Ngắm đường cong mềm mại của đường sắt đô thị tỷ đô ở Sài Gòn
Sau 5 năm thi công, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM đã dần thành hình với những đường cong uốn lượn. Dự kiến đến năm 2020, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của thành phố sẽ chính thức đi vào khai thác.
Dự án metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8.2012. Tuyến dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An ( Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Sau gần 5 năm thi công, tuyến đường sắt metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã thành hình với những đường con uốn lượn.
Tuyến metro Sài Gòn chặng từ ga Ba Son đến Suối Tiên dài 17,1 km được chia thành nhiều đoạn để thi công. Trong ảnh là công trình thi công nhà ga Ba Son
ảnh 3: Robot TBM nặng 300 tấn được xem như “quái vật” đang được lắp ráp dưới lòng đất Sài Gòn để thi công ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát TP.
ảnh 4: Đường sắt metro từ ga Ba Son vượt kênh Nhiêu Lộc đến rạch Văn Thánh
ảnh 5: Khu vực ga Văn Thánh cũng đang thành hình
Video đang HOT
ảnh 6: Tuyến đường sắt metro số 1 vượt sông Sài Gòn
ảnh 7: Đoạn đường metro trên cao chạy song song với xa lộ Hà Nội – tuyến đường cửa ngõ phía đông TP.
ảnh 8, 9, 10: 17,1 km cầu cạn hiện được thi công bằng biện pháp lao lắp trên hệ đà giáo di động với 3 mũi thi công. Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m.
Đường sắt trên cao từ khu vực ngã tư Thủ Đức về cầu Rạch Chiếc
Đại công trường đúc dầm cho tuyến metro số 1 ở quận 9
Một số nhà ga của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã thi công xong phần thô.
Đoạn đường sắt đô thị trên cao từ ngã tư Thủ Đức về cầu vượt Trạm 2
Dự kiến đến năm 2020 tuyến đường sắt này sẽ được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại TP.HCM đang nợ các nhà thầu thi công tuyến metro số 1 hơn 1.300 tỷ đồng do Trung ương chậm phân bổ vốn ODA dẫn đến nguy cơ tiến độ dự án này bị chậm.
Theo Danviet
Nhân danh công quyền "nắn đường" vào nhà riêng
Sự phát triển của xã hội là một tiến trình, trong đó lợi ích tự nhiên của tất cả các chủ thể phải được hài hòa dựa trên nguyên tắc công bình. Bất cứ cá nhân nào nhân danh công quyền để bẻ cong nó đều là để thỏa mãn dã tâm của mình
Lợi dụng quyền hạn của mình trên cương vị Chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Minh - 52 tuổi ở Tân Thành, huyện K'Rông Nô, Đăk Nông đã "nắn đường" dẫn thẳng về nhà riêng.
Bỏ qua sự bình xét về mức án (5 năm tù) của dư luận đối với ông Minh. Những bức xúc là dễ hiểu vì với sứ mệnh lãnh đạo, ông đã phản bội niềm tin của dân vì cán bộ phải là đầy tớ, nô bộc của dân.
Ông Minh, khi nhà nước hỗ trợ xây đường nông thôn, đã đề xuất xây con đường thẳng đến nhà mình nhưng không được người dân đồng ý. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống, giả mạo chữ ký điều chỉnh thiết kế. Sau đó, đích thân ông cho thi công đoạn đường dài gần 300 m từ tuyến đường chính dẫn vào nhà riêng.
Nhánh đường bên trái do ông Minh nắn chạy thẳng về nhà mình.
"Quá trình" nắn đường cho thấy sự tham lam của ông Minh đã đạt đến dã tâm. Bước đầu là tham nhũng chính sách. Khi bị lộ, ông bất chấp các thủ đoạn để vụ lợi cho mình. Thực tế đó chứng minh ràng, đối với những "vị quan" thiếu liêm chính và dư thừa dã tâm, chức vị và cả guồng máy hành chính có thể bị biến dạng thành công cụ mưu lợi riêng bất cứ lúc nào. Không có gì khơi gợi lòng tham bằng "một miếng giữa đàng". Nhất là khi có công cụ để đạt được điều đó.
Từng có vụ bẻ cong đường né nhà chủ tịch tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu. Con đường Bạch Đàn quy hoạch từ năm 1996. Ông Đấu làm chủ tịch năm 2002. Đường đang thi công 9m bỗng dưng bị "bóp" lại 8m vì nhà của chủ tịch Đấu lấn 1m vỉa hè. Đặc biệt hơn, con đường quy hoạch thẳng bỗng cong hình chữ S. Lãnh đạo sở GTVT Vĩnh Long khi ấy không ngần ngại nói nắn đường vì "ngán" nhà chủ tịch Đấu!
Đáng nói là phần đường bị nắn, ăn vào phần đất của bà Lê Thị Kim Khoa. Đây chính là lý do xảy ra xung đột. Bà Khoa ôm đơn đi hàng loạt cấp tố cáo ông Đấu, khi đó đã là cựu chủ tịch. Sự việc thu hút dư luận không chỉ trong tỉnh. Có lúc, người dân tỉnh này ôm hàng đống báo photo chuyền tay nhau. Không ai có thể chấp nhận một "đường cong mềm mại" như vậy. Vì rõ ràng, vị thế của chủ tịch Đấu đã được sử dụng như một thứ quyền miễn trừ để không bị mất nhà. Thậm chí vẫn chễm chệ trên mặt tiền.
Có người được thì người kia phải mất. Đó là đường đi của lợi ích. Bà Khoa từ chỗ được thành mất vì lợi ích đã được tước đoạt một cách mờ ám và thô bạo. Đó là lý do một thường dân như bà được dư luận ủng hộ.
Trong một quy hoạch cộng đồng, lợi ích của cộng đồng là yếu tốt đặt lên hàng đầu. Không chỉ là vài mét mặt tiền thương mại. Đó là sự an toàn lưu thông, là mỹ quan đô thị. Lợi ích lâu dài thuộc về cả cộng đồng chứ không riêng gì một cá nhân nào, dù là thường dân hay lãnh đạọ. Nhìn xa hơn, đó cũng chính là giá trị cốt lõi của tất cả các chính sách. Khi có sự thiên lệch về đối tượng thụ hưởng, sự thiếu đồng thuận là đương nhiên.
Nhìn xa hơn nữa, không có một xã hội nào có thể chấp nhận được những "đường cong mềm mại". Sự phát triển của xã hội là một tiến trình, trong đó lợi ích tự nhiên của tất cả các chủ thể phải được hài hòa dựa trên nguyên tắc công bình. Bất cứ cá nhân nào nhân danh công quyền để bẻ cong nó, để thỏa mãn dã tâm của mình, sẽ phải trả giá.
Theo Danviet
Hà Nội: Nhà mỏng manh trên "đường cong mềm mại" Những ngôi nhà có hình thù kỳ dị, mặt tiền rộng chưa đến 1m, đang đua nhau mọc lên trên đường Trường Chinh (Hà Nội). Đường Trường Chinh (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng), có chiều dài gần 2km từng được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội mô tả là "đường cong mềm mại". Đoạn đường đang trong quá trình...