Ngắm đường Hoàng Sa, Trường Sa ở Thủ đô
Hai tuyến đường sẽ được đặt tên Hoàng Sa, Trường Sa ở Hà Nội có 8 làn đường, chiều rộng lên tới 68m.
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình số về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn năm 2016.
Theo đó, huyện Đông Anh sẽ có thêm đường Hoàng Sa và đường Trường Sa. Hai tuyến đường liền nhau, nối từ đường Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp đến cầu Đông Trù.
Vị trí hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa ở Hà Nội
Đường Hoàng Sa có điểm đầu từ ngã tư giao cắt với đường Võ Văn Kiệt, đối diện khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Tuyến đường có chiều có chiều dài 4.800m, rộng 68m với 8 làn đường
Video đang HOT
Đây là một trong những tuyến đường hiện đại nhất Thủ đô
Hệ thống chiếu sáng đèn LED hiện đại được lắp đặt dọc tuyến đường
Đường dẫn từ đường Võ Nguyên Giáp lên đường Hoàng Sa, Trường Sa được trang trí cây xanh đẹp mắt
Đường Trường Sa từ cầu vượt Vĩnh Ngọc, đường Võ Nguyên Giáp đến chân cầu Đông Trù. Đường có chiều dài 7.300m và chiều rộng 68m.
Dải phân cách của hai tuyến đường được chăm sóc cẩn thận
Dọc hai tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa đều bố trí các điểm đỗ xe bus, hầm cho người đi bộ
Hai bên đường trồng cây lát hoa tạo bóng mát
Việc gắn biển cho các tuyến đường, phố mới được thực hiện sau khi được Kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hà Nội khóa XV thông qua (kỳ họp diễn ra từ ngày 1 đến 5.8).
Theo Tất Định (Dân Việt)
Kênh Nhiêu Lộc hứng 14 tấn rác mỗi ngày
Những hộ buôn bán trên đường Hoàng Sa và Trường Sa, chạy dọc kênh Nhiêu Lộc, được cho là "thủ phạm" xả rác xuống con kênh đã cải tạo hết 8.600 tỷ đồng.
Sở Tài nguyên - Môi trường (TN&MT) vừa đề xuất UBND TP HCM cho phép Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị tăng tần suất vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Từ việc 2 ngày mới vớt một lần, Sở muốn mỗi ngày đều phải làm bởi lượng rác trên kênh hiện phát sinh nhiều, có ngày đến 14 tấn.
Đơn vị phụ trách việc vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc hiện có 20 xuồng, vớt rác trên chiều dài gần 9 km. Nhưng qua các đợt kiểm tra, rác vẫn xuất hiện thành những mảng lớn nằm dọc kênh, tập trung nhiều nhất tại cửa xả trên đường Út Tịch (quận Tân Bình).
Việc tăng tầng suất vớt rác nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh ô nhiễm cho dòng kênh chảy qua 4 quận ở trung tâm thành phố.
TP HCM muốn tăng tầng suất vớt rác. Ảnh: D.T
Theo Sở TN&MT, kênh ô nhiễm chủ yếu do rác sinh hoạt của các hộ buôn bán dọc hai đường Trường Sa, Hoàng Sa. Từ vỏ chai nhựa, túi nylon đến cả ghế sofa, xác động vật... đều bị quăng xuống nước. Ngoài ra, rác còn xuất phát từ những khu nhà ổ chuột bên các con kênh, rạch theo cống đổ thẳng ra dòng kênh.
Kênh Nhiêu Lộc lấy lại màu xanh từ năm 2012 với kinh phí 8.600 tỷ đồng. Để tái tạo môi trường nước, tạo không khí trong lành, cả triệu con cá được người dân và chính quyền TP HCM thả xuống, rác cũng được vớt thường xuyên. Tuy nhiên, việc xả rác gây ô nhiễm đang đe dọa quá trình xanh hóa dòng kênh.
Từ đầu năm đến nay, do dòng kênh ô nhiễm nặng, có hai lần hàng chục nghìn con cá chết trắng mặt nước. Những tuyến kênh đã thực hiện cải tạo, nạo vét và vớt rác thường xuyên đang bị tái ô nhiễm nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm hữu cơ sau một thời gian giảm đang có xu hướng tăng trở lại.
Sơn Hòa
Theo VNE
'Tận diệt' cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn tiếp diễn Sau bài Nhiều người vẫn 'tận diệt' cá đăng tải Báo Thanh Niên sáng 31.8, đến chiều cùng ngày, tình trạng 'tận diệt' cá vẫn cứ tiếp diễntrên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Mặc dù có biển cấm câu cá đặt ở nhiều nơi nhưng nhiều người vẫn vô tư câu cá Ghi nhận của Thanh Niên Online vào chiều 31.8, dọc...