Ngắm áo dài Việt hòa quyện văn hóa Nga
Áo dài Việt Nam lại một lần nữa tỏa sáng tại xứ sở Bạch Dương, trong buổi biểu diễn thời trang mang tên “Sắc màu Việt Nam-Minh Hạnh”, một sự kiện chào mừng Năm chéo Việt Nam tại LB Nga và Năm LB Nga tại Việt Nam.
Bộ sưu tập áo dài với hình ảnh một số công trình kiến trúc nổi tiếng của Nga. Ảnh: VOV
Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga Nguyễn Quỳnh Mai và đông đảo kiều bào, du học sinh Việt Nam, sinh viên Nga khoa tiếng Việt và những bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam đã tới dự sự kiện.
Ba căn phòng trưng bày tĩnh vật của Bảo tàng Phương Đông ở thủ đô Moscow (Nga) đã trở thành sàn diễn để nét đẹp của áo dài Việt Nam tỏa sáng trong show diễn “Sắc màu Việt Nam – Minh Hạnh”.
Những người mẫu duyên dáng, cả chuyên và không chuyên, đã đem tới cho người xem một bức tranh đa sắc về vẻ đẹp của phục trang truyền thống Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa với văn hóa nước Nga. Đó là những công trình kiến trúc nổi tiếng như điện Kremli được thể hiện trên những tà áo dài tơ tằm, váy áo truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam với các mẫu thêu phong phú, đậm đà bản sắc các dân tộc H’Mông, Dao, Tà Ôi, K’ho…
Đầm bằng thổ cẩm. Ảnh: VOV
Đặc biệt, trong bộ sưu tập này, nhà thiết kế đã thử nghiệm kết hợp các họa tiết độc đáo của các dân tộc thiểu số Việt Nam với những nét vẽ đặc trưng của các Sa hoàng Nga.
Theo tác giả bộ sưu tập, nhà thiết kế Minh Hạnh, mục đích của chương trình là tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa hai nền văn hóa Việt-Nga thông qua thời trang. Bà nhấn mạnh sự vĩ đại của nền văn hóa Nga và tình cảm đặc biệt mà nhiều người Việt Nam dành cho đất nước Bạch Dương.
Chương trình đã không chỉ là món ăn tinh thần dành cho người Việt xa quê, mà còn quảng bá hình ảnh đẹp của văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Một trong những khán giả, nhà báo chuyên viết về nghệ thuật Olga Seregina đã nhận xét: buổi trình diễn thực sự cho thấy nghệ thuật hiện diện trong mốt và mốt hiện diện trong nghệ thuật.
Video đang HOT
“Tôi có thể nói đây thực sự là nghệ thuật. Nghệ thuật thời trang thực sự khi tác phẩm không chỉ là một chiếc váy, một món phụ kiện, mà là cả một hình ảnh mang thông điệp. Tôi chúc mừng tác giả bộ sưu tập của đất nước các bạn đã sáng tạo ra những mẫu thời trang đỉnh cao như vậy” – Olga Seregina nói.
Áo dài bằng chất liệu thổ cẩm. Ảnh: VOV
Đại diện Bảo tàng và là nhà giám sát buổi trình diễn Albina Legostaeva cho biết:
“Khán giả có lẽ không phải đã hiểu rõ hết về tính dân tộc của áo dài. Họ có thể biết áo dài, có thể biết các chi tiết riêng biệt của bộ quần áo, nhưng bây giờ được xem cùng một lúc các sản phẩm làm bằng tay của người Hmong, Tà ôi, K’ho, Dao đỏ. Đây là nghệ thuật dân gian và nghệ thuật thủ công truyền thống, được bảo tồn và phát triển…”.
Nhân dịp này, nhà thiết kế Minh Hạnh đã tặng lại cho Bảo tàng Phương Đông 3 mẫu thổ cẩm, gồm 2 bộ áo dài để giới thiệu về phong cách áo dài Việt Nam hiện nay và một mẫu đầm để Bảo tàng có thể nghiên cứu thay thế những chất liệu nguyên sơ, trở thành chất liệu thời trang cao cấp.
Hương Lan
Theo thoidai.com.vn
Từ trước khi có cuộc thi thiết kế, phần trang phục dân tộc của đại diện Việt Nam do ai phụ trách?
Từ khi đơn vị nắm giữ bản quyền Miss Universe ở Việt Nam thì trang phục dân tộc 3 năm gần đây có nhiều sự thay đổi lớn.
Ba năm nay, đơn vị nắm giữ bản quyền Miss Universe ở Việt Nam lựa chọn quốc phục cho đại diện Việt Nam từ một cuộc thi thiết kế được tổ chức riêng, thay vì đặt hàng các nhà thiết kế như trước. Cũng nhờ vậy, trang phục dân tộc của Việt Nam ngày càng đột phá về ý tưởng, hoành tráng về kích thước.
