Ngạc nhiên loạt vũ khí, khí tài toàn quân Việt Nam chế tạo
Không chỉ các công ty thuộc CNQP Việt Nam, các đơn vị trong toàn quân cũng trực tiếp tham gia sáng chế nhiều mẫu vũ khí, khí tài phục vụ huấn luyện, chiến đấu.
Sáng 24/10, tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức lễ khai mạc Hội thao bắn súng quân dụng quân đội, dân quân tự vệ (DQTV) và Hội thi sáng kiến cải tiến mô hình, trang thiết bị huấn luyện (MHTTBHL) toàn quân năm 2016 (gọi tắt là Hội thao, Hội thi – HTHT). Sau lễ khai mạc, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Phan Văn Giang và các đại biểu đã đến kiểm tra, tham quan các mô hình cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị huấn luyện tại các đơn vị tham dự HTHT. Ảnh: Mô hình bia phục vụ bắn đạn thật của Quân khu 3.
Kiểm tra thiết bị liên lạc – sáng kiến của Quân khu 1 tham gia.
Mô hình máy trinh sát gây nhiễu bằng kỹ thuật số của Quân khu 2.
Mô hình máy tạo khói phục vụ huấn luyện chiến đấu chống vũ khí hóa học của Quân khu 4.
Tham quan mô hình súng SPG-9 phục vụ huấn luyện – sáng kiến của Quân khu 5 tham dự hội thi.
Đại diện quân chủng Hải quân giới thiệu mô hình tên lửa trên tàu chiến.
Video đang HOT
Kiểm tra chất lượng và tính năng mới của giầy ghệt mới, sản phẩm cải tiến của TCHC.
Mô hình sa bàn huấn luyện của cảnh sát biển, thay cho huấn luyện trên hải đồ trước đây.
Mô hình huấn luyện bơi bí mật của trường Sĩ quan Lục quân 2.
Mô hình bổ dọc của động cơ sử dụng trong giảng dạy của Tổng cục Kỹ thuật.
Các đại biểu trao đổi tại khu trưng bày sản phẩm tham gia hội thi của BTL Bộ đội biên phòng.
Xem mô hình UAV của Quân chủng PK-KQ.
Giới thiệu nồi cơm dã chiến trên xe tăng, sản phẩm của Binh chủng Tăng – Thiết giáp.
Cải tiến kỹ thuật trên sản phẩm của Binh chủng Đặc công.
Mô hình huấn luyện bắn mục tiêu tăng thiết giáp di động của Quân khu 9.
Giới thiệu mô hình đạn cối của Quân khu 7.
(Theo Kiến Thức)
Việt Nam nhập khẩu vũ khí gì của Belarus từ nay tới năm 2018?
Theo Báo cáo mới nhất của Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí thế giới 2016 (CAWAT), Việt Nam đã ký một số hợp đồng nhập khẩu vũ khí từ Belarus và sẽ giao tới năm 2018.
Việt Nam nhập khẩu vũ khí gì của Belarus từ nay tới năm 2018?
Báo cáo thường niên của Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí thế giới (Nga) - cập nhật tương đối đầy đủ và chi tiết về các hợp đồng mua sắm, chuyển giao mọi loại vũ khí trang bị như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến, tàu ngầm, súng pháo,... của hầu hết các quốc gia.
Các báo cáo, dự báo, phân tích của Trung tâm này được hầu hết các chuyên gia quân sự trên thế giới đánh gia rất cao và coi là nguồn dữ liệu tham khảo đáng tin cậy.
Trong báo cáo năm 2016 (bản tiếng Nga) mới được công bố Việt Nam có tên trong danh sách và có những hợp đồng nhập khẩu vũ khí đáng chú ý với đối tác Belarus.
Các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam từ Belarus (khoanh đỏ). Ảnh: Trích từ Báo cáo của CAWAT.
Hầu hết các loại vũ khí, khí tài trong danh sách đã đặt mua đã được đề cập khá nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng Nga, Belarus, phương Tây và cả truyền thống chính thống Việt Nam nữa.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên năm đặt hàng, thời gian chuyển giao và một số thông tin đáng chú ý khác được liệt kê một cách tương đối đấy đủ.
Có ít nhất 4 hợp đồng nhập khẩu vũ khí đã được đề cập bao gồm:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ chế tạo, sản xuất lắp ráp máy bay không người lái ký năm 2012 và đã được chuyển giao trong năm 2014. Hợp đồng này đã được nhắc đến khá nhiều trên báo chí Việt Nam hồi năm 2013. Tuy nhiên, không rõ giá trị, số lượng, chủng loại máy bay không người lái mà phía Belarus đã chuyển giao cho Việt Nam.
2. Có tới 2 hợp đồng nâng cấp, hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không S-125 (Pechora) lên chuẩn S-125-2TM (Pechora-2TM) đã được ký, mỗi hợp đồng gồm 18 tổ hợp, trị giá khoảng 36 triệu USD, lần lượt được hoàn thành vào các năm 2012 và 2015. Tổng cộng có 36 tổ hợp đã được chuyển giao, trị giá 72 triệu USD.
Trước đây, Báo Quân đội nhân dân cũng đã có bài viết về quá trình tiến hành nâng cấp tổ hợp tên lửa này ở Nhà máy A-31, Quân chủng PK-KQ.
Tổ hợp radar Vostok-E. Ảnh: Ausairpower.
3. Đáng chú ý là hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng Vostok-E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình (Ký hiệu Việt Nam là radar RV-02 / RV-01) ký năm 2013. Thông tin về hợp đồng này đã được báo chí trong nước đề cập đến vào tháng 7/2013.
Theo đó, phía Belarus chuyển giao công nghệ và linh kiện cần thiết để Việt Nam sản xuất 20 tổ hợp radar loại này từ năm 2015-2018. Số lượng chuyển giao mỗi năm 5 tổ hợp.
Giá trị hợp đồng radar ước vào khoảng 100 triệu USD, nhưng không rõ chi tiết các thành phần công việc mà phía Belarus đảm trách.
Mặc dù số lượng vũ khí trang bị Việt Nam đặt mua của Belarus không nhiều, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