Ngạc nhiên Việt Nam mua máy bay vận tải CN-295 Indonesia
Khá ngạc nhiên khi Việt Nam dường như đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua các máy bay vận tải CN-295 do Indonesia sản xuất.
Hãng thông tấn ANTARA News dẫn lời Phó Tổng thống Indonesia Kalla cho biết, Việt Nam muốn mua máy bay vận tải CN-295 được sản xuất bởi tập đoàn PT Dirgantara của Indonesia.
“Chúng tôi đã có cuộc đàm phán về kế hoạch mua CN-295″, ông Kalla cho biết sau cuộc gặp song phương với Phó thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng bên lề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Tuy nhiên, ngài Phó Tổng thống đã không cung cấp thêm thông tin chi tiết về kế hoạch mua máy bay CN-295 với Việt Nam, bao gồm số lượng các đơn vị.
Điều đáng lưu ý, CN-295 vốn là phiên bản PT Dirgantara mua giấy phép sản xuất loại máy bay vận tải C-295M của hãng Airbus Defence. Mà hiện Không quân Nhân dân Việt Nam đã mua 3 chiếc C-295M trang bị cho lực lượng không quân vận tải. Vậy tại sao chúng ta lại mua sản phẩm được sản xuất tại Indonesia thay vì mua từ công ty gốc?, vì vốn dĩ chúng có cùng thông số kỹ thuật và cơ bản là giá cả tương đương, không phải là rẻ hơn.
C-295 là máy bay vận tải quân sự chiến thuật hai động cơ được sản xuất bởi hãng Airbus Defence & Space ở Tây Ban Nha, đơn giá một chiếc ước tính 28 triệu USD.
Việt Nam hiện đã nhận bàn giao 3 chiếc vận tải C-295 và biên chế về Lữ đoàn Không quân 918 đóng tại Gia Lâm vốn trước đó đang vận hành các máy bay vận tải An-26 sắp hết niên hạn sử dụng.
Video đang HOT
So với An-26, C-295 có tải trọng gần gấp đôi, tầm bay xa hơn và khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. C-295M được trang bị cặp động cơ tuốc bin cánh quạt do Canada sản xuất – PW127G với cánh quạt 6 lá cung cấp tốc độ tối đa 576km/h, tốc độ hành trình 480km, tầm hoạt động lên tới 4.600km với 3 tấn hàng hoặc 1.300km với tối đa hàng hóa.
Máy bay có khả năng chở tối đa tới 9,2 tấn hàng hóa (gồm các trang bị quân sự và dân sự, có thể chở các xe ô tô quân sự cỡ nhỏ) hoặc 71 lính dù. Đặc biệt, quãng đường cất cánh cho C-295M chỉ cần 670m, hạ cánh chỉ là 320m.
Xuất hiện một số nguồn thông tin cho rằng Việt Nam có thể đang quan tâm tới phiên bản cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của dòng máy bay vận tải C-295M.
Theo_Kiến Thức
Nhìn lại những máy bay vận tải Antonov danh tiếng
Trong lịch sử 70 năm của mình, tập đoàn chế tạo máy bay Antonov đã sản sinh ra vô số máy bay vận tải huyền thoại, vang danh khắp thế giới.
Mới đây, chính quyền Ukraine thân phương Tây đã đặt dấu chấm hết cho hãng sản xuất máy bay vận tải quân sự - dân sự Antonov lừng danh trên thế giới. Trong lịch sử suốt 70 năm hoạt động không mệt mỏi, hãng Antonov đã tạo ra hàng chục thiết kế máy bay vận tải, trong đó có tới cả chục loại trở thành huyền thoại, lập kỷ lục mà cho tới hôm nay chưa có hãng nào phá vỡ được. Đáng tiếc thay, sau khi Liên Xô sụp đổ, Antonov đã không thể đứng vững và mất dần vị thế của mình. Dẫu vậy, sự ra đi của Antonov có một phần lỗi không nhỏ từ chính quyền Ukraine.
Một trong những máy bay vận tải Antonov phải được nhắc tới đầu tiên, đó chính là huyền thoại An-2 - mẫu máy bay vận tải hai tầng cánh nhìn rất cổ lỗ sĩ. Nhưng ẩn trong đó lại là máy bay có độ tin cậy cao, bền bỉ, rẻ, tiết kiệm, chi phí hoạt động thấp... Có tới 18.000 chiếc được sản xuất từ năm 1947-2001 ở nhà máy của Antonov, PZL Mielec Ba Lan và cả Tổng công ty Hồng Du Trung Quốc.
Đến tận ngày hôm nay, số máy báy Antonov An-2 còn hoạt động lên tới gần 2.000 chiếc hoạt động trong lĩnh vực quân sự - dân sự ở chừng 30-40 quốc gia. Trong ảnh là máy bay vận tải An-2 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Sau sự thành công vang dội của An-2, tiếp đó là mẫu máy bay vận tải hạng trung 4 động cơ An-12 ra mắt năm 1959. Khoảng 1.248 chiếc đã được sản xuất từ 1957-1973, đén nay vẫn phục vụ ở 20-30 nước trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự.
