Ngắm hòn Trứng, sân chim biển có mật độ sinh sản lớn nhất Việt Nam
Nằm tách biệt với các đảo lớn của Côn Đảo, Hòn Trứng là một đảo đá nhỏ, với diện tích hơn 1 hécta, đây là nơi sinh sống và làm tổ của hàng nghìn cá thể chim biển.
Hòn Trứng còn có tên gọi khác là hòn Đá Bạc. Lý giải về tên gọi hòn Trứng, nhiều người địa phương cho biết vì ở đây có nhiều trứng chim, còn hòn Đá Bạc là do trên đảo không có cây lớn phân bố, khi đứng xa nhìn chỉ thấy màu trắng bạc của đá.
Hòn Trứng cách trung tâm Côn Đảo khoảng 16,3km. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Nơi đây có nhiều loài chim biển sinh sống và làm tổ như nhàn mào lớn, nhàn lưng đen, nhàn hồng, nhàn sumatra, chim Yến hồng trắng, điên bụng trắng, nhàn đầu xám. Trong đó nhàn mào lớn có số lượng nhiều nhất với khoảng hơn 3.000 cá thể. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Chim nhàn mào lớn. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Chim nhàn đầu xám. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Video đang HOT
Theo thống kê của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, các chim biển sẽ di cư đến để làm tổ và đẻ trứng. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Hòn Trứng thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam, với mật độ trung bình là 4,88 trứng/m. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Hầu như không có loài thực vật nào sinh sống tại hòn đảo này ngoài một ít cỏ cây rải rác, nơi đây cũng có các mỏm đá với hình thù kỳ dị được xếp chồng lên nhau.
Nếu có muốn ngắm các loài chim tại hòn Trứng, du khách có thể tìm đến Vườn Quốc gia Côn Đảo. Tuy nhiên, du khách chỉ có thể ngồi trên ca nô từ xa để ngắm nhìn, không thể tiếp cận các loài chim trên đảo ở khoảng cách gần vì chim bị hoảng, sẽ bay đi.
Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm chim ở Hòn Trứng là hoàng hôn, vì lúc này chim sẽ bay về sau khi kiếm ăn và đây cũng là khoảng thời gian có cảnh biển đẹp nhất. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Thiên đường chim giữa biển khơi
Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục Hòn Trứng, thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo, là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam.
Nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 16,3 km, diện tích chỉ hơn 1 ha, Hòn Trứng là một hòn đảo đá nhỏ nằm ngoài khơi thuộc Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nơi đây được mệnh danh là sân chim lớn nhất Đông Nam Á.
Hòn đảo này quanh năm nắng và gió, toàn đá và cỏ dại. Kỳ lạ thay, nơi thiên nhiên khắc nghiệt giữa biển khơi này lại là thiên đường của các loài chim. Sự sống đôi khi hồi sinh ở những nơi đầy khắc nghiệt.
Du khách có thể trải nghiệm ở đêm xem rùa đẻ trứng tại hòn Bảy Cạnh, xuất phát lúc 7h sáng, ngày mai di chuyển sang khu vực hòn trứng với hơn 5000 cá thể chim sinh sống, làm tổ đẻ trứng. Ở đây du khách có thể ngắm hòn trứng từ xa trên cano, với những chú chim đang chao lượn trên bầu trời để kiếm ăn.
Kết quả thống kê của các nhà khoa học cho thấy, với diện tích 1,49ha, trên Hòn Trứng có khoảng 72.712 trứng chim biển. Như vậy, mật độ trứng trung bình tại sân chim Hòn Trứng là 4,88 trứng/m.
Côn Đảo có nhiều loài chim độc đáo.
Theo báo cáo của VQG Côn Đảo, Hòn Trứng được ghi nhận 5 loài chim biển di cư về làm tổ, đẻ trứng gồm nhàn lưng đen, nhàn mào lớn, chim điên bụng trắng, yến hông trắng, nhàn đầu xám. Các loài chim thường làm tổ khắp đảo và kiếm ăn xung quanh đó. Ban ngày, chúng bay lượn tìm mồi trên mặt biển, thay nhau về Hòn Trứng nghỉ chân, làm tổ, đẻ trứng, chăm sóc con non...
Chim điên bụng trắng (Sula Leucogaster) khi trưởng thành đầu, cổ, mặt trên thân, cánh và đuôi nâu thẫm. Lông bao cánh dưới ở giữa trắng, các lông khác nâu. Toàn bộ mặt bụng trắng. Chim chưa trưởng thành màu lông ở lưng nhạt hơn, mặt bụng có màu nâu, điểm trắng. Mắt xám bạc hay vàng nhạt. Mỏ và da quanh mắt vàng xanh nhạt. Chân vàng nhạt. Sống thành đàn kiếm ăn trên mặt biển. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng- Võ Rin.
Nhàn mào (Sterna Bergii) trưởng thành có bộ lông mùa hè xám tro ở lưng, vai, cánh và đuôi có phần trong trắng. Đỉnh đầu có mào đen. Phần còn lại của bộ lông trắng với 2 điểm xám nhỏ trên ngực. Bộ lông mùa đông có phần trước đỉnh đầu trắng. Chim non thì bộ lông có nhiều vết nâu. Mắt nâu thẫm. Mỏ vàng, gốc mỏ lục nhạt. Chân đen. Sống và làm tổ ngoài biển khơi, kiếm ăn thường vào bờ trong mùa gió nam. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng- Võ Rin.
Ở Vườn quốc gia Côn Đảo, từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm, du khách có thể di chuyển bằng cano đi ra Hòn Trứng để ngắm loài chim siêu đẹp này.
Nhàn đầu xám ( ) trưởng thành bộ lông mùa hè có trán màu trắng chuyển thành xám ở đỉnh đầu và xám nâu trên cổ, cuối cùng là màu nâu gụ trên thân. Phiến ngoài của lông cánh sơ cấp và lông đuôi màu đen. Đuôi nhọn ở giữa. Chim non bộ lông có nhiều màu nâu hơn và đỉnh đầu không xám. Mỏ đen, chân đen mắt nâu. Nơi sống: trên các hòn đảo, vào bờ kiếm ăn tháng 3 đến tháng 8. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng- Võ Rin.
Không chỉ có chim, đến Côn Đảo, du khách còn có thể tham gia vào chương trình xem rùa đè trứng. Du khách tới đây được trải nghiệm cắm trại tại khu vực an toàn, trải nghiệm độc đáo với những món ăn giản dị của cán bộ kiểm lâm.
Du khách tham gia chương trình xem rùa đẻ trứng đặc sắc nhất Việt Nam, và thả những chú rùa con về biển, xem cua xe tăng kiếm ăn trong rừng ngập mặn, tham quan rừng ngập mặn nguyên sinh, và nghe những câu chuyện từ hướng dẫn viên Vườn Quốc Gia Côn Đảo thuyết minh.
Hòn Đá Bạc - thiên đường bị lãng quên Kết thúc chuyến du lịch đến hòn Đá Bạc - một hòn đảo nhỏ nằm ven bờ, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, chúng tôi ra về trong tiếc nuối về một địa điểm du lịch đã không được đầu tư khai thác tốt. Từ TP Cà Mau, xuôi theo đường Ngô Quyền, phường 9, đến tận hòn...