Ngại ‘yêu’ chồng chỉ vì căn bệnh khó nói
Nhiễm trùng tiểu (Urinary Tract Infection, UTI) là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan, bộ phận của đường tiết niệu do vi khuẩn như viêm thận, áp- xe thận, viêm đài – bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…
Ngại ‘yêu’ chồng chỉ vì căn bệnh khó nói (Ảnh minh họa)
Khổ sở vì tiểu buốt
Chị Kim Anh – Hà Nội tâm sự chị rất hay bị viêm tiết niệu nhất là vào mùa hè. Mỗi lần viêm mới chị đi tiểu buốt, cảm giác lúc nào cũng chỉ muốn ngồi nhà vệ sinh. Chị Kim Anh đã đi khám và điều trị nhưng không dứt điểm. Mỗi lần đi vệ sinh là khổ sở. Đi làm, được 5, 10 phút chị lại vội vàng chạy ra nhà vệ sinh.
Vì chuyện đi tiểu buốt chuyện vợ chồng cũng ảnh hưởng không ít. Mỗi lần chồng chị muốn gần gũi, chị Kim Anh lại tìm cách né. Chị tâm sự nhiều lần chồng chị giận dỗi và không chịu hiểu cho vợ.
Chị Trần Thị Lan – Hà Đông, Hà Nội, 38 tuổi tâm sự chị cũng mệt mỏi vì viêm tiết niệu. 2 tháng nay bệnh cứ khỏi được tuần lại tái phát. Đi tiểu buốt kèm theo đau lưng nhưng chị Lan đi khám thì không có sỏi thận hay sỏi tiết niệu.
Để giảm triệu chứng đi tiểu buốt, nhiều chị uống nước râu ngô hàng ngày để lợi tiểu. Mặt trái đó là cảm giác da khô vì mất nước nhiều dù hàng ngày chị uống thêm 1,2 lít vẫn cảm thấy thiếu.
Căn bệnh của phụ nữ
Theo BS. Trần Thị Ngọc Châu – Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, nhiễm trùng tiểu xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới (gấp 4-5 lần) do cấu trúc giải phẫu hệ tiết niệu của phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới, đồng thời lại nằm gần âm đạo nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, đặc biệt ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục.
Bác sĩ Châu cho biết theo thống kê, 50% phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong đời. Tỉ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu còn cao hơn, do thay đổi nội tiết tố trong thai kì.
Video đang HOT
Bác sĩ Châu cho biết người bệnh nhiễm trùng tiểu có biểu hiện sốt, đau hông lưng, đau tức bụng dưới, tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, có thể tiểu ra máu sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc hàng ngày, thậm chí cả chuyện chăn gối.
Viêm niệu đạo, viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm lên các cơ quan gần đó như viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính. Nặng hơn có thể gây áp-xe thận, viêm mủ bể thận, nhiễm trùng huyết từ đường tiết niệu, suy thận… thậm chí tử vong. Ở phụ nữ có thai, nhiễm trùng tiểu không được điều trị kịp thời có thể gây sanh non, sảy thai.
Nguyên nhân của bệnh lý này, theo bác sĩ Châu chủ yếu là do vi khuẩn, thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ niệu đạo, bàng quang rồi lan lên thận. Tác nhân thường gặp nhất là Escherichia Coli, sau đó là Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Chlamydia, lậu, Klebsiella…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu ở nữ giới bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, ứ trệ nước tiểu, bệnh đái tháo đường, dị dạng đường tiết niệu, suy giảm miễn dịch, thai kì, mãn kinh, già yếu… Ngoài ra, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi hành kinh… cũng dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, ớn lạnh chị em phụ nữ cần đi bệnh viện khám ngay. Để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu cần kết hợp giữa thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, siêu âm ổ bụng… theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Châu cho biết nếu điều trị bệnh ở giai đoạn sớm và nhẹ rất đơn giản. Bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh phù hợp với từng bệnh nhân và tư vấn cụ thể về việc dùng thuốc cũng như cách chăm sóc vùng kín phù hợp.
Người bệnh không nên tự ý điều trị, nhất là dùng thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ, vì dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Để phòng bệnh, bác sĩ Châu khuyến cáo chị em phụ nữ nên giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là trong kì kinh nguyệt, trước và sau khi giao hợp. Không lạm dụng các chất gây kích ứng niệu đạo như ngâm rửa vùng kín bằng xà phòng quá nhiều, hay lạm dụng nước hoa, chất khử mùi, mĩ phẩm vùng kín không rõ thành phần…
Ngoài ra, thói quen uống nhiều nước và không nên nhịn tiểu sẽ giúp tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu. Đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau, tránh dây vi khuẩn từ hậu môn hoặc phân vào lỗ tiểu. Tránh mặc quần chật, đặc biệt là đồ lót quá chật. Chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, thường xuyên thay, giặt sạch và phơi ngoài trời nắng. Loại bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu như sỏi thận, sỏi siệu quản, sỏi bàng quang… và các bệnh lý liên quan khác.