Máy bay vận tải hạng trung An-12 có tải trọng 20 tấn, được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AI-20M cho tốc độ bay tối đa 777km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 5.700km. Sức mạnh của An-12 tương đương với C-130 Hercules của Mỹ.
Với số lượng sản xuất chỉ 68 chiếc từ 1966-1976, phục vụ hạn chế ở vài quốc gia mà chủ yếu là Liên Xô, An-22 không phải là máy bay vận tải Antonov xếp hàng huyền thoại. Tuy nhiên, nó lại giành kỷ lục là máy bay vận tải dùng động cơ cánh quạt lớn nhất trên thế giới. Đến nay, vẫn chưa có mẫu máy bay nào đánh đổ được kỉ lục này.
An-22 có kích cỡ cực lớn, dài 57,9m, rộng 64,4m, cao 12,53m, trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn, tải trọng tối đa 80 tấn. Để nâng cả con quái vật này lên trời, Antonov phải trang bị cho nó 4 động cơ NK-12MA, mỗi chiếc lắp hai cánh quạt quay ngược chiều nhau cung cấp lực đẩy rất lớn đưa An-12 đi với tốc độ 740km/h, tầm bay đến 5.000km với tải trọng tối đa, 10.950km với nhiên liệu tối đa và 45 tấn hàng.
Năm 1962, Antonov ra mắt mẫu máy bay vận tải hạng nhẹ An-24, ngay lập tức nó trở thành một trong những máy bay hạng nhẹ thành công nhất Antonov những năm 1960-1970. Khoảng 1.267 chiếc An-24 và các biến thể đã được sản xuất phục vụ cho cả dân sự và quân sự ở khoảng 50 nước. Đáng chú ý, An-24 rất được các quốc gia trên thế giới sử dụng cho vai trò chở khách dân sự, bay chặng ngắn.
Trên cơ sở An-24, Antonov phát triển biến thể An-26 với kiểu dáng tương tự nhưng có thêm cải tiến ở cửa khoang hàng. Khoảng 1.400 chiếc được chế tạo trong giai đoạn 1969-1986 phục vụ rộng rãi ở hàng chục quốc gia trên thế giới.
Trong ảnh là máy bay vận tải An-26 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Năm 1986, hãng máy bay vận tải Antonov khiến cả thế giới sửng sốt khi ra mắt An-124 Ruslan "khổng lồ". Vào thời điểm đó, An-124 Ruslan được xem là máy bay vận tải lớn nhất trên thế giới cả về khối lượng cất cánh tối đa và tải trọng tối đa. Kỷ lục này bị mất vào hai năm sau khi mẫu máy bay An-225 - cũng là sản phẩm của Antonov bay thử thành công. Và phải tới 30 năm sau, thế giới phương Tây mới lấy được vị trí thứ hai của An-124 Ruslan khi ra mắt Boeing 747-8F.
An-124 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn, tải trọng tối đa 150 tấn, trang bị 4 động cơ D-18T cho tốc độ bay tối đa 865km/h, tầm bay 5.200km. Hiện còn khoảng 55 chiếc hoạt động trong Không quân Nga, hãng hàng không Volga-Dnepr (Nga) và Antonov Airlines (Ukraine).
Tháng 12/1988, Antonov tiếp tục cho thế giới phương Tây sốc ngất một lần nữa với màn bay thử của máy bay vận tải An-225 Mriya có trọng lượng cất cánh tối đa đến 640 tấn. Điều đó đưa An-225 trở thành máy bay lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới, mà cho đến nay không có máy bay nào đạp đổ được.
Được phát triển vào cuối thời kỳ Liên Xô, nên Antonov thời bấy giờ chỉ kịp chế tạo được một chiếc duy nhất. Trong khi chiếc thứ 2 không thể hoàn thành do thiếu ngân sách. Ảnh: Máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225 "cõng" tàu con thoi Buran.
An-225 được thiết kế trên cơ sở máy bay vận tải An-124 với kích thước lớn hơn, sải cánh dài đến 88m, cao 18,1m, dài 84m. Máy bay trang bị 6 động cơ D-18 cho tốc độ bay 850km.h, tầm bay 15.400km.
Theo_Kiến Thức
Tận mắt các thiết kế ít biết của công ty Sukhoi Nga Trong lịch sử hàng chục năm của mình, Công ty máy bay Sukhoi (Nga) đã tạo ra vô số thiết kế nhưng không mấy tiếng tăm trên thế giới. Nhắc tới Công ty máy bay Sukhoi (Nga), người ta thường nghĩ ngay tới sản phẩm tiêm kích Su-27 huyền thoại, hay cường kích Su-24, Su-25, Su-17/22 đáng sợ. Tuy nhiên, có lẽ ít...