Ngắm khu vườn 300m2 ngập tràn hoa trái ở Hà Giang của bà mẹ trẻ
Không chỉ dành tâm huyết cho mảnh vườn trồng rau và hoa, gia đình chị Phương Thảo còn đặc biệt chăm chút những góc nhỏ của ngôi nhà.
Ngôi nhà trong mơ
Từng là giáo viên cấp 3, hiện tại chị Đỗ Phương Thảo (SN 1981, Hà Giang) dành toàn bộ thời gian chăm sóc gia đình nhỏ và khu vườn xinh xắn.
Trước đây, chị được cộng đồng yêu nhà trên mạng xã hội biết đến là chủ nhân ngôi nhà hoa hồng bằng gỗ. Cách đây hơn 2 năm, gia đình chị chuyển về nhà mới ở một khu đô thị của thành phố Hà Giang trên mảnh đất rộng 700m2. Trong đó, anh chị dùng 400m2 để xây nhà ở và diện tích sân vườn để trồng hoa, 300m2 còn lại được sử dụng để làm vườn trồng rau sạch cung cấp cho gia đình.
Ngôi nhà của chị Thảo nổi bật bởi vẻ đẹp yên bình, thơ mộng với những vườn hoa rực rỡ và vườn hoa xanh mát bao quanh.
Chia sẻ về tổ ấm của mình, chị Thảo hạnh phúc khoe: ” Trước giờ gia đình mình luôn mong muốn được sống ở nơi rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên nên ngôi nhà thứ hai này đã hiện thực hóa gần hết mơ ước của chúng mình là rộng rãi hơn, bố trí hợp lý hơn, diện tích vừa đủ cho một không gian xanh mong muốn.
Trong quá trình xây dựng ngôi nhà, chúng mình được trực tiếp tham gia vào nhiều công khác nhau như việc lên ý tưởng, cùng làm hàng rào, khắc tên nhà ở trụ cổng, lối đi thiết kế vườn rau,…“.
Lối đi và hàng rào được các thành viên trong gia đình chị Thảo chăm chút từ những ngày mới làm nhà.
Video đang HOT
Đặc biệt, chị Thảo thích thú nhất là lối đi từ cổng chính ra cổng phụ được chính chị lên ý tưởng và đi nhặt từng viên sỏi dưới sông về để ghép lại. Quá trình làm nhà khá vất vả nhưng vì được góp công sức cho không gian yêu thích nên các thành viên trong gia đình chị luôn cảm thấy vui và hạnh phúc.
Điểm nhấn đặc biệt nhất trong khuôn viên căn nhà của chị là khu vườn ngập sắc hoa và các loại rau quả. Bà mẹ này đã cải tạo khu vườn thành góc cổ tích với vài chục loại hoa như hoa hồng leo, mẫu đơn, hướng dương, violet, thiên điểu, dâm bụt, hoa láng, nhài, ngâu, ngũ sắc, én bạc, kim đồng, tuyết sơn phi hồng, đại môn, sen đá, dã quỳ,…
Trước khi trồng, chị Thảo cẩn thận tính toán mùa hoa và màu sắc của từng loại để khu vườn lúc nào cũng ngập sắc hương.
Khu vườn ngập sắc hoa giữa phố núi.
Với các loại cây ăn trái trong vườn như vú sữa, xoài, bưởi, hồng xiêm, quất hồng bì, bơ,… chị cũng khéo léo trồng phân tầng từ cao xuống thấp để tạo cho khu vườn vẻ đẹp tự nhiên.
Phần lớn diện tích còn lại của khu vườn, bà mẹ Hà Giang trồng rau sạch theo mùa để phục vụ bữa ăn của gia đình. Vào mùa hè, khu vườn nhà chị luôn sẵn các loại bầu, bí, mướp, rau muống, rau đay mùng tơi,… và bắp cải, su hào, súp lơ, củ cải, các loại rau cải ăn lá, cà tím, cà chua, các loại rau gia vị vào mùa đông.
Mảnh vườn trồng rau của chị còn được thiết kế hiện đại với nhà vệ sinh riêng, khu vực ngâm ủ phân hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học, khu vực để dụng cụ lao động, có lều tránh nắng, có hệ thống tưới rau tự động,…
Vài góc nhỏ trong vườn rau của chị nông dân phố núi.
Hơn hết, khu vườn này còn là góc học tập, lao động trải nghiệm của các bé nhà chị Thảo. ” Tại đây, hai con được cùng mẹ tham gia vào quá trình làm vườn với các kĩ năng chăm sóc vườn cây, kiến thức về tự nhiên, về cây cối, về côn trùng thông qua khu vườn. Mình cũng dạy các bé các sự vật xung quanh bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho các bé“, chị hào hứng kể.
