Ngạc nhiên sức mạnh pháo binh Quân đội Mỹ
Với học thuyết quân sự tập trung vào không quân, lực lượng pháo binh của Quân đội Mỹ không được ưu ái nhiều, số lượng pháo khá ít nếu so với Nga.
Học thuyết quân sự của Mỹ tập trung phát triển mạnh không quân và hải quân, tinh giảm biên chế bộ binh, dựa vào công nghệ và nhân sự chất lượng cao để phát triển sức mạnh thay vì tập trung vào quân số đông. Chính vì thế, thay vì tập trung cho cả pháo binh – xe tăng như Nga, người Mỹ suốt nhiều thập kỷ qua “bỏ bê” binh chủng pháo binh. Trong khi không quân liên tục được hiện đại hóa thì pháo binh Quân đội Mỹ thường ít khi có gì để nhắc tới.
Lực lượng pháo binh trong Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu khoảng 3.000 khẩu pháo các loại (không kể súng cối), thấp hơn nhiều so với Nga (trang bị gần 6.000 khẩu pháo các loại) hay Trung Quốc.
Trong khi Nga liên tục phát triển các loại pháo tự hành thế hệ mới như 2S33 Msta-SM, 2S35 Koalitsiya-SV, thì người Mỹ vẫn chỉ sử dụng thiết kế pháo tự hành M109 Paladin được chế tạo từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Phiên bản mới nhất của dòng pháo tự hành này là M109A6 Paladin chủ yếu cải tiến một số thành phần giáp, kho đạn, nâng cấp pháo, giá pháo cùng hệ thống điều khiển hỏa lực. M109 được trang bị khẩu pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 24-30km với đạn pháo thông thường, lên đến hơn 40km với đạn thông minh có trợ lực M982 Excalibur.
Hiện Quân đội Mỹ có trong biên chế gần 1.000 khẩu pháo tự hành M109 Paladin gồm nhiều phiên bản.
Lực lượng pháo kéo của Quân đội Mỹ hiện có khoảng 1.000 khẩu chủ yếu gồm hai cỡ nòng 155mm và 105mm.
Video đang HOT
Trong ảnh là pháo kéo hạng nặng M198 được Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Loại pháo này trang bị cỡ nòng 155mm, kíp pháo thủ 9 người, tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 22,4km với đạn thường và tới 30km với đạn có trợ lực.
Người Mỹ đang thay thế dần pháo M198 bằng lựu pháo hạng nặng, tầm xa M777 cùng cỡ nòng. Tuy nhiên, thay vì tự phát triển, Quân đội Mỹ lựa chọn khẩu pháo do Anh thiết kế. M777 là sản phẩm của tập đoàn BAE System nổi tiếng của Anh.
M777 nhẹ hơn so với M198, kíp pháo thủ rút xuống 7 người, tốc độ bắn tối đa 5 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 24-30km, lên đến 40km với đạn M982 Excalibur.
Hiện số lượng M777 trong Quân đội Mỹ lên tới 400 khẩu, nhiều nhất trong kho pháo kéo của nước này.
Cỡ lựu pháo nhỏ nhất trong Quân đội Mỹ là khẩu M119 cỡ 105mm cũng do người Anh sản xuất, Mỹ mua lại. Khẩu pháo này đạt tầm bắn 11-13km, lên tới 19km với đạn tăng tầm.
Trong khi Nga, Trung Quốc thi nhau đầu tư phát triển hệ thống pháo phản lực bắn loạt có sức hủy diệt ghê gớm, thì Mỹ cũng không mặn mà gì. Hiện nay, pháo binh Quân đội Mỹ chỉ có hơn 1.000 khẩu pháo phản lực, chủ yếu là loại M270 MLRS được phát triển từ cuối những năm 1970.
M270 được thiết kế với bệ phóng kiểu module M269 cho phép triển khai linh hoạt các loại đạn phản lực và kết hợp cả tên lửa chiến dịch – chiến thuật ATACMS (tầm bắn 165-300km). Trên khung gầm xe bánh xích có thể lắp hai module ống phóng với 12 quả đạn 227mm gồm: M26 tầm bắn 32km; M26A1/A2 tầm bắn 45km; M30/31 tầm bắn 70km và đạn thông minh GMLRS 120km.
