Ngắm hai đuôi phát xạ tia X ngoạn mục chung một thiên hà
Dữ liệu quang học H-alpha thu được bằng Kính viễn vọng vật lý thiên văn miền Nam (SOAR) ở Chile cung cấp thông tin, hình ảnh mới nhất về hai đuôi phát xạ tia X cực kỳ ngoạn mục trong không gian.
Theo SOAR, hiện tượng này được phát hiện trong cụm thiên hà Abell 3627 và chúng là phần đuôi thiên hà ESO 137-001, cách Trái Đất chúng ta khoảng 260.000 năm ánh sáng.
Theo các chuyên gia thiên văn, đuôi thứ nhất của thiên hà được phát hiện nhanh, rõ ràng hơn nhờ cấu trúc dày đặc biệt. Nhưng riêng đuôi thứ hai song song của ESO 137-001 lại mờ hơn một cách bí ẩn.
Nguồn ảnh: ESA
Khi phân tích chuyên sâu, có thể thấy 2 đuôi tia X này được hình thành từ khí nóng 100 triệu độ C do chính thiên hà mẹ ESO 137-001 cung cấp liên tục nhưng có sự phân chia “liều lượng” không đồng đều.
Vì thế, nhờ năng lượng khí nóng khủng mà một số cụm sao trẻ đã nhanh chóng được hạ sinh trong các vành đuôi này và tồn tại cố định một chỗ, hầu như ít di chuyển ra khỏi hai cái đuôi này, tất cả dính chặt với thiên hà mẹ.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ.
Huỳnh Dũng
Vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất của ngôi sao nặng gấp 100 lần Mặt Trời
Các nhà khoa học ghi nhận 1 vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất từng quan sát được. Đó là 'cái chết' của 1 ngôi sao khổng lồ nặng gấp 100 lần Mặt Trời.
Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ siêu tân tinh này đã giải phóng năng lượng nhiều gấp 2 lần bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào từng quan sát được cho tới nay. Sự kiện thiên văn này xảy ra ở một thiên hà nhỏ xa xôi cách Trái Đất 4,6 tỷ năm ánh sáng.
Cho đến khi quan sát được mới đây thì theo các nhà khoa học, vụ nổ siêu tân tinh trên mới chỉ nằm trong lý thuyết.
Ảnh minh họa vụ nổ siêu tân tinh SN2016aps của trường Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ ngày 13/4/2020. Ảnh: Reuters
Nhà vật lý thiên văn Matt Nicholl thuộc Đại học Birmingham ở Vương quốc Anh nhận định 2 ngôi sao vô cùng lớn, với mỗi ngôi sao nặng gấp Mặt Trời của chúng ta khoảng 50 lần đã sáp nhập với nhau để tạo nên một ngôi sao khổng lồ trong khoảng 1.000 năm trước khi phát nổ. Chúng là một phần trong cái gọi là hệ sao nhị phân với 2 ngôi sao hướng theo lực hấp dẫn về phía nhau.
Ngôi sao sáp nhập phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh này có tên chính thức là SN2016aps nằm trong một khu vực rất đặc và giàu hydro.
"Chúng tôi phát hiện ra rằng vụ nổ siêu tân tinh này có thể vô cùng sáng bởi sự va chạm mạnh mẽ giữa các mảnh vỡ bung ra từ vụ nổ trên và luồng khí bao quanh ngôi sao này một vài năm trước đó", Nicholl - chủ nhiệm nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy tuần này cho biết.
Những ngôi sao chết đi theo các cách thức rất khác nhau, phụ thuộc vào kích cỡ của nó và các yếu tố khác. Khi một ngôi sao nặng gấp khối lượng của Mặt trời khoảng 8 lần phát nổ, nó sẽ lạnh dần đi và lõi sụp xuống, tạo nên những bước sóng mạnh mẽ khiến lớp vỏ ngoài của nó phát nổ, mạnh tới nỗi có thể chiếu sáng toàn bộ thiên hà.
Các nhà nghiên cứu, những người đã quan sát trong 2 năm cho tới khi vụ nổ trên giảm bớt 1% độ sáng tối đa của nó, cho biết, hiện tượng này là một ví dụ cho vụ nổ siêu tân tinh gọi là pulsational pair-instability, hay PPI. Đó là một vụ nổ siêu tân tinh của các ngôi sao có khối lượng gấp khoảng 100 - 130 lần khối lượng Mặt Trời.
"Phát hiện này cho thấy còn nhiều điều thú vị và những hiện tượng mới chưa được phát hiện trong vũ trụ", Peter Blanchard, một nhà khoa học nghiên cứu về vật lý thiên văn tại Đại học Northwestern ở Illinois cho biết.
Những ngôi sao rất nặng giống như vậy có lẽ phổ biến hơn vào thời kỳ đầu của vũ trụ, Nicholl nhận định.
"Bản chất của những ngôi sao đầu tiên này là một trong những câu hỏi lớn trong thiên văn học. Trong thiên văn học, nhìn thấy những thứ xa hơn tức là nhìn về quá khứ xa hơn và xa hơn so với hiện tại của chúng ta. Vì thế, chúng ta có lẽ thực sự đã nhìn thấy chính những ngôi sao đầu tiên khi chúng phát nổ với cách thức tương tự như ngôi sao trên. Và bây giờ chúng ta biết những điều cần tìm kiếm là gì"./.
Kiều Anh
Đón mưa sao băng Thiên Cầm ngoạn mục nhất năm 2020 Người yêu thiên văn sắp có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Thiên Cầm vào đêm 22, rạng sáng 23/4/2020. Trận mưa sao băng Lyrid duy nhất trong tháng 4 được coi là một trong những trận mưa lâu đời nhất được ghi nhận trong lịch sử và ngoạn mục nhất năm 2020. Sao băng Thiên Cầm (Lyrids) đặt tên theo...