Ngại va chạm, nhiều đại biểu ít chất vấn
“Hiện vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc ít tham gia ý kiến, ít chất vấn tại kỳ họp. Vai trò đại diện của nhân dân trong bộ máy chính quyền chưa được khẳng định”.
Đó là ý kiến của đại biểu Triệu Là Pham (Hà Giang) trong buổi thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương tại Quốc hội ngày 24/11. Tại buổi thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu tập trung vào vấn đề tổ chức hay không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, phường.
Đại biểu Triệu Là Pham không đồng tình với phương án của Ban soạn thảo “bỏ hội đồng nhân dân quận, phường”
Đại biểu Pham không đồng tình với phương án của Ban soạn thảo “bỏ hội đồng nhân dân quận, phường”. Bởi điều này làm đảo lộn bộ máy hành chính, làm thay đổi các văn bản pháp luật mà “không biết hiệu quả của nó như thế nào”.
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác”, ông Pham nhấn mạnh.
Đại biểu đề nghị nên giữ nguyên cấp chính quyền địa phương như hiện tại. Đó là ở đâu có uỷ ban nhân dân, ở đó có hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân là bộ phận cấu thành chính quyền địa phương.
Song song với đó, đại biểu Pham đề nghị nên tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế còn khác nhau về hội đồng nhân dân như tư tưởng, nhận thức, quan điểm, đặc biệt là hoạt động còn mang tính hình thức và thiếu thực quyền của hội đồng nhân dân. Từ đó dẫn đến không phát huy được hết khả năng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
“Còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc ít tham gia ý kiến, ít chất vấn tại kỳ họp. Vai trò đại diện của nhân dân trong bộ máy chính quyền chưa được khẳng định, chưa đáp ứng được những mong đợi của nhân dân về một chính quyền địa phương”, ông nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhấn mạnh: “Đừng bao giờ quên hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan dân cử, đại diện nhân dân, là thành quả của nền dân chủ”.
Video đang HOT
“Tất cả các nước người ta đều làm. Nước Lào trước không có hội đồng nhân dân, bây giờ người ta đang chuẩn bị làm hội đồng nhân dân, ta lại bỏ đi, đây là một điều nên băn khoăn”.
Đại biểu đề nghị dự thảo luật sẽ chỉ có một phương án, đó là chính quyền có hội đồng nhân dân và có ủy ban nhân dân.
Đại biểu nhấn mạnh, vấn đề là làm sao để hội đồng nhân dân cấp quận, cấp phường phát huy được tính chất, hiệu quả. Theo đại biểu, nên quy định ở trong luật, hội đồng nhân dân cấp quận làm gì, quyền hạn như thế nào? Hội đồng nhân dân phường thì làm gì…
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, hoạt động của hội đồng nhân dân bị coi là hình thức bởi chưa trao cho hội đồng nhân dân những cơ chế, công cụ, biện pháp đủ mạnh, sắc bén và hữu hiệu để thực hiện chức năng của mình.
Cũng theo đại biểu Vinh, nếu không tổ chức hội đồng nhân dân là bỏ đi một thiết chế dân chủ, gần và gắn bó nhất với người dân trên địa bàn. Điều đó đi ngược lại với quan điểm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân.
Đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình) cho rằng, việc thiết kế mô hình chính quyền địa phương trong giai đoạn tới vẫn phải theo hướng tổ chức các cấp chính quyền gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Mô hình này là đúng với quy tắc rất quan trọng của một thể chế dân chủ. Ở đâu có quyền lực, ở đó có sự giám sát quyền lực của nhân dân.
Đại biểu Triệu Là Pham (Hà Giang): “Không thể cắt bỏ hội đồng nhân dân một cấp, việc làm đó không đem lại lợi ích gì đáng kể cho đất nước, cho nhân dân mà chỉ gây xáo trộn hệ thống chính quyền địa phương đang ổn định, đồng thời làm mất đi chỗ dựa, mất đi công cụ chính trị quan trọng để nhân dân thông qua cơ quan đại diện của mình góp phần xây dựng bộ máy chính quyền được tốt hơn”.
Theo Dương Tùng (Khám phá)
Hôm nay, chính thức luật hóa lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Sáng nay (20/11), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật tổ chức Quốc hội với 7 chương, 102 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Với 86,92% phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật tổ chức Quốc hội.
Như vậy, với quyết định này, việc lấy phiếu tín nhiệm đã chính thức được luật hóa.
Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) được xây dựng dựa trên kết quả tổng kết 12 năm thi hành luật và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học; thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp liên quan tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định trong các văn bản pháp luật khác đã được thực tiễn kiểm nghiệm là hợp lý, đúng đắn và hiệu quả, luật đã khắc phục những hạn chế, bất cập; đồng thời hệ thống hóa, pháp điển một bước các quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Đặc biệt, luật đã có sự phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội tránh chồng chéo, trùng lặp, không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Xác định rõ vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn làm việc thường xuyên của Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội; các cơ quan khác thuộc Quốc hội và Văn phòng Quốc hội là bộ máy tham mưu, phục vụ của Quốc hội, cac cơ quan cua Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Điều 12 Lấy phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
Điều 13 Bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có ý kiến bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
(Trích:Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 20/11. (Nguồn: Thời báo Kinh tế VN).
Theo Người Đưa Tin
Hà Nội: Cách chức lãnh đạo có số phiếu tín nhiệm thấp Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xem xét người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên, nếu không đáp ứng yêu cầu thì cho từ chức hoặc thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác. Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn về thực hiện quy định của Bộ Chính trị (khóa XI) "về việc lấy...