6 mối nguy hiểm đáng sợ về việc nhịn đi tiểu: Tưởng đơn giản nhưng hậu quả quá nặng nề
Rất nhiều người trong chúng ta vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc nhịn tiểu, lâu dần tạo thành thói quen và thậm chí lười đi tiểu kịp thời. Điều này để lại hậu quả rất xấu.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có không ít người sẽ nhịn đi tiểu vì nhiều lý do khác nhau và không quan tâm đến hậu quả đáng sợ của nó, bởi chúng ta nghĩ rằng nhịn một chút cũng không có vấn đề gì.
Có thể bạn không muốn thức dậy vào buổi sáng ngay khi đang còn nằm trên giường mà buồn tiểu, rồi những lúc đi ra ngoài mà có thể không có nhà vệ sinh công cộng nào gần đó, hoặc có thể bạn đơn giản là quá lười đứng dậy nên đã nhịn tiểu, và bạn sẽ quen dần với thói quen tệ hại này.
Vì vậy, điều này có thực sự quan trọng? Trong thực tế, điều này ẩn chứa những tác hại rất lớn. Hãy cùng xem để thay đổi ngay càng sớm càng tốt.
Những mối nguy hiểm của việc nhịn tiểu:
1. Dễ gây ra bệnh bí tiểu
Nếu bạn giữ thói quen nhịn tiểu trong một thời gian dài, sẽ làm tăng gánh nặng cho bàng quang. Lâu dần sẽ làm cho bàng quang không thể co giãn như chức năng vốn có của nó, dẫn đến căng tức.
Vì vậy, nó có thể gây ra sự rối loạn cảm giác, khi bạn muốn đi tiểu sẽ gặp khó khăn, nhưng khi bạn không muốn đi tiểu, bạn lại tiểu, giống như sự phản nghịch, không tự chủ trong việc tiểu tiện.
2. Làm cho lớp màng bảo vệ của bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn
Nước tiểu bình thường thực sự không có vi khuẩn, nhưng nếu bạn giữ nước tiểu lại trong bàng quang một thời gian dài, bàng quang của bạn sẽ giãn to ra. Lúc này, các mạch máu của bàng quang sẽ bị nén, dẫn đến thiếu máu cục bộ.
Bằng cách này, vi khuẩn bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập, có thể gây viêm bàng quang hay các bệnh khác nhau như viêm niệu đạo...
3. Làm cho chức năng thận suy giảm
Nếu bạn nhịn đi tiểu, bàng quang sẽ có áp lực cao trong một thời gian dài. Do đó, lỗ niệu quản có thể dễ dàng giãn nở, khiến nước tiểu chảy ngược lại. Nó rất dễ hình thành triệu chứng thận tích nước, từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.
4. Dễ gây bệnh tim
Khi chúng ta nhịn đi tiểu, các dây thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích, điều này sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim của chúng ta sẽ nhanh hơn và tiêu thụ oxy của cơ tim cũng sẽ tăng.
Sau một thời gian dài, nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, và thậm chí là cái chết đột ngột, một hậu quả nghiêm trọng nhất của việc nhịn tiểu.
5. Dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu
So với đàn ông, phụ nữ có nhiều khả năng xảy ra việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu nhịn tiểu. Điều này là do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và rộng hơn và có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn.
Các hoạt động tiểu tiện hàng ngày của chúng ta sẽ đồng thời làm nhiệm vụ rửa niệu đạo, giúp giảm nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng nếu bạn nhịn tiểu trong một thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
6. Có thể gây ra tiểu không tự chủ
Nếu bạn nhịn tiểu trong một thời gian dài, bàng quang sẽ trương căng lên trong một thời gian dài tương ứng, điều này sẽ khiến bàng quang co bóp và giãn nở yếu đi.
Nếu bàng quang không co bóp, nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ, khiến nước tiểu tràn ra từ niệu đạo không kiểm soát, đó là điều chúng ta thường nói rằng không thể kìm được nước tiểu.
Việc nhịn tiểu hàng ngày là thói quen phổ biến của nhiều người với những lý do khác nhau. Bạn nghe qua sẽ thấy có vẻ không liên quan, nhưng nếu vô tình nhịn tiểu và thói quen này cứ diễn ra liên tiếp, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề khác nhau.
Vì vậy, hãy bỏ ngay sự lười biếng, bạn nên đi nhanh nếu bạn cảm thấy buồn tiểu, phải tống nước tiểu ra khỏi cơ thể. Đừng bao giờ để bàng quang của bạn chịu đựng những áp lực này trong một thời gian dài. Nếu không, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng sợ trong tương lai.
Nếu ở "thời điểm vàng" này bạn ăn một bắp ngô sẽ vừa làm đẹp da, vừa sống khỏe nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối đừng ăn Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn ngô, bạn cần ghi nhớ: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó. Trải qua một hành trình lịch sử rất dài, dù có biết bao món ngon xuất hiện thì ngô vẫn là nguồn thực phẩm cần thiết của người Việt Nam. Khi ở ngoài vỉa hè, ngô...