẳng ra gì.
Làm thế nào để tầm nhìn của mình tốt hơn, tránh việc “lỡ bước”? Bạn cần trải nghiệm và cảm nhận nhiều hơn. Hãy xem những câu chuyện của người khác, đọc thêm về xã hội học, nhân chủng học và lịch sử, đặc biệt là lịch sử về tình yêu hôn nhân…
Chỉ khi bạn có sự hiểu biết nhất định về tình yêu và hôn nhân, bạn mới phần nào đánh giá đúng một con người có nên cưới làm chồng không và nên nhớ rằng, chẳng phải bản thân mình tốt thì nghiễm nhiên sẽ tìm được mảnh ghép xuất sắc.
Thứ hai, liệu kết hôn có được hạnh phúc?
Thời đại bây giờ, hầu hết mọi người đều kết hôn trên nền tảng tình cảm. Họ yêu nhau nên muốn gắn bó với nhau cả đời. Tuy nhiên, tỷ lệ ly hôn cũng không ít cho thấy rằng chẳng có mối quan hệ tất yếu giữa “kết hôn vì tình yêu” và “sống đến đầu bạc răng long”.
Video đang HOT
Thời nay, người ta cũng có xu hướng phóng đại vẻ đẹp của tình yêu và tính toán sai “hạn sử dụng” của tình yêu.
Tình yêu được tạo nên phần lớn từ đam mê. Người ta nói “tình yêu mù quáng” và trên thực tế, nhận định đó cũng không hoàn toàn sai lầm. Nhiều cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu và khi về chung một nhà, nhiều vấn đề bắt đầu nảy sinh, tình yêu cũng dần dần mai một và cuối cùng họ ly hôn để giải thoát cho nhau.
Chẳng có gì sai khi kết hôn với tình yêu của bạn. Thậm chí nếu không được kết hôn cùng người bạn yêu, đó còn là sự đau khổ nữa cơ.
Tuy vậy, tình yêu chỉ là điều kiện tiên quyết. Muốn hôn nhân hạnh phúc, cần có nhiều thứ khác nữa bên cạnh tình cảm thuần túy. Cả hai còn phải học cách chăm sóc, động viên, thấu hiểu, bỏ qua lỗi lầm, cùng lao động chăm chỉ và hoàn thành các mục tiêu cuộc sống đề ra.
Thứ ba, nếu chỉ có một tiêu chuẩn để lựa chọn vợ/chồng thì đó là gì?
Đôi khi, tôi có những suy nghĩ thế này, tìm kiếm một người chồng nếu cần tiêu chuẩn duy nhất thì hãy xem xét rằng anh ta có phải là người cha tốt hay không. Giống như người phụ nữ bị đẩy xuống vách đá đó, rõ ràng chồng cô ta chẳng phải người cha tốt rồi.
Người cha tốt sẽ chẳng bao giờ ăn chơi sa đọa, nghiện ngập đủ thứ và nợ nần chồng chất. Chỉ cần nghĩ đến đứa trẻ sinh ra trong gia đình như thế thì đã đủ thiệt thòi rồi.
Người cha tốt cũng không nhân lúc vợ mang bầu con mình mà đẩy cô ấy xuống vực như vậy.
Tuy nhiên, một số người nói rằng tiêu chuẩn người cha tốt không nhất thiết phải là người chồng tốt. Tôi có thể đồng ý điều này với bạn. Nhưng tiêu chuẩn về người cha tốt thì có lẽ nhìn nhận trên các yếu tố sau: Có khả năng và trách nhiệm, tích cực, lạc quan, kiếm ra tiền, cởi mở, hài hước, tôn trọng người già và trẻ em, tôn trọng phụ nữ và nhấn mạnh các nguyên tắc bình đẳng.
Thứ tư, nên làm gì khi kết hôn với người đàn ông tồi tệ?
Trong một lần tư vấn tình cảm trước đây, tôi tình cờ gặp một cô gái thích người đàn ông phạm tội đang bị cảnh sát bắt giữ. Cô ấy đã đến nhà của anh ta, chờ đợi anh ta ra tù rồi cùng nhau xây đắp cuộc sống.
