Ngắm dinh thự của các lãnh đạo trên khắp thế giới
Nơi ở và làm việc của các lãnh đạo thế giới trong thời gian họ cầm quyền khá phong phú, từ cung điện cổ nguy nga cho tới những tòa nhà thiết kế đặc biệt.
Một số địa điểm được bảo vệ an ninh chặt chẽ, nhưng nơi khác lại tạo điều kiện để người dân đến tham quan.
Dưới đây là tổng hợp của tờ Newsweek (Mỹ) về các công trình đảm nhận vai trò là nơi ở chính thức của các nguyên thủ lãnh đạo quốc gia trên khắp thế giới.
Số 10 phố Downing là nơi ở của Thủ tướng Anh từ năm 1735 đến nay. Địa điểm này còn đóng vai trò là văn phòng và nơi đón tiếp khách của Thủ tướng Anh. Ảnh: Reuters
Phủ Thủ tướng Đức (Bundeskanzleramt) ở thủ đô Berlin được mở năm 2001 gần tòa nhà Quốc hội. Phủ Thủ tướng Đức nằm bên bờ sông Spree. Tòa nhà này có kiến trúc đặc biệt mang tính biểu tượng cho sự minh bạch. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Việc thi công Cung điện Chigi được khởi động tại Rome từ giữa thế kỷ 16. Kể từ năm 1961, cung điện này là nơi ở của Thủ tướng Italy. Ảnh: Reuters
Cung điện Moncloa là nơi ở chính thức của Thủ tướng Tây Ban Nha, đây cũng là địa điểm họp của Hội đồng các Bộ trưởng nước này. Từ năm 2018, Thủ tướng Pedro Sanchez quyết định mở Cung điện Moncloa cho công chúng tham quan. Cung điện Moncloa được xây dựng trong khoảng thời gian từ 19491954 trên nền cung điện cũ bị phá hủy do nội chiến (1936-1939). Ảnh: Shutterstock
Điện Kremlin tại Moskva là nơi cư trú chính thức của lãnh đạo Nga, nơi đây từng là pháo đài thời trung cổ. Các Sa hoàng Nga từng sống tại điện Kremlin cho đến khi St. Petersburg trở thành thủ đô vào thế kỷ 18. Chính phủ Nga quay trở lại Điện Kremlin năm 1918. Tổng thống Vladimir Putin không sống tại Điện Kremlin mà ở dinh thự của ông tại ngoại ô Moskva. Ảnh: Reuters
Trung Nam Hải là nơi sống và làm việc của các lãnh đạo Trung Quốc, gần với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Nơi đây còn là trụ sở của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc. Nơi đây luôn được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt. Ảnh: thedailychina.org
Nơi ở chính thức của Thủ tướng Ấn Độ có tên Panchavati tại New Delhi. Vị Thủ tướng đầu tiên đến sống và làm việc ở tổ hợp các tòa nhà trên khu vực 4,8 ha là ông Rajiv Gandhi vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ
Cung điện Alvorada tại Brasilia là nơi sinh sống của các Tổng thống Brazil. Nơi này do kiến trúc sư Oscar Niemeyer thiết kế và được thi công trong khoảng thời gian từ 1957-1958. Bên trong Cung điện Alvorada còn có phòng nhạc, bể bơi, trung tâm y tế, rạp chiếu phim… Ảnh: Reuters
Cung điện Merdeka là nơi cư trú chính thức của Tổng thống Indonesia được xây từ năm 1796. Ảnh: Shutterstock
Nhà Xanh là nơi ở của Tổng thống Hàn Quốc và được xây trên nền một vườn thượng uyển tại Seoul. Ảnh: Reuters
Tổng thống Brazil nói phong tỏa 'giết chết' nền kinh tế
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn nCoV lây lan đang "giết chết" và "bóp nghẹt" nền kinh tế của nước này.
"Không có lương và việc làm, người dân sẽ chết", Bolsonaro ngày 18/7 nói trước những người ủng hộ tại dinh tổng thống, Cung điện Alvorada, ở thủ đô Brasilia, đề cập tới các biện pháp hạn chế mà một số bang, thành phố đang áp dụng nhằm kiểm soát Covid-19.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tại Cung điện Alvorada ở thủ đô Brasilia ngày 18/7. Ảnh: Reuters.
"Phong tỏa đồng nghĩa với chết", ông nhấn mạnh và thêm rằng nhiều chính trị gia đang bóp nghẹt nền kinh tế bằng các lệnh giới nghiêm bắt buộc. Tuyên bố của Tổng thống Bolsonaro được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Brazil năm nay được dự đoán sụt giảm 6,4% do tác động từ dịch bệnh.
Bolsonaro hôm 7/7 thông báo kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Dù nhiễm virus, Tổng thống Brazil vẫn tuyên bố ông "hoàn toàn khỏe mạnh" và chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Ông cho hay mình dùng hydroxychloroquine và azithromycin để điều trị bệnh.
Hydroxychloroquine là một loại thuốc sốt rét, luôn được Bolsonaro coi như phương pháp hiệu quả chữa trị Covid-19, dù chưa được kiểm chứng. Trong khi đó, azithromycin là một loại kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị viêm phổi.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, Bolsonaro nhiều lần đánh giá thấp mối đe dọa của dịch bệnh, gọi đây chỉ là "cúm vặt" và phớt lờ các quy tắc cách biệt cộng đồng, bao gồm đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ông cho rằng những biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 gây nên hậu quả còn tồi tệ hơn đại dịch.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 14,3 triệu người nhiễm và hơn 603.000 người chết. Brazil đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn hai triệu ca nhiễm và gần 79.000 ca tử vong.
Bé gái 16 tháng tuổi bị bạo hành tới chết: Hé lộ ngày cuối đời đau xót trong sự lãnh đạm đáng sợ Vụ bé Jeong In bị chính cha mẹ nuôi của mình bạo hành tới chết được phơi bày gây chấn động Hàn Quốc. Người dân xứ kim chi càng đau xót hơn khi hình ảnh ngày cuối đời của em được hé lộ. Vào ngày 2/1 vừa qua, chương trình Unaswered Question của đài SBS lên sóng, tiết lộ nhiều tình tiết về...