Ngại lên sàn thời sóng gió
TTCK đang trong giai đoạn rất khó dự báo vì chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến rất ít doanh nghiệp mạo hiểm đưa CP lên niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX. Phiên giao dịch ngày 30-5, CTCP Dịch vụ TNS
Ảnh minh họa
Holdings đưa 13,3 triệu CP lên niêm yết trên sàn HOSE với mã TN1. Ngay phiên chào sàn, TN1 đã tăng hết biên độ 20%, từ 30.000 đồng/CP lên 36.000 đồng/CP. Không dừng lại ở đây, TN1 tiếp tục có chuỗi tăng giá ấn tượng sau đó và vượt mốc 47.000 đồng/CP trong phiên giao dịch 6-6. Như vậy, chỉ sau 6 phiên giao dịch trên sàn CK, TN1 ghi nhận mức tăng xấp xỉ 57%.
Có lẽ TN1 là một trong những điển hình thành công hiếm hoi trong bối cảnh TTCK đang trong giai đoạn hết sức nhạy cảm hiện nay. Theo thống kê, trong khoảng 1 tháng trở lại đây, chỉ duy nhất TN1 là CP được niêm yết mới trên HOSE, còn HNX không có thêm doanh nghiệp niêm yết mới nào.
Sàn UPCoM sôi động hơn với hơn chục doanh nghiệp chào sàn, nhưng phần lớn đều là những gương mặt cũ từng niêm yết trên HOSE hay HNX bị buộc phải chuyển sàn do làm ăn thua lỗ. Đó là CTCP Cao su Quảng Nam (VHG), CTCP Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương (PPI), CTCP Xi măng Sài Sơn (SCJ), CTCP Tập đoàn Đại Châu (DCS), CTCP Hóa phẩm dầu khí DMC (PCN), CTCP Vinaconex 39 (PVV), CTCP Đầu tư và Thương mại thủy sản (ICF).
Video đang HOT
Trong khi đó, các doanh nghiệp niêm yết mới trên UPCoM phần lớn có quy mô nhỏ, kết quả kinh doanh không ổn định để có thể thu hút sự quan tâm của NĐT, như Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi (CFV), CTCP In tổng hợp Bình Dương (IBD), CTCP 28 Quảng Ngãi (AQN), CTCP Tân Cảng – Phú Hữu (PNP).
Cụ thể, AQN lỗ 3,8 tỷ đồng năm 2017, đến năm 2018 bất ngờ lãi 6,8 tỷ đồng, nhưng kế hoạch năm 2019 lãi chỉ còn 3,8 tỷ đồng. Tình hình sản xuất của CFV sáng sủa hơn với kế hoạch doanh thu thuần đạt hơn 227 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 11 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ phấn đấu chia cổ tức năm 2019 cho cổ đông với tỷ lệ 4%.
Thành công khi đưa CP lên niêm yết, nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Huệ, Chủ tịch HĐQT TN1, thừa nhận dù chuẩn bị khá kỹ song việc chào sàn trong bối cảnh TTCK diễn biến khó lường hiện tại, đã khiến HĐQT doanh nghiệp lo lắng. Bởi nếu CP giảm, hình ảnh của doanh nghiệp ít nhiều bị ảnh hưởng, đặc biệt cổ đông sẽ là người chịu thiệt thòi. Đáng chú ý, TN1 là đơn vị duy nhất hiện nay trong lĩnh vực quản lý vận hành bất động sản được niêm yết trên sàn CK, nên gần như không có đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Thảo Nguyên
Theo saigondautu.com.vn
Công khai danh sách 6 cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc trong tháng 6
Lý do các cổ phiếu này bị hủy niêm yết chủ yếu là do kết quả kinh doanh thua lỗ từ 2016-2018 hoặc chậm công bố báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp.
Theo tin từ Vneconomy, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo, ngày 27/6 tới là ngày hủy niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông (mã LTC-HNX)... Theo đó, hơn 4,5 triệu cổ phiếu LTC sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 27/6 và ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu này là 26/6 do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với Báo cáo tài chính năm 2018, thuộc trường hợp hủy niêm yết bắt buộc.
Như vậy, trong tháng 6 này, có tới 6 cổ phiếu bị hủy niêm yết, gồm SDD của Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp Sông Đà (từ 4/6); CMI của Công ty Cổ phần CMI STONE (từ 6/6); ASA của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng ASA (từ 13/6), ALV của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng ALV (từ 14/6), KHB của Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (từ 18/6) và LTC của Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông (từ 27/6).
Tháng 6, có 6 cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc. Ảnh minh họa
Lý do các cổ phiếu này bị hủy niêm yết chủ yếu là do kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp (2016-2018), hoặc chậm công bố báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp (ALV, ASA, CMI), hoặc bị kiểm toán từ chối ra báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2018 (LTC, SDD, DCS)
Theo báo Nhân dân, trong tháng 5, có 4 doanh nghiệp hủy niêm yết tại HNX, gồm: CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc; CTCP Vinaconex 39; CTCP Tập đoàn Đại Châu, và CTCP Địa ốc Đà Lạt với các lý do kinh doanh thua lỗ, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ký kiến với báo cáo tài chính...
Theo đó, HNX quyết định hủy niêm yết đối với hơn 3,9 triệu cổ phiếu của CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc (MCK: PCN) vào ngày 23/5. Ngày giao dịch cuối cùng tại HNX là 22/5.
30 triệu cổ phiếu của CTCP Vinaconex 39 (MCK: PVV) cũng bị HNX hủy niêm yết vào này 24/5. Ngày giao dịch cuối cùng tại HNX là 23/5.
Cùng ngày 24/5 tới, hơn 60,3 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đại Châu (MCK: DCS) cũng bị hủy niêm yết.Ngày giao dịch cuối cùng tại HNX là 23/5.
Cũng sau 23/5, ngày giao dịch cuối cùng tại HNX, 4,5 triệu cổ phiếu của CTCP Địa ốc Đà Lạt (MCK: DLR) sẽ bị hủy niêm yết, cùng với lý do có kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong ba năm liên tiếp (2016, 2017 và 2018) và lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2018, thuộc trường hợp hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
5 tháng đầu năm, 14 cổ phiếu buộc phải rời sàn HNX Thống kê sơ bộ cho thấy, từ đầu năm tới nay, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã hủy niêm yết bắt buộc 14 cổ phiếu. Cụ thể, trong tháng 2, cổ phiếu SDP của CTCP SDP bị hủy niêm yết (từ ngày 21/2). Tháng 4, có 2 cổ phiếu bị hủy niêm yết là ORS của CTCP Chứng khoán Phương Đông (từ 9/4)...