Ngắm ‘bộ trưởng ngoại giao trong giới động vật’ tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Gia đình Capybara, loài chuột lớn nhất thế giới, vừa gia nhập Thảo Cầm Viên Sài Gòn và nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách.
Sáng 3-1, Thảo Cầm Viên Sài Gòn ra mắt đàn Capybara gồm 4 thành viên. Chúng được đặt những cái tên mang ý nghĩa tốt đẹp gồm Phú, Quý, Cát và Tường. Trong đó, Phú và Quý là giống đực.
Thảo Cầm Viên ra mắt đàn Capybara gồm 4 thành viên Phú, Quý, Cát, Tường
Capybara có ngoại hình như những chú thỏ lớn với thân hình tròn trịa, lông ngắn, xơ, và màu sắc chủ đạo là nâu hoặc xám. Gương mặt ngộ nghĩnh và “vô tri” của chúng tạo ấn tượng đặc biệt với khách tham quan và được mệnh danh là “bộ trưởng bộ ngoại giao” trong thế giới động vật.
Ông Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc Xí nghiệp Động vật Thảo Cầm Viên, cho biết loài Capybara có khả năng thích nghi tốt với môi trường nhiệt độ cao đến 38C và thấp đến 4C, nhưng chúng đặc biệt yêu thích môi trường ẩm ướt.
“Bộ trưởng bộ ngoại giao” ra mắt du khách tại Thảo Cầm Viên
“Để đảm bảo sức khỏe cho Capybara, chúng tôi duy trì độ ẩm ổn định trong chuồng bằng cách lắp hệ thống phun sương và xây hồ nước lớn. Độ ẩm thấp có thể khiến chúng dễ mắc bệnh” – ông Trực chia sẻ.
Khẩu phần ăn của Capybara tại Thảo Cầm Viên chủ yếu là lá cây và cỏ, chiếm 95%. Chúng ít ăn tinh bột và đồ ngọt. Đặc biệt, Capybara có thói quen ăn lại phân, giúp hấp thụ lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện tiêu hóa.
Với tính cách hiền lành, hòa đồng, Capybara dễ dàng chiếm được cảm tình của mọi người.
Video đang HOT
Anh Lê Hữu Phúc, nhân viên chăm sóc đàn Capybara, cho biết: “Thời gian đầu, chúng rất nhút nhát và thường tránh xa người. Phải mất 1-2 tuần tôi mới có thể tiếp cận gần chúng và giúp chúng quen dần với con người.”
Capybara có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới ẩm ở Nam Mỹ, đặc biệt tại các quốc gia phía đông dãy Andes như Colombia, Venezuela, Brazil, Argentina, và Uruguay. Loài này có chiều dài từ 1,2m đến 1,5m, nặng tới 75kg, và tuổ.i thọ trung bình trong môi trường vườn thú có thể đạt 10 năm.
Mỗi ngày, Capybara cần khoảng 2.500 kcal, trong đó ít nhất 50% khẩu phần phải là thức ăn xanh. Trái cây chín nhiều đường chỉ chiếm khoảng 5%. Đàn Capybara tại Thảo Cầm Viên không chỉ là điểm nhấn hấp dẫn mới mà còn giúp du khách hiểu thêm về loài động vật gặm nhấm lớn nhất thế giới.
Ngắm “bộ trưởng bộ ngoại giao” Capypara tại Thảo Cầm Viên:
Capybara có ngoại hình như những chú thỏ khổng lồ, với thân hình tròn trịa, lông ngắn, xơ, và màu sắc chủ đạo là nâu hoặc xám
Khẩu phần ăn của Capybara tại Thảo Cầm Viên chủ yếu là lá cây và cỏ, chiếm 95%. Chúng ít ăn tinh bột và đồ ngọt
Capybara có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới ẩm ở Nam Mỹ, đặc biệt tại các quốc gia phía đông dãy Andes như Colombia, Venezuela, Brazil, Argentina và Uruguay
Loài này có chiều dài từ 1,2m đến 1,5m, nặng tới 75kg, và tuổ.i thọ trung bình trong môi trường vườn thú có thể đạt 10 năm
'Drama tình ái' ở Sở thú: Đôi khỉ xám sinh ra khỉ con lông vàng
Hình ảnh khỉ con lông vàng đã dấy lên hoài nghi về "sự trong sạch" của khỉ mẹ. Sở thú bỗng chốc trở thành cái tên "hot" trên mạng xã hội lúc này.
Mới đây, mạng xã hội bất ngờ xôn xao "drama tình ái" có phần hài hước ở Thảo cầm viên Sài Gòn (Sở thú), thu hút sự chú ý của không ít netizen.
Hình ảnh voọc con lông vàng đã dấy lên hoài nghi về "sự trong sạch" của khỉ mẹ.
Sở thú nói gì về "drama tình ái" này?
Theo đó, một chú khỉ (voọc) con lông vàng trở thành "nạ.n nhâ.n" trong sự hoài nghi của netizen khắp chốn, khi không giống màu lông của đôi khỉ xám bố mẹ. Càng tréo ngoe hơn, "hàng xóm" bên cạnh chuồng của gia đình khỉ này lại là một chú khỉ (vượn) có màu lông vàng, y hệt khỉ con.
Chính điều này đã khiến dân mạng nổ ra "thuyết âm mưu" về cha mẹ thực sự của chú khỉ con?!
Fanpage của Thảo cầm viên Sài Gòn phải lên tiếng "rửa oan" cho khỉ mẹ.
Không thể để sự hoài nghi đi quá xa, fanpage của Sở thú đã nhanh chóng đăng tải thông tin "rửa oan" cho khỉ mẹ bằng dòng trạng thái không thể hài hước hơn: "Trả lại sự trong sạch cho em. Nói chứ, con vàng đúng con của chàng nha, mai mốt lớn lông sẽ thành màu đen. Khỉ con hoàn toàn không liên quan gì đến con vàng chuồng bên cạnh vì chúng khác loại, đã vậy còn là gái nữa nha các bạn".
Hóa ra, cư dân mạng đã "bé cái lầm" khi gán ghép khỉ con là kết quả của mối tình vụn.g trộ.m giữa khỉ mẹ và "hàng xóm", nhất là khi "hàng xóm" cũng cùng "dấu" với khỉ mẹ.
Bài đăng cũng thu hút lượng tương tác lớn từ cư dân mạng. Một người bênh vực: "Phụ n.ữ sin.h con đã quá vất vả rồi, đừng hỏi là con ai được không?". Người khác thêm vào: "Giống ai hông giống, giống bà nội nhà hàng xóm. Chịu nổi?!". Người khác chất vấn: "Lỡ lớn không đổi màu thì admin giải thích sao?". Thậm chí có netizen còn khuyên: "Không ấy gia đình cho cháu đi chiếu đèn đi. Chắc vàng da sinh lý đó!".
Chấm cảm với các anh chị cư dân mạng luôn đó!
10 loài động vật kỳ quái 'trời ban' cho Việt Nam: Số 1 nhìn là mất ngủ, số 5 là 'sát thủ dễ thương' Khi nhìn những loài dưới đây, chắc chắn bạn sẽ phải thốt lên bất ngờ vì sự đa dạng, kỳ dị của động vật ở Việt Nam. Chúng có từ trong tự nhiên chứ chẳng hề lai tạo hay nuôi cấy gì. Sinh vật ở Việt Nam rất đa dạng, độc đáo, chẳng hề thua kém những nơi nổi tiếng như rừng Amazon,...