Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh
Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.
Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh mông lẫn vào màu xanh mướt của rừng thông tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Đồng cỏ hồng rực dưới nắng ban mai.
Đông đảo du khách từ khắp nơi về tham quan, chụp ảnh trên thảm cỏ hồng dưới rừng thông xanh.
Mỗi năm một lần, cứ khi tiết trời chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, không khí lạnh tràn về, cánh đồng cỏ dưới rừng thông lại chuyển sang màu hồng tím, hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn.
Cỏ hồng còn có tên gọi là cỏ lông heo, thường mọc vào cuối mùa mưa, đến khi giao mùa thì chuyển sang sắc hồng kéo dài trong khoảng nửa tháng rồi ngả vàng.
Đà Lạt: Cảnh tan hoang của đồi cỏ hồng vì du khách chen nhau chụp ảnh
Những ngày qua, hàng ngàn người đã đến chụp ảnh tại đồi cỏ hồng ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Video đang HOT
Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn, quả đồi thơ mộng tan hoang do bị du khách giẫm đạp.
Cỏ lau hồng, hay còn gọi là cỏ hồng, vốn không còn xa lạ với người dân và du khách khi đến TP Đà Lạt. Đây là một loài cỏ mọc hoang ở những khu đất cằn cỗi, thường bung nở vào mùa đông.
Đồi cỏ hồng nằm tại khu vực Trại Mát thuộc xã Xuân Thọ, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 13km. Đồi cỏ hồng nằm xen với những tán rừng thông tạo nên một không gian đặc biệt nên hàng ngày rất đông người đến chụp ảnh.
Mỗi du khách đều cố gắng chọn cho mình một vị trí đẹp nhất để có thể ghi được trọn vẹn khung cảnh rực rỡ của cánh đồng cỏ lau.
Tuy nhiên vì hầu hết du khách không đi đúng lối, tự ý giẫm đạp cỏ nên đồi cỏ lau nhanh chóng bị phá đi vẻ đẹp ban đầu.
Bạn Nguyễn Lê Xuân An (TP Đà Lạt) cho biết, đồi cỏ hồng nổi tiếng trong khoảng 2 năm gần đây. Không chỉ du khách mà người dân Lâm Đồng cũng chọn địa điểm này để lưu lại những bức ảnh đẹp khi chớm đông. Điều đáng buồn, hoa bung nở mới được vài ngày thì đồi cỏ lau đã tan hoang.
"Những ngày qua, trên con đường dẫn vào đồi cỏ lau, người dân địa phương đã để một tấm biển hướng dẫn đi lại, trong đó nhắc nhở mọi người đi theo các lối có sẵn. Tuy nhiên vẫn có trường hợp du khách mở lối đi riêng, giẫm đạp lên cỏ khiến vườn hoa xơ xác, không còn đẹp như trước", Xuân An cho hay.
Theo người dân địa phương, thời điểm để chụp ảnh với hoa cỏ lau đẹp nhất là vào sáng sớm hoặc lúc chiều tà. Đây cũng là thời điểm rất đông người dân đến đồi cỏ lau để chụp ảnh.
Cỏ lau hồng thuộc dạng thân thảo, cao khoảng 1,5-2,5m khi trưởng thành. Do thân cây nhỏ và yếu nên chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến thân bị gãy.
Chia sẻ với báo Dân trí trước đó, anh Đào Khắc Vũ (sinh sống ở ngay gần đồi cỏ hồng) cho biết, hiện tại, phần lớn khu vực đồi cỏ đã "tan tác" vì bị giẫm nát quá nhiều. Thậm chí, biển chỉ dẫn "không vứt rác" cũng bị nhổ mất (Ảnh: Đào Khắc Vũ).
Trong những ngày qua, một đoạn video ghi lại khoảnh khắc đồi cỏ lau trở nên xơ xác cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Sau khi xem video, nhiều người bày tỏ sự xót xa, tiếc nuối khi đồi cỏ lau tan hoang do du khách chen nhau chụp ảnh.
Thiên Lộc mùa lễ hội Những ngày đầu năm 2024, vùng quê trù phú dưới chân chùa Hương Tích (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) được thay màu áo mới. Xã NTM kiểu mẫu Thiên Lộc đã sẵn sàng bước vào mùa lễ hội. Gắn với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Can Lộc, mảnh đất Thiên Lộc nằm dưới chân núi Hồng đã sớm...