Ngài thị trưởng đi… cướp siêu thị chia cho dân nghèo
Ông Juan Manuel Sanchez Gordillo, thị trưởng thị trấn nhỏ Marinaleda ở Andalusia (Tây Ban Nha) được biết đến như là chàng “Robin Hood thời hiện đại” khi dẫn đầu một nhóm người đi cướp siêu thị để phân phát cho những người dân nghèo khó.
Ngài thị trưởng 59 tuổi này đã tập hợp và dẫn đầu một nhóm 7 người là thành viên của liên đoàn lao động đi cướp 2 siêu thị trong vùng. Gordillo không trực tiếp vào siêu thị mà đứng bên ngoài “đạo diễn” và bảo lãnh cho cấp dưới của mình.
Ông Sanchez Gordillo cho biết, người của ông chỉ lấy những thực phẩm thiết yếu như đậu, mì, dầu hay bánh quy để chia cho những người dân đang khổ cực vì đói nghèo và thiếu ăn. Tuy nhiên, “nhóm cướp” này đã bị bắt ngay sau đó, kể cả ngài thị trưởng Gordillo.
Thị trưởng Sanchez Gordillo – “Robin Hood thời hiện đại”
Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng hành động của Gordillo là coi thường pháp luật: “Bạn không thể vừa là Robin Hood, vừa là người đứng đầu vùng Nottingham. Ông Sanchez Gordillo dường như đang muốn gây chú ý bằng hành động khiến nhiều người phải chịu liên lụy”, người phát ngôn Alfonso Alonso của Đảng Nhân dân cầm quyền nói.
Video đang HOT
Do quá trình cống hiến trong suốt 30 năm làm thị trưởng, đồng thời là thành viên của đảng cánh tả tại Andalusia nên ông Gordillo được tại ngoại và miễn truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, ông tiết lộ sẵn sàng rời khỏi vị trí này và không hề hối tiếc về hành động của mình.
Thị trấn Marinaleda, nơi tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói đang tăng cao
“Tôi muốn cộng đồng quốc tế quan tâm tới thực trạng nghèo đói mà người dân đang phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở Tây Ban Nha. Nhiều người không có đủ tiền để sinh sống và mua thức ăn. Trong thế kỷ 21, đó là điều thật nhục nhã”, Gordillo chia sẻ trên Reuters về mục đích hành động của mình.
Khủng hoảng kinh tế ở Tây Ban Nha khiến tỷ lệ nghèo đói ở nước này tăng 15% so với năm 2007. Một phần tư số công nhân mất việc làm và hàng ngàn người bị mất nhà cửa vì nợ nần. Andalusia là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của bức tranh kinh tế ảm đạm tại TBN khi cứ 3 người dân ở đây thì có một người thất nghiệp.
H.P
Theo dân trí
"Chàng nông dân" đậu thủ khoa HV CSND
Đã viết bài về nhiều thủ khoa và những tấm gương nghèo vượt khó, lần nào các em cũng để lại cho tôi một sự trân trọng và cảm phục. Tôi luôn tự hỏi, các em phần lớn đều xuất thân từ gia đình thuần nông nhưng động lực nào và vì sao các em lại thi cử kết quả tốt đến như vậy? Câu hỏi này một lần nữa lại trở lại trong tôi khi tôi trò chuyện với Nguyễn Đình Lâm, tân thủ khoa của Học viện Cảnh sát nhân dân.
Cái tin em Nguyễn Đình Lâm, con trai út của vợ chồng anh chị Nguyễn Đình Thành và Ngô Thị Thái đỗ thủ khoa vào Học viện Cảnh sát nhân dân đang lan khắp cả thôn Nghĩa Vi, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tiếng lành đồn xa, bà con ở khắp làng trên xóm dưới khen "thằng Lâm" hiền, củ mỉ thế mà có chí khí, "dám" thi vào trường Công an, lại còn đỗ thủ khoa nữa. Còn anh Nguyễn Đình Thành, khi tôi hỏi đã cho biết điểm thi cụ thể từng môn của Lâm là 8 toán, 9,75 lý và 10 hóa.
Đã viết bài về nhiều thủ khoa và những tấm gương nghèo vượt khó, lần nào các em cũng để lại cho tôi một sự trân trọng và cảm phục. Tôi luôn tự hỏi, các em phần lớn đều xuất thân từ gia đình thuần nông nhưng động lực nào và vì sao các em lại thi cử kết quả tốt đến như vậy? Câu hỏi này một lần nữa lại trở lại trong tôi khi tôi trò chuyện với Nguyễn Đình Lâm, tân thủ khoa của Học viện CSND.