Những năm cuối thế kỷ 20, Lockheed Marin và BAE System phối hợp phát triển thêm phiên bản hạng nhẹ của M270 là M142 HIMARS mang theo module bệ phóng với 6 đạn rocket hoặc tên lửa chiến thuật. M142 cũng sử dụng loại đạn tương tự M270.
Theo_Kiến Thức
Tên lửa chống tăng Metis Nga khiến Thổ Nhĩ Kỳ "ôm hận"
Tên lửa chống tăng Metis-M đã đòi lại được món nợ cho Kornet-E khi hủy diệt thành công ít nhất hai xe tăng, một pháo tự hành Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng phiến quân đang giao tranh ở khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã tung đoạn clip ghi lại hình ảnh tổ chức này sử dụng tên lửa chống tăng Metis-M do Nga sản xuất tấn công hủy diệt liên tiếp ba xe tăng - pháo của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy phiến quân không cung cấp cụ thể chi tiết địa điểm, thời gian cũng như chính xác số thương vong của cả hai bên, nhưng đoạn clip cho thấy rõ họ tiêu diệt thành công ít nhất ba mục tiêu của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Quả đạn tên lửa chống tăng (vòng tròn nhỏ) đang lao tới một tháp pháo nhô lên giữa ụ đất.
Mảnh thép (giáp bảo vệ) của xe tăng hoặc pháo tự hành bị bắn tung lên trời sau khi trúng đạn.
Người ta xác định ít nhất một khẩu pháo tự hành T155 Firtina đã bị hủy diệt khủng khiếp. Ảnh: Tháp pháo của T155 Firtina bật tung khỏi thân xe sau khi trúng đạn.
Pháo tự hành thường có lớp giáp khả mỏng cho nên không lạ khi T155 Firtina bị hủy diệt thảm khốc.
T155 Firtina là pháo tự hành hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, được phát triển dựa trên siêu pháo K9 Thunder của Hàn Quốc. Nó trang bị pháo 155mm L52 có thể đạt tầm bắn tới 40km, tốc độ phản ứng nhanh (có thể triển khai bắn từ trạng thái hành quân - chiến đấu trong vòng 30 giây).
Tuy nhiên tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M đã không cho T155 Firtina một cơ hội phản đòn. Đây là một trong những tổ hợp chống tăng rất hiện đại do Cục thiết kế khí cụ KBP sản xuất từ năm 1992.
Cũng như Kornet-E, Metis-M đã được Nga xuất khẩu số lượng lớn sang Syria. Tất nhiên, sau đó không ít đã rơi vào tay phiến quân IS và các lực lượng khủng bố khác sử dụng để chống lại chính Quân đội Syria. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng Bulgaria đã cung cấp 6 bộ Metis-M thông qua Mỹ cho phiến quân ở Syria.
Metis-M được ghi nhận sử dụng lần đầu tiên ở Syria vào ngày 7/3/2012 khi Quân đội Syria tự do (FSA) sử dụng nó để hạ một máy bay MiG-23MS của Không quân Syria. Sau đó, chúng được dùng rộng rãi tấn công các kho tàng, xe tăng T-72 của chính quyền Syria.
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M gồm ba thành phần chính: bệ phóng 9P151; kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI và tên lửa chống tăng 9M131. Hệ thống được đánh giá có thể triển khai từ hành quân sang chiến đấu trong vòng 15-20 giây, có thể bắn với tốc độ 3-4 phát/phút với kíp chiến đấu 1-2 người.
Cận cảnh bệ phóng tích hợp tổ hợp ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI, sử dụng hệ thống dẫn hướng bán tự động, lệnh điều khiển được truyền qua dây (nối với đuôi đạn).
Đạn tên lửa chống tăng 9M131 có giá tới 40.000 USD/quả được trang bị đầu đạn liều kép cho phép xuyên giáp dày 900-950mm sau ERA, tầm bắn hiệu quả từ 80m tới 2km.
Theo_Kiến Thức
Tiết lộ số đạn chống tăng trên pháo 2S3 Việt Nam Ngoài vai trò chi viện hỏa lực cho đơn vị bộ binh, pháo kích các mục tiêu của địch, pháo 2S3 Việt Nam còn có khả năng chống tăng cực mạnh. Pháo tự hành 2S3 Akatsiya gần như là "anh em sinh đôi" với 2S1 trong biên chế của pháo binh Việt Nam khi nó cũng được phát triển đi vào phục vụ...