Ngắm cây chủ quyền Trường Sa ra hoa kết trái giữa SG
Mang tinh thần bất khuất, hiên ngang như những người lính đảo, cây chủ quyền Trường Sa chống chọi được với sự mặn mòi của biển, những trận bão kinh hồn…
Bên đường Hoàng Sa, tuyến đường song song với đường Trường Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè của TP HCM có một cây xanh hết sức đặc biệt: Cây bàng vuông của quân dân huyện đảo Trường Sa tặng TP.HCM 13 năm trước.
Dù tuổi đời còn rất “trẻ” nhưng cây đã có vòng thân khá lớn, bộ rễ mập mạp tỏa rộng, bám chắc vào mặt đất.
Những tán lá xanh tốt vươn lên từng ngày đón cái nắng của mảnh đất phương Nam.
Đặc biệt, trong những năm gần đây cây luôn ra hoa kết trái đều đặn.
Hoa bàng vuông mang vẻ đẹp kiêu sa với những cánh hoa trắng nhỏ nhắn bao bọc hàng trăm nhụy dài tha thướt có màu ngả từ trắng đến phơn phớt hồng.
Video đang HOT
Quả bàng vuông có hình thù độc đáo như một chiếc đèn lồng, to hơn một nắm tay người lớn.
Cùng với phong ba, cây bàng vuông là loài cây biểu tượng của quần đảo Trường Sa.
Mang tinh thần bất khuất, hiên ngang như những người lính đảo, loài cây này bám sâu vào nền đất đá, san hô, chống chọi được với sự mặn mòi của biển, những trận bão kinh hồn.
Đây cũng là loài cây gắn với ngày Tết cổ truyền trên quần đảo Trường Sa. Khi thiếu lá dong, chiến sĩ hải quân Việt Nam ở nơi đây vẫn dùng lá bàng vuông và phong ba để gói bánh chưng đón Tết.
TP.HCM dự định sẽ chọn những vị trí đẹp hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa để trồng thêm nhiều cây bàng vuông và phong ba chuyển từ Trường Sa về.
Theo_Kiến Thức
Tin bão gần Biển Đông kết hợp không khí lạnh tăng cường
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Jangmi di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam
Theo tin tức từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13h ngày 30/12/2014, vị trí tâm bão Jangmi ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Xu lu (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9-10.
Đường đi và vị trí cơn bão Jangmi. Ảnh Nchmf
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Jangmi di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13h ngày 31/12/2014, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Pa la oan (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Jangmi di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13h ngày 01/01/2015, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa lớn thuộc quần đảo Trường Sa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Jangmi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng cho biết, hiện nay ở phía bắc đang có một bộ phận không khí lạnh tăng cường lệch đông xuống phía nam.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ ngày mai (31/12) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8 - 9. Sóng biển cao 3 - 5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau (bao gồm cả đảo Phú Quý) và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) từ chiều mai có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9. Sóng biển cao 2 - 4 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Theo NTD
Điều trực thăng chuyển bệnh nhân từ Phú Quốc về TPHCM cấp cứu Chiều 28/12, bệnh nhân Phạm Thị Thơm đã được trực thăng Mi - 171 đưa về đất liền, chuyển vào BV Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cấp cứu vì bị côn trùng đốt. Chị Thơm (35 tuổi, quê Quảng Bình, tạm trú thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang). Hiện đang là nhân viên nấu ăn tại Hải Đội...