Tôi không bày tỏ ý kiến của mình về điều này, tất cả mọi người đều có style riêng, quản làm sao được. Tuy nhiên, tôi cũng khuyên cô ấy hãy nghĩ nhiều hơn đến bản thân mình. Tình yêu đôi khi rất đẹp nhưng cô ấy có chắc anh ta trở về sẽ thay đổi hay không?
Có rất nhiều những gia đình mà người phụ nữ sống khổ sở, chẳng được đối xử ra sao trong cuộc hôn nhân của mình. Chẳng phải đàn ông nào cũng có chiều hướng thay đổi, muốn mang đến hạnh phúc cho vợ con. Rất nhiều người trong số họ ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn chính bản thân mình.
Bởi vậy, đôi khi chấm dứt mối quan hệ, tự giải thoát cho chính mình chẳng phải là sự lựa chọn tồi. Có thể, chính vì sự chấm dứt đó sẽ mở ra cho bạn cả một cuộc đời mời.
Thứ năm, mục tiêu của hôn nhân là cùng nhau già đi, khái niệm này có đúng không?
50 năm hay 100 năm trước, khái niệm này hoàn toàn chính xác. Bởi về thời điểm đó, gần như toàn xã hội đều làm nông nghiệp, các gia đình cần đảm bảo sự ổn định cơ bản.
Tuy vậy trong xã hội hiện đại bây giờ đã có những tiến bộ khác biệt. Ngày xưa, mọi thứ đều phải tự túc, đàn ông cùng phụ nữ thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng bây giờ, hầu hết mọi người đều cảm thấy: “Tôi sống một mình vẫn ổn”.
Chức năng của hôn nhân đã thay đổi giống như ăn uống. Ngày xưa, ăn uống để no còn bây giờ, ăn để thưởng thức. Hôn nhân thay đổi từ mối quan hệ có tính chất siêu hình sang mối quan hệ tương đối minh bạch hơn. Kết hôn không đồng nghĩa là gắn bó “số phận”, chồng mình cũng chẳng phải là “định mệnh” để mà o ép mình, chịu đựng cả đời dù anh ta tệ bạc.
Bởi vậy, mục đích của hôn nhân bây giờ không phải là ở bên nhau đến khi đầu bạc trắng mà phải có cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày.
Cuộc sống của người vợ bị chồng đẩy xuống vách núi chắc hẳn không hạnh phúc. Tuy nhiên, chọn lựa thế nào cho hôn nhân, chẳng ai thay họ quyết định được. Cuối cùng, cho dù làm thế nào, giải quyết ra sao thì suy cho cùng, mọi người cũng nên nhớ cảm nhận và hạnh phúc của mình mới là điều quan trọng nhất.
3 "kẻ thù" đe dọa hiệu suất của dân công sở khi làm việc ở nhà: Số 1 nghe là run, số 3 nhiều người vẫn mắc phải
Những tưởng khả năng đa nhiệm sẽ giúp năng suất của dân công sở tăng cao, tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Covid-19 đã thay đổi một cách toàn diện phương cách sống, sinh hoạt và làm việc của người dân trên phạm vi toàn cầu. Từ hình thức làm việc tập trung nơi văn phòng, giờ đây, dân công sở chủ yếu làm việc trực tuyến, tại nhà.
Làm việc tại nhà mang lại nhiều lợi điểm nhưng cũng chứa đựng bên trong nó không ít những tồn tại, bất cập. Một trong số đó có thể kể đến như tình trạng mất tập trung khiến năng suất làm việc giảm sút.
Bên cạnh sự mất tập trung, căng thẳng, thói quen làm việc không đúng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến năng suất của dân công sở giảm sút. Cùng tìm hiểu căn nguyên cũng như cách thức khắc phục những yếu tố là "kẻ thù" của năng suất đối với chị em công sở:
1. Căng thẳng dập tắt khả năng làm việc
Khả năng tập trung chính là nhân tố thiết yếu góp phần gia tăng năng suất. Não bộ cần tập trung để làm việc trong thời gian dài cũng như để giải quyết vấn đề phát sinh.
Theo như Amy Arnsten - nhà thần kinh học thuộc trường đại học Yale, sự căng thẳng nhẹ có thể gây mất khả năng nhận thức một cách đột ngột. Trầm trọng hơn, việc căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc não bộ, khiến cho việc tiếp nhận thông tin ngày một khó khăn hơn.
Không ít dân công sở nhận định rằng, bản thân họ làm việc tốt dưới áp lực và trưởng thành thông qua những khó khăn và thử thách trong công việc. Tuy nhiên, một môi trường làm việc căng thẳng chỉ càng khiến năng suất làm việc của mỗi cá nhân đi xuống mà thôi.
Tóm lại, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu căng thẳng trong công việc thông qua việc thiền hoặc tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn.
2. Quá chú trọng kết quả thay vì xây dựng thói quen
Dân công sở thường thích đặt ra những mục tiêu. Tuy nhiên, thay vì quá phụ thuộc và những mục tiêu, dân công sở nên tập trung vào việc xây dựng thói quen làm việc.
Bởi lẽ, việc quá tập trung vào kết quả cũng như những mục tiêu đã đặt ra sẽ vô tình khiến chúng ta càng trở nên căng thẳng và áp lực. Hơn nữa, khi những mục tiêu mà chúng ta đề ra không đạt được, não bộ sẽ trở nên hoảng loạn và khiến cảm giác ức chế cứ thế mà có dịp leo thang.
Thứ khiến công việc được hoàn thành không phải là những mục tiêu xa vời mà thay vào đó là một kế hoạch hành động khả thi, có lộ trình cụ thể. Những thay đổi nhỏ trong thói quen sẽ hình thành những tác động tích cực to lớn lên cách thức chúng ta làm việc để rồi từ đó tạo nên những thay đổi trong kết quả đạt được.
Môi trường làm việc cũng góp phần hình thành những thói quen tích cực. Vì lẽ đó hãy trang hoàng lại không gian làm việc của bản thân để có thêm ánh sáng và không khí, từ đó thúc đẩy hoạt động và năng suất xử lý của não bộ.
Những ngày làm việc tại nhà, dân văn phòng dễ để bản thân sa đà vào sự xuề xòa và kém chỉn chu. Đừng tự hỏi tại sao bản thân luôn cảm thấy buồn ngủ khi thay vì ngồi ngay ngắn vào bàn, chúng ta lại chọn cách nằm thoải mái trên chiếc giường ngủ. Hãy tránh xa những yếu tố có thể gây nhiễu và tạo nên những thói quen tiêu cực.
3. Đừng quá tin tưởng vào câu chuyện multi-tasking
Vừa nghe qua thì có vẻ mâu thuẫn, tuy nhiên, multi-tasking (làm cùng một lúc nhiều công việc) chưa chắc là cách để dân công sở có thể tối ưu hóa năng suất làm việc đâu.
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, dân công sở không còn bó hẹp bản thân mình trong mình trong một phạm trù công việc cụ thể nữa. Ai cũng tự tin bản thân có thể đảm trách nhiều hạng mục công việc, nhiều vai trò khác nhau và đó cũng là một trong những điểm cộng để đánh giá ứng viên.
Mặc dù vậy, làm nhiều hạng mục công việc cùng lúc đồng nghĩa với việc sự tập trung của chúng ta dành cho công việc sẽ bị giảm, từ đó dễ dàng bị sao nhãng hơn, sai sót cũng từ đó mà dễ xảy ra hơn. Việc chuyển đổi qua lại giữa các hạng mục công việc khác nhau cũng ngốn không ít thời gian của chúng ta.
Một nghiên cứu được tiến hành tại đại học Stanford cho thấy, những người đa nhiệm thường mất nhiều thời gian để chuyển đổi giữa các hạng mục công việc họ làm trong cùng một lúc. Bên cạnh đó, họ còn tốn nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và sàng lọc những thông tin liên quan, phục vụ cho công việc mà mình đang làm.
Ai cũng có cho mình những giới hạn riêng của bản thân. Có thể làm nhiều hạng mục công việc cùng một lúc không phải là điều không tốt. Tuy nhiên, đừng để vì thế mà bản thân chúng ta gặp phải những khó khăn không đáng có, từ đó giảm đi phần lớn năng suất đáng ra chúng ta có thể có.
Đang yên đang lành, mẹ tôi bỗng đột ngột đòi ly hôn với lý do khiến người khác "nuốt không trôi cơm" Chị em tôi sốc lắm khi thấy mẹ kiên quyết đòi ly hôn sau 20 năm chung sống với bố. Nhưng lý do bà đưa ra thì ai cũng thông cảm. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm...