Ngạc nhiên trước án giảm đến 13 năm tù cho cựu giám đốc lừa đảo
Với nhiều tình tiết mới được đưa ra, bản án ngày 23/4 của TAND Cấp cao Hà Nội đã giảm mức án phạt của bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1971, nguyên là Tổng giám đốc CTCP Khoáng sản luyện kim Hà Nội) từ 20 năm tù xuống còn 7 năm tù về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với mức án giảm đến 13 năm tù cho ý định chiếm đoạt hơn 4,6 tỷ đồng liệu có phải còn quá nhẹ tay?
Hình ảnh bà Nguyễn Thị Hồng tại tòa
Mức giảm án kỷ lục
13 năm tù là mức án được giảm của cấp phúc thẩm dành cho nữ Tổng giám đốc công ty Khoáng sản luyện kim Hà Nội khi bà kháng cáo. Trước đó, vào năm 2012, theo nội dung của bản án sơ thẩm thì vào tháng 6/2012, Nguyễn Thị Hồng có quen biết với ông Hồ Trần Lập. Sau một thời gian bà biết ông Lập có nhiều tài sản nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt bằng những hợp đồng giả mạo do bà ta lập nên.
Bà Hồng nói công ty mình sẽ mua đồng của Công ty TNHH Đầu tư khai khoáng và thương mại Thủ đô do Phan Minh Đức làm Giám đốc, sau khi kinh doanh sẽ chia lợi nhuận cho ông Lập. Ông Lập vì tin tưởng nên đã giao cho con trai là Hồ Trần Hưng (giám đốc Công ty CP Đầu tư Hồ Trần Việt Nam) để ký hợp đồng với công ty bà Hồng về việc hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu đồng kim loại.
Để tạo niềm tin cho đối tác, Hồng đã làm bắt tay vào làm các hợp đồng giả mạo gồm bản nháp hợp đồng mua bán sản phẩm đồng giữa Công ty Khoáng sản luyện kim Hà Nội với Công ty Vilcan – Sigma LLC Company (Nga) do ông Alexander Lazarenko làm đại diện, số lượng 2.300 tấn (trị giá 20,7 triệu USD) và bản nháp tín dụng thư bảo lãnh của Ngân hàng Sberbank.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Đức nhận được thông tin từ một cán bộ kinh doanh nên đã biết Vinacomin đang có hơn 2.500 tấn đồng tấm và đồng dây ở kho Yên Viên ( Gia Lâm, Hà Nội). Tin công ty bà Hồng cũng là một “công ty tầm cỡ” nên dù Công ty Thủ đô của ông Đức không hề có quan hệ mua bán với Vinacomin nhưng vẫn dẫn bà ta đến kho hàng ở Yên Viên để tạo sự tin cậy. Ngay sau đó hai bên đã ký hợp đồng mua bán trị giá hơn 400 tỷ đồng; còn phần bà Hồng sau khi biết địa điểm kho hàng đã đưa ông Lập đến để nạn nhân tin tưởng có hàng thật và đưa sổ đỏ cho bà ta vay 8 tỷ đồng của ngân hàng BIDV.
Tháng 11/2018, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Hồng 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thế nhưng tại phiên phúc thẩm, tòa lại ghi nhận bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả, đồng thời cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho nữ tổng giám đốc từ chính bị hại. Vậy nên, tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị Hồng và tuyên giảm từ 20 năm còn 7 năm tù.
Phải chăng luật pháp đã quá nhẹ tay?
Với lời xin lỗi của bị cáo Nguyễn Thị Hồng và lời kể về cuộc đời nhuốm màu bi thương như bản thân đã ly hôn chồng, con đang còn nhỏ dại, cha mẹ già yếu, người chú thương binh mà cô nuôi dưỡng từ lâu đang cần bàn tay chăm sóc, bà Hồng đã được HĐXX chấp nhận kháng cáo và giảm án xuống còn 7 năm tù giam. Điều đáng nói ở đây là mức án phạt giảm đến 13 năm – một con số được ghi nhận là kỷ lục trong các phiên tòa kháng cáo từ trước đến nay.
Khoan hãy bàn những yếu tố trên góc độ pháp luật, chỉ nói đến con số giảm án 13 năm dành cho bà Hồng cũng đã khiến người nghe tròn mắt ngạc nhiên. HĐXX cho rằng đây là mức án hoàn toàn phù hợp với tội danh bị truy tố, thế nhưng mức giảm án mới là thứ khiến người khác đánh dấu chấm hỏi trong lòng.
Luật pháp vốn dĩ nghiêm minh nhưng với những kẻ phạm tội thì vẫn còn nhiều kẽ hở. Với hành vi chiếm đoạt tài sản người khác có toan tính từ trước thì liệu có đang quá nhẹ tay với người đàn bà này?
Điều đáng quan ngại nhất trong câu chuyện này chính là sự nhẹ tay của luật phát liệu có còn sinh ra thêm nhiều người như bà Nguyễn Thị Hồng và ông Phan Minh Đức, những người chỉ biết dùng lòng tin của người khác mà trục lợi cho bản thân? Và đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người như ông Hồ Trần Lập đã quá nhẹ dạ cả tin trên thương trường để dễ dàng bị người khác lợi dụng rồi chiếm đoạt tài sản.
Hữu Long
Theo baophapluat
Làm sổ đỏ giả lừa đảo chiếm đoạt hơn 26 tỷ đồng
Khi bị cơ quan chức năng phát hiện Nguyễn Văn Công đang có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ nên Công an TP Đà Lạt đã ra lệnh bắt giữ Công trong trường hợp khẩn cấp.
Chiều 27-4, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Công (32 tuổi), ngụ đường Nguyễn Công Trứ, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), để điều tra tội lừa đảo chiếm 26 tỷ đồng.
Nạn nhân của đối tượng này là bà C. K. P (45 tuổi), quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).
Theo kết quả điều tra bước đầu, năm 2008, Nguyễn Văn Công mua một lô đất của ông Đoàn Hùng Anh, diện tích 5.700m2, trên đường Nguyễn Đình Quân, TP Đà Lạt, với giá 4 tỷ đồng. Năm 2018, Công thực hiện việc đo đạc và lập trích lục đối với khu đất này.
Đối tượng Nguyễn Văn Công
Sau đó, Công đã thuê người làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mang tên Nguyễn Văn Công. Có Quyền sử dụng đất giả, đối tượng này liền liên hệ với ông Đ. T. L để bán khu đất trên. Ông L. đồng ý mua thửa đất với giá 30 tỷ đồng và đặt cọc trước cho Công 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, do không đủ tiền để mua nên ông L. đã giới thiệu cho ông T. Q. T và bà C. K. P (ngụ tại TP Hồ Chí Minh) để mua lại. Ông T và bà P đã đồng ý mua thửa đất với giá 30 tỷ đồng với điều kiện Công phải chuyển 5.000m2 sang đất xây dựng. Nguyễn Văn Công đã đồng ý thỏa thuận trên.
Ngày 11-3-2019, ông T và bà P đã chuyển tiền đặt cọc cho Công 1 tỷ đồng vào tài khoản. Để lừa người mua đất, Công liên hệ làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất xây dựng.
Nguyễn Văn Công tại cơ quan điều tra
Ngày 19-4, Nguyễn Văn Công cùng ông L, ông T và bà P đến Văn phòng công chứng Đỗ Hữu Sâm (TP Bảo Lộc) để làm hợp đồng chuyển nhượng khu đất. Sau khi ký hợp đồng, bà P đã chuyển tiền vào tài khoản cho Công 25 tỷ đồng (tổng cộng đã thanh toán 26 tỷ đồng). 4 tỷ đồng còn lại, các bên cam kết sau khi Công xây dựng xong bờ kè và san gạt mặt bằng khu đất bà P. sẽ thanh toán hết.
Ngày 26-4, khi phía nạn nhân đến bộ phận 1 cửa của UBND TP Đà Lạt để nộp hồ sơ sang tên thì bị cơ quan chức năng phát hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên là giả.
Theo Trung tá Nguyễn Thế Nhật, Phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế Công an TP Đà Lạt, khi bị cơ quan chức năng phát hiện Nguyễn Văn Công đang có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ nên Công an TP Đà Lạt đã ra lệnh bắt giữ Công trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ công tác điều tra.
Khắc Lịch
Theo cand.com.vn
Những vụ nghi án 'đánh thuốc mê' ly kỳ chưa từng có gây trấn động Những vụ án cướp giật không còn xa lạ đối với người dân, nhưng dùng thuốc mê để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản thì gần đây lại xuất hiện thường xuyên và phổ biến. Sau khi nạn nhân tỉnh táo thì bọn cướp đã "cao chạy xa bay", khiến việc điều tra vô cùng khó khăn. Dưới đây là những vụ...