Gia đình Lâm làm ruộng, trồng hoa màu quanh năm, cuộc sống đúng là chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Lâm nghĩ chỉ còn cách học mới giúp em vượt qua đói nghèo báo hiếu với cha mẹ. Lâm là con út, trên Lâm có hai chị gái, một chị đang là sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, một chị làm thợ may ở xã. Thu nhập hạn hẹp nên khi Lâm quyết tâm thi vào Học viện CSND, cả nhà đã dồn tất cả tình thương yêu và khả năng kinh tế dành cho Lâm để em có thêm "năng lượng" dùi mài kinh sử.
Thủ khoa Học viện CSND Nguyễn Đình Lâm và cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Mai.
Lâm tâm sự, mấy hôm vừa rồi, lớp 12A1 trường THPT Thuận Thành I của em hầu hết các bạn đã đỗ đại học rồi, lòng Lâm nóng như lửa đốt. Và khi được tin đạt 28 điểm, đỗ cao nhất Lâm vô cùng hạnh phúc và tự hào. Lâm bảo tôi, lúc đó mẹ vừa đi làm đồng về, Lâm chạy ra khoe mẹ, mẹ Lâm ngồi luôn bên cạnh bậc thềm cửa khóc. Lâm cũng khóc. Nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của Lâm và mẹ.
Bố Lâm, anh Nguyễn Đình Thành kể với tôi, trời đã ban cho vợ chồng anh đứa con hiếu thảo, chăm chỉ học hành nên từ khi cắp sách đến trường, Lâm chỉ mang về cho gia đình những niềm vui vì những thành tích xuất sắc trong học tập. 12 năm đi học là 12 năm em đạt học sinh giỏi, năm cuối cấp hai, Lâm đã đạt giải nhì học sinh giỏi cấp huyện môn tiếng Anh, cuối lớp 12, em đoạt giải nhất học sinh giỏi toàn tỉnh môn toán. Đặc biệt, cũng trong năm học này, Lâm còn đoạt giải nhất cuộc thi "Đất học Kinh Bắc" do Đài Truyền hình Bắc Ninh tổ chức.
Lâm bảo tôi, bí quyết học hành của em vô cùng đơn giản. Lâm học chủ yếu từ sách giáo khoa, cố gắng nhớ kỹ lời thầy cô giảng trên lớp. Về nhà, Lâm vận dụng kiến thức trên lớp để giải bài tập, ngoài làm bài tập trong sách giáo khoa em còn sưu tầm nhiều đề thi đại học và tự mày mò cách giải. Kỹ năng đó giúp Lâm nhận diện được các dạng bài toán và các phương pháp giải mới. Lâm cũng không được học thêm nhiều, một tuần em chỉ được học 1 - 2 buổi do các thầy cô trên lớp phụ đạo.
Anh Nguyễn Đình Thành, bố Lâm xúc động kể, anh cứ ao ước mãi mua cho con một cái máy tính cũ mà chưa thực hiện được, vì Lâm say mê tin học. Biết bố mẹ không có nên Lâm cũng không đòi hỏi, do đó, khi nào có điều kiện được thực hành máy tính ở trường là Lâm không bao giờ bỏ phí. Anh Thành còn kể với tôi, ở quê thường đi ngủ rất sớm để sáng dậy còn đi làm đồng rất nhiều hôm sau khi đã ngủ một giấc dài, thấy trời tang tảng sáng anh trở dậy vẫn thấy Lâm đang cặm cụi học bài. Có hôm mệt quá, Lâm ngủ gục trên bàn học. Học hành chăm chỉ là thế nhưng vào lúc mùa màng bận rộn, Lâm vẫn ra đồng giúp bố mẹ gặt lúa thu hoạch đỗ, lạc như một "chàng trai nông dân" thực thụ.
Tôi hỏi Nguyễn Đình Lâm vì sao em thi vào Học viện CSND? Lâm chia sẻ, em thích nghề Công an vì nghề này giúp ích được cho xã hội rất nhiều. Theo Lâm cảm nhận thì nghề này ẩn chứa nhiều nguy hiểm nhưng đã tôi luyện cho những sinh viên trẻ lòng dũng cảm, không chùn bước trước tội phạm.
Còn bố Lâm, anh Nguyễn Đình Thành thì suy nghĩ giản dị rằng, vợ chồng anh chỉ biết quanh quẩn với mấy sào ruộng, họ sẽ chỉ yên tâm khi con mình được học ở trường đại học lớn là Học viện CSND, ngoài nghề nghiệp ổn định ra thì môi trường với kỷ luật thép của CAND sẽ giúp cho con anh trưởng thành nhanh chóng và có bản lĩnh vững vàng trước mọi hoàn cảnh thử thách
Theo CAND
"Xóm bập bềnh" trên sông Sài Gòn Thuyền là nhà, tấm lưới chài là tài sản, quanh năm sống cùng con nước lớn nước ròng, với họ, mái nhà trên bờ là một ước mơ xa xôi đến mức có khi cả đời này vẫn không thể có được. Bà Niệm nhóm bếp nấu bữa cơm chiều trên thuyền Xóm chài Bình Lợi nằm dưới chân cầu Bình Lợi (quận...