Năm ngoái (2018) H'Hen Niê mang thiết kế lấy cảm hứng từ ổ bánh mì thịt dân dã của người Việt đến đấu trường sắc đẹp quốc tế. Trang phục có tên "Bánh mì" của NTK Phạm Phước Điền nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên khó phủ nhận đây là bộ trang phục dân tộc độc đáo nhất của đại diện Việt Nam ở Miss Universe từ trước đến nay.
Năm 2016 đánh dấu năm đầu tiên trang phục dân tộc Việt Nam có dấu ấn trên đấu trường thế giới, với bộ trang phục "Nàng mây" của NTK Thái Trung Tín do Lệ Hằng trình diễn, năm 2017 Nguyễn Thị Loan mang đến cuộc thi bộ "Hồn Việt" của Nguyễn Hữu Bình, ý tưởng chủ đạo là nón lá và trống đồng với hai chiếc nón khổng lồ làm điểm nhấn
Trang phục dân tộc "Hồn Việt" do Nguyễn Thị Loan trình diễn tại Miss Universe 2017.
Thiết kế "Nàng mây" do Lệ Hằng trình diễn tại Miss Universe 2016.
Nếu nhìn lại cách đây 3 năm, chẳng nói đâu xa như năm mà Phạm Hương thi (Miss Universe 2015), thì trang phục dân tộc của Việt Nam vẫn chỉ là tà áo dài được cách điệu với phụ kiện mấn đội đầu được thiết kế công phu.
So sánh với các thiết kế áo dài khác thì những thiết kế cho trang phục dân tộc tại Miss Universe nhìn tinh xảo hơn, được đầu tư kỹ hơn về phụ kiện hay những chi tiết thêu đính trên áo, còn nếu so với trang phục của các nước trên thế giới thì những thiết kế áo dài lại có phần nhạt nhòa. Thế mới thấy cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc mở ra mới chính là tiền đề để thế giới biết nhiều hơn tới văn hóa Việt Nam còn nhiều thứ hay ho khác chứ không chỉ có mỗi áo dài. Cùng nhìn lại những thiết kế áo dài của Việt Nam kể từ khi chưa có cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc:
NĂM 2015: Phạm Hương tại Miss Univese 2015 trong thiết kế của NTK Thuận Việt. Bộ áo dài lấy ý tưởng từ chim hạc, cây tre, lá trúc - vốn là những hình ảnh rất quen thuộc trong dân gian Việt Nam.
NĂM 2013: Trương Thị May trình diễn áo dài lấy ý tưởng từ hoa sen của nhà thiết kế Thuận Việt. Bộ đồ được xếp thứ tư trong danh sách 10 trang phục dân tộc đẹp nhất do Missosology bình chọn.
NĂM 2012: Diễm Hương mặc trang phục truyền thống được NTK Thuận Việt thiết kế, bộ trang phục lấy cảm hứng từ rồng phương Đông và các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc để sáng tạo nên một chiếc áo dài vừa truyền thống, vừa hiện đại.
NĂM 2011: Người đẹp Hoàng My mang đến Miss Universe thiết kế của NTK Thuận Việt. Bộ trang phục mang tên "Tinh hoa Việt" với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, được thiết kế phá cách dựa trên sự kết hợp giữa nghệ thuật thêu tay truyền thống và các chất liệu lụa mới nhất.
NĂM 2009: Võ Hoàng Yến được lựa chọn để chinh chiến tại Miss Universe trong bộ áo dài của NTK Đinh Văn Thơ. Màu sắc của bộ trang phục là sắc đen quyền lực và bí ẩn, tôn vinh điểm nhấn chính là biểu tượng rồng Việt trải dài từ cổ xuống thân áo.
NĂM 2008: Thùy Lâm đã ghi danh vào Top 10 người đẹp trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất nhờ vào thiết kế của NTK Thuận Việt.
NĂM 2005: Phạm Thu Hằng diện áo dài thêu hoa sặc sỡ, cầm nón lá đính hoa tại Miss Universe.
Theo afamily.vn
Giới trẻ Trung Quốc rộ trào lưu mặc đồ như phim kiếm hiệp ra đường Quần áo, kiểu tóc, trang điểm giống trong các bộ phim cổ trang hiện là trào lưu được nhiều người trẻ yêu thích tại Trung Quốc. Hiện nay, tại Trung Quốc, không khó để bắt gặp một người trong độ tuổi 20-30 mặc quần jeans phối với một chiếc áo dài, áo choàng lụa, đôi khi có cả nón đen. Họ không phải...