Ngắm kiến trúc cổ độc đáo ở ĐBSCL
Trong chuyến ghé thăm vùng sông nước Nam bộ, độc giả Lê Phước đã phát hiện ra nhiều ngôi nhà cổ không có trong lịch trình thường thấy của các tour du lịch.
Đến từ ngành kiến trúc, tôi luôn có niềm đam mê với các tòa nhà thanh lịch, đặc biệt là những ngôi nhà cổ xưa. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, những ngôi nhà hiện đại mọc lên san sát. Nhưng bạn sẽ sửng sốt khi khám phá ra sự tồn tại kiến trúc cổ ở vùng Đồng Bằng Nam bộ.
Thật ngạc nhiên và vui mừng khi tôi bất ngờ phát hiện ra nhiều tòa nhà cổ theo kiến trúc truyền thống Việt Nam vẫn còn tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long trong chuyến du lịch gần đây, mà rất nhiều trong số đó thường không có trong hành trình của khách du lịch. Phần lớn các di tích còn lại bao gồm chùa, đình và biệt thự.
Các kiến trúc này, vì hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20), nên thường biểu hiện phong cách hoà hợp Pháp – Việt. Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam, bên cạnh đó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật không kém gì so với kiến trúc như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ, đồ trang trí nội thất, v.v…
Chùa Phước Hưng/Chùa Hương (1838 – 1882) – Sa Đéc, Đồng Tháp
Mặc dù ít phô trương hơn nhiều so với ngôi chùa bề thế hàng xóm là Chùa Bửu Quang, mặt tiền nghiêm trang của ngôi chùa này biểu lộ một ngôi chính điện đơn giản và yên tịnh lại thêm vào một sân cây cảnh tươi mát ở giữa.
Chùa Bửu Hưng/ Chùa Cã Cát (thế kỷ 18 – 20) – Lai Vung, Đồng Tháp
Lần đầu tiên bước vào chính điện của ngôi chùa này, tôi rất kinh ngạc bởi kiệt tác chạm trổ tinh xảo mạ vàng và nhiều tác phẩm điêu khắc xưa xếp hàng dọc theo tường, đặc biệt hơn là bức tượng Phật A Di Đà ở bàn thờ chính có niên biểu thời Vua Minh Mạng (1820 -1841). Khu mộ bảo tháp của các vị sư trụ trì và chư tăng trong quá khứ dưới sự che chở của vườn tre uốn éo càng gia tăng quang cảnh cổ đại của tu viện này.
Video đang HOT
Tranh Tường Chùa Bửu Lâm/Chùa Tổ (1986) – Kiến Văn, Đồng Tháp
Sự khám phá bất ngờ nhất là các bức tranh tường còn tồn tại của họa sĩ Thiện Tâm, người đã dạy tôi hội họa vào giữa thập nin 1980 khi tôi còn ở Việt Nam. Ông là trong số những họa sĩ tài năng và sung mãn nhất chuyên môn về vẽ tranh tôn giáo cho rất nhiều chùa ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở tỉnh Đồng Tháp. Điều không may mà tôi biết được trong các chuyến thăm này là nhiều bức tranh tường của ông đã bị phá hủy trong quá trình xây dựng chùa mới và vì cho là không hợp thời trang hơn phù điêu. Ở Chùa Bửu Quang, trn tầng hai, toàn bộ những bức tranh tường tuyệt đẹp của họa sĩ Thiện Tâm đã không may bị quét vôi bao phủ. Tôi tin rằng người có tài năng khôi phục sẽ có thể hồi sinh lại những bức tranh tường quí giá này.
Đình Châu Phú (1922) – Châu Đốc, An Giang
Vì lẻ địa điểm hẻo lánh và ít du khách lai vãng, đình may mắn được bảo quản tốt hơn và còn nguyên vẹn như xưa hơn so với chùa. Khác hơn so với hình thể bán Pháp bên ngoài, nội thất của ngôi đình nầy hoàn toàn theo kiến trúc truyền thống Việt Nam điển hình của thể loại này. Giống như nhiều ngôi đình khác, đình Châu Phú cũng đối mặt với con sông ở phía trước, có lẽ cho phù hợp với nguyên tắc thiết kế phong thủy.