Truy lùng món bún đầy kỳ công, đặc sản của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7
Công đoạn chế biến những sợi bún đầy cầu kỳ cộng với những con vịt béo tốt được chăn nuôi tự nhiên đã tạo nên hương vị đặc biệt của bún vịt ở Hà Giang.
Hà Giang không chỉ thu hút du khách bởi cảnh non núi hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng mà còn ghi dấu ấn bởi ẩm thực đa dạng của đồng bào vùng cao. Và món bún vịt làng là một trong số đó.
Bún vịt làng là đặc sản mang văn hóa của người Tày ở Hà Giang. Món ăn chỉ với hai nguyên liệu chính là bún và vịt nhưng khi dùng thử, du khách sẽ phải ngạc nhiên với hương vị không thể tìm đâu được ngoài vùng đất nơi địa đầu của Tổ quốc.
Bún vịt là món ăn phổ biến khắp nước, nhưng hương vị đặc biệt của tô bún vịt làng này chỉ có thể tìm thấy ở Hà Giang. (Ảnh: guigiovetroiii)
Điều đầu tiên làm nên sự khác biệt ở bún vịt của dân tộc Tày đó là những sợi bún được chính người dân làm thủ công với quá trình cầu kỳ.
Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành từng viên bột to, cho vào nước sôi luộc nửa sống nửa chín. Những viên bột tiếp tục được đem đi giã nhuyễn để phần bột sống và chín hòa lẫn vào nhau...
Những sợi bún được làm thủ công từ bàn tay của đồng bào dân tộc Tày. (Ảnh: ngaybabuacungthiuyen)
Quá trình làm bún trải qua nhiều công đoạn đầy công phu, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến chế biến đều được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Sợi bún khi thành phẩm thường to hơn bún thông thường, và nhờ vào quá trình làm thủ công đầy khéo léo, tỉ mỉ cũng như nguyên liệu tươi tốt, không chất bảo quản nên sợi bún dẻo, dai và ngon hơn hẳn. Chính vì vậy, dù có mất nhiều công sức, nhưng người Tày ở Hà Giang vẫn giữ cách làm này.
Đây là một trong những món ăn ưa chuộng của người Tày vào rằm tháng 7. (Ảnh: Bún Vịt Làng Hà Giang)
Đặc biệt, vào những dịp lễ, tết, nhất là rằm tháng Bảy - một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của dân tộc Tày, họ vẫn giữ truyền thống tự tay làm ra những sợi bún tươi ngon này để thưởng thức như một món ăn đặc sản.
Nếu như quá trình chế biến những sợi bún đầy kỳ công góp phần tạo nên sự khác biệt của bún vịt Hà Giang thì nguyên liệu còn lại - thịt vịt cũng đáng chú ý không kém.
Những miếng thịt vịt đầy chất lượng là một phần làm nên sự lôi cuốn của món ăn. (Ảnh: vad2804)
Những miếng thịt trong bún vịt Hà Giang đều là từ những con vịt được bà con nơi đây trực tiếp nuôi và chăn thả bên những bờ suối từ Tết đến đầu hè và rằm tháng 7. Khi này, những chú vịt đã trở nên béo tốt, chắc nịch, đủ tươi ngon để làm nguyên liệu cho món bún này.
Bún vịt làng Hà Giang tuy dân dã nhưng cũng không tốn phần kỳ công để cho ra thành phẩm ngon. (Ảnh: tuan.hao.2505)
Vịt sau khi được sơ chế kỹ càng với gừng và rượu trắng sẽ được nấu để lấy nước dùng. Thịt vịt khi đã chín được thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, xếp lên trên những sợi bún trắng tròn, thêm chút hành, vài loại rau thơm tươi mát, chút ớt cay..., sau cùng kết thúc bằng vá nước dùng nóng hổi.
Nếu có dịp đến Hà Giang, đừng quên thưởng thức bún vịt làng để cảm nhận nét độc đáo trong ẩm thực của người dân ở cao nguyên đá xinh đẹp này nhé! (Ảnh: suytnuathiyeu.149)
Chính cái dân dã, vị ngọt tự nhiên của những sợi bún dài mềm mịn hòa quyện với cái béo ngậy của từng miếng thịt vịt tươi ngon đã tạo nên sức hấp dẫn của bún vịt làng, để lại ấn tượng khó quên với những ai từng được dịp thưởng thức đặc sản này.
Ông Đoàn Ngọc Hải ngã gục trên đường đi từ thiện, phải nhập viện gấp; tình hình sức khỏe gây lo lắng Sau khi giúp đỡ được 1 em nhỏ, ông Đoàn Ngọc Hải đã gục ngã phải nhập viện tỉnh Hà Giang khiến CĐM không khỏi lo lắng. Mới đây, ông Đoàn Ngọc Hải đăng tải trên trang cá nhân bài viết chia sẻ về câu chuyện xúc động cùng tình hình sức khỏe nhận được sự quan tâm lớn của khán giả. Theo...