Ngắm kiến trúc cổ trong những ngôi làng biệt thự ở miền Bắc
Nét độc đáo của những ngôi làng này là còn nhiều căn biệt thự xây dựng theo kiến trúc Pháp có tuổi đời cả trăm năm.
Được mệnh danh là “làng biệt thự”, làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) có tuổi đời lên đến 500 tuổi.
Những ngôi biệt thự mang kiến trúc nửa Tây, nửa ta, nửa gotic của Pháp, nửa thuần Việt mang lại cho ngôi làng dáng vẻ rất riêng.
Theo một người dân sống trong làng, ở đây hiện chỉ còn khoảng 20 ngôi nhà cổ. Có những căn vẫn vang tiếng người sinh hoạt nhưng cũng có vài biệt thự bỏ hoang, cài then, vắng chủ.
Nhiều căn nhà với vòm cuốn, mái đổ, gỗ lim đã mục, những mảng ố màu rêu phong bị quên lãng.
Nép mình bên dòng sông Nhuệ, làng Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) vẫn giữ được cho riêng mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính của ngôi làng ven sông quen thuộc vùng Bắc bộ trước thách thức của đô thị hóa.
Video đang HOT
Trước năm 1975 làng Cự Đà còn nguyên bản với khoảng 100 ngôi nhà cổ cũng như các biệt thự kiến trúc Pháp. Hiện nay còn khoảng 50 ngôi nhà cổ, khá nguyên vẹn, bao gồm cả những ngôi nhà kiến trúc vùng đồng bằng Bắc Bộ và kiến trúc kiểu Pháp.
Kiến trúc kiểu nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ của Cự Đà chủ yếu là những ngôi nhà 5 gian, 2 trái hoặc 5 gian.
Những căn biệt thự kiểu Pháp trong làng dù đã trải qua trăm năm nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Một cổng ngõ cổ kính ở làng Cự Đà. Ảnh: VOV
Làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) hiện có 20 căn biệt thự Pháp cổ, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Căn biệt thự cổ nằm trên mảnh đất rộng 300m2 thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Khắc Tiệp gần như giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc.
Tất cả các cánh cửa trong biệt thự đều được làm từ gỗ lim. Trải qua gần 1 thế kỷ nhưng hệ thống cửa vẫn chưa có dấu hiệu bị mối mọt.
Bên trong biệt thự có nhiều họa tiết cầu kỳ. Ảnh: Vietnamnet
Ngôi làng nhà thuyền yên bình ở Nhật Bản
Hơn 200 nhà thuyền cổ tại làng đánh cá yên bình nhất Nhật Bản thu hút nhiều du khách muốn tận hưởng kỳ nghỉ tĩnh lặng giữa thiên nhiên cổ kính, yên bình.
Ngôi làng đánh cá nhỏ được mệnh danh là Venice của Nhật Bản nằm ở vịnh Ine (Kyoto, Nhật Bản). Hàng trăm nhà thuyền cổ kính với lối kiến trúc đặc biệt nổi trên mặt nước sẽ đưa du khách đến với trải nghiệm khó quên khi lạc giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Nằm trong thị trấn Ine, ngôi làng đánh cá Funaya trở thành một phần mang bề dày lịch sử, văn hóa, là địa điểm bảo tồn quan trọng trong các nhóm tòa nhà truyền thống ở Nhật. Các funaya (nhà thuyền nổi) tồn tại đến ngày nay. Nhiều hộ kinh doanh đã tái cấu trúc thành các nhà nghỉ, khách sạn lưu trú cho du khách ghé thăm.
Làng chài Funaya (tên đầy đủ là Ine No Funaya) là tọa độ hoàn hảo cho các chuyến đi ngắn ngày của du khách muốn tìm nơi yên tĩnh, hòa mình vào thuyên nhiên nên thơ của Nhật Bản. Về đêm, bạn dễ dàng ngắm kiến trúc cổ kính của nhà thuyền phản chiếu trên mặt nước khi nghe tiếng chim hót giữa rừng.
Du khách sẽ được tham quan vịnh Ine bằng thuyền với hướng dẫn viên hoặc tự đạp xe khám phá đời sống địa phương. Nơi hẻo lánh này cho khách du lịch trải nghiệm gần hơn với đời sống của người dân hành nghề đánh cá, khám phá văn hóa Nhật Bản.
Bạn dễ dàng đến làng Funaya bằng xe tự lái hoặc xe buýt ở Nhật Bản. Viên ngọc nhỏ giữa ốc đảo hẻo lánh nơi trung tâm vịnh Ine giúp mọi du khách ghé thăm nghỉ ngơi, thư giãn. Xung quanh làng có đủ các hoạt động vui chơi như công viên Funaya no Sato, các nhà hàng cho du khách mua sắm chỉ cách khoảng 5 phút đi bộ.
Sau khi tận hưởng sự náo nhiệt của trung tâm thành phố Kyoto, chuyến du lịch ngắn ngày đến ngôi làng này mang tới trải nghiệm đáng yêu cho các cặp đôi, gia đình nhỏ. Dù cổ kính nhưng nơi đây có đủ tiện ích cho việc lưu trú của du khách thích sự tinh tế, mộc mạc của văn hóa Nhật.
Tại ngôi làng yên bình này, thực đơn của bạn không thể thiếu những món ăn bổ dưỡng với sashimi, sushi... làm nên đặc trưng ẩm thực Nhật Bản. Hãy tận hưởng mọi khoảnh khắc bình yên nơi đây khi trốn khỏi bộn bề cuộc sống.
Ngôi đình độc lạ ở Hà Nội với tư thế rồng quay ngược Đình thôn Vạn Phúc (Vạn Kim, Mỹ Đức, TP. Hà Nội) có hình dáng của một dãy nhà kho trong khi rồng đá có tư thế hướng vào trong và hiện vẫn chưa có lý giải nào xác đáng. Đình Vạn Phúc nằm trên khu đất rộng rãi sát sông Đáy, ven con đường nối từ tỉnh lộ 419 vào làng. Vẻ bề...