Đình Mỹ Phước (1889, 1903) – Long Xuyên, An Giang
Ngôi đình này đặc biệt khác thường là vì có nội thất giản dị, được chống đỡ bởi các cây cột cao và mảnh khảnh, tạo ra một không gian rộng và yên tĩnh, đối lập hoàn toàn với sự sang trọng điển hình của nội thất trong những ngôi đình khác do sơn son thiếp vàng rực rỡ, chạm trổ quá mức, và nhiều đồ trang trí chật chội.
Đình Long Thanh (1913) – Vĩnh Long, Vĩnh Long
Tham quan ngôi đình này gần Tết, tôi rất hài lòng khi chiêm ngưỡng sự trang trí thanh lịch, không cầu kỳ bên trong rất phù hợp với tuổi của nó thiết kế trần thấp cũng thích hợp hơn với kích thước con người. Tuyệt vời hơn nữa là hoành phi và đồ nội thất cổ xưa đơn giản và những hàng cột trang trí liễn đối công phu. Phía sau đình đối mặt với dòng sông có khuôn vin nhiều bóng cây mát mẻ mang lại sự sảng khoái cho khách vãng lai.
Đình Định Yên (1909) – Định Yên, Đồng Tháp
Miêu tả thích hợp nhất về tuyến đường đến ngôi đình hẻo lánh này là một chuyến đi dạo thanh nhàn, tạo cơ hội mỹ mãn để chiêm ngưỡng vùng nông thôn Việt Nam. Chắc chắn do ít ai biết đến ngôi đình này nn kiến trúc thuần túy của nó vẫn còn nguyên vẹn, như là châu báu trong biển nhà bê tông bóng bảy mọc lên như nấm trên toàn Việt Nam. Nội thất ngôi đình giống như một bảo tàng đầy thân thiện. Đầu 7 hiên được chạm trổ con rồng tinh vi đồ vật tinh tế nhất ở đây là những bức tranh cũ đầy quyến rũ thực hiện bởi bàn tay hoàn hảo của các nghệ nhân địa phương.
Đình Tân Phú Trung (1853, 1864) – Tân Phú Trung, Đồng Tháp
Phải đi qua đoạn đường dài gập ghềnh mới đến địa điểm vùng nông thôn của ngôi đình. Nhìn chung, ngôi đình này được bảo quản tốt có lẽ vì ít phải đón du khách địa phương và nước ngoài.
Những tác phẩm chạm trổ sơn son thiếp vàng hấp dẫn và các bức tranh địa phương giản dị chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách. Như những ngôi đình khác, ngôi đình này cũng tổ chức lễ hội hàng năm đầy màu sắc văn hóa.
Biệt thự Bình Thủy (1870) – Bình Thủy, Cần Thơ
Mặt tiền phong cách Pháp của ngôi nhà che giấu nội thất phương Đông bn trong, và hơn nữa, biệt thự này có chức năng như một viện bảo tàng tư nhân. Kiến trúc và trang trí nội thất vẫn còn như ban đầu nhưng tinh tế hơn vì không có liễn đối và sơn son thiếp vàng rực rỡ thường thấy trong đình và chùa.
Biệt thự Huỳnh Thủy Lê (1895, 1917) – Sa Đéc, Đồng Tháp
Không cần thiết lặp lại lịch sử lẫy lừng của nó, kiến trúc tòa biệt thự này thiết kế tương tự như biệt thự Bình Thủy, đặc biệt hơn là nó có một diện mạo như sơn mài do lớp sơn bóng màu đen phủ trên ván tường và cột.
Hướng dẫn du lịch:
Nhiều địa điểm ở vùng nông thôn hẻo lánh cách xa thị trấn, đường xá ít được duy trì và cơ sở thiếu tiện nghi, vì vậy du khách nn đi xe gắn máy. Không nn mang theo đồ nặng, chỉ mang đồ cần thiết hàng ngày cho chuyến đi.
Nơi đây thường xuyên ít người lai vãng ngoại trừ một vài du khách tò mò và mạo hiểm, đình khó có cơ hội vào bên trong nn bạn phải kiên nhẫn chờ đợi người quản lý, đôi khi với một chút may mắn bạn mới có thể vào được bên trong. Bạn nhớ hỏi tên địa phương của các di tích này
Theo VNE