Ngắm kỳ quan kiến trúc của đế quốc Ba Tư cổ đại
Điểm đặc biệt nhất của cung điện Taq Kasra của đế quốc Ba Tư cổ đại là một vòm cổng khổng lồ có chiều cao 37 mét, rộng 26 mét và dài 50 mét.
Điểm đặc biệt nhất của cung điện Taq Kasra của đế quốc Ba Tư cổ đại là một vòm cổng khổng lồ có chiều cao 37 mét, rộng 26 mét và dài 50 mét.
Tọa lạc gần thị trấn Salman Pak của Iraq, tàn tích cung điện Taq Kasra là minh chứng cho thời hoàng kim của vương triều Sassanid của đế quốc Ba Tư cổ đại.
Đây là một quần thể cung điện bề thế được dựng trong triều đại của vua Khosrau I tại thủ đô Ctesiphon sau một chiến thắng trước quân Byzantine năm 540 AD.
Điểm đặc biết nhất của cung điện Taq Kasra là một vòm cổng trung tâm có chiều cao 37 mét, rộng 26 mét và dài 50 mét.
Vòm cổng khổng lồ này có phần gạch phía trên đỉnh dày khoảng 1 mét, trong khi các bức tường hai bên dày đến 7 mét.
Video đang HOT
Đây là vòm cổng lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới trước thời kỳ hiện đại.
Để xây dựng kỳ quan này, các thợ xây Ba Tư đã áp dụng những kỹ thuật tiến bộ nhất thời đó trên phương diện toán học và vật liệu xây dựng.
Đến năm 637, người Hồi giáo chiếm Ctesiphon và xóa sổ vương triều Sadsanid. Sau đó, cung điện Taq Kasra được sử dụng như một nhà thờ Hồi giáo trong một thời gian cho đến khi toàn bộ khu vực này bị bỏ hoang.
Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên giữa sa mạc, vào năm 1909, một trận lụt nghiêm trọng đã phá hủy nặng nề các tàn tích của cung điện Taq Kasra.
Vào những năm 1980, chính quyền Saddam Hussein đã cố gắng khôi phục công trình này dựa trên các bản vẽ cổ. Tuy nhiên, dự án đã ngừng lại khi cuộc chiến tranh vùng vịnh xảy ra năm 1991.
Ngày nay, chính phủ Iraq đang hợp tác với các trường Đại học Chicago để khôi phục lại nguyên trạng cung điện Taq Kasra.
T.B (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Ngắm vẻ đẹp của sa mạc trắng đặc biệt nhất Mỹ
Cách trung tâm quận Alamogordo, bang New Mexico, Mỹ khoảng 26 km đi về phía tây nam là sa mạc White Sands rộng lớn bao phủ bởi cát trắng như tuyết.
Tuy nhiên không giống như những sa mạc khác, cát ở đây không bao gồm thạch anh, nhưng lại có tinh thể thạch cao.
Thạch cao là một trong những hợp chất khoáng phổ biến nhất được tìm thấy trên Trái đất nhưng do tính chất dễ hòa tan mà hiếm khi được tìm thấy ở dạng cát. Thạch cao thường được tìm thấy trong các suối nước nóng, hồ, biển và cũng có thể được hình thành trong quá trình nước bay hơi. Và đó chính xác là cách mà các cồn cát bằng thạch cao tại White Sands được hình thành.
Nơi White Sands tọa lạc chính là lưu vực Tularosa, có dạng lòng chảo được bao quanh bởi dãy núi Sacramento và San Andes. Khoảng 100 triệu năm trước đây, nước mưa và băng tan chảy từ các khe núi làm xói mòn thạch cao từ các loại đá trầm tích và tập trung chảy theo các sườn núi, tích lũy vật chất trong hồ Lucero thuộc lưu vực Tularosa. Sau đó nước bốc hơi còn lại dưới hồ một lớp các tinh thể thạch cao.
Tuy nhiên vì lý do ngoại cảnh tác động vào mà lượng tinh thể này giảm bớt, những hạt cát được gió thổi bay và tích tụ lại ở White Sands như ngày nay. Lucero giờ đây là một cái hồ cạn,tuy nhiên vào những đợt mưa to hiếm có nó cũng được chứa đầy nước.
Sa mạc White Sands chiếm diện tích khoảng 700 kilomét vuông với những cồn cát có chiều cao lên đến 15 mét. Đây cũng được coi là khu vực có cồn cát thạch cao lớn nhất thế giới. Những đụn cát thường xuyên thay đổi theo hướng di chuyển của những con gió Tây Nam.
Một điều đặc biệt nữa không giống như cát sa mạc khác, các tinh thể thạch cao không hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời do đó sẽ có cảm giác mát mẻ khi chạm vào cát. Du khách cũng có thể dễ dàng đi bộ trên cát bằng chân trần, thậm chí là trong những tháng hè nóng nhất, nơi đây rất thích hợp cho hoạt động trượt cát.
Du khách thỏa thích nô đùa trên sa mạc cát trắng như tuyết
Theo_Dân việt
Khám phá điểm đặc biệt trên súng trường K11 Hàn Quốc Súng trường K11 có tâm phu trên ông ngăm sư dung tia laser xac đinh khoang cach, giúp xa thu dê dang đặt muc tiêu vao tâm ngăm va ke Súng trường K11 - "XM-29" có tâm phu trên ông ngăm sư dung tia laser xac đinh khoang cach, giúp xa thu dê dang đặt muc tiêu vao tâm ngăm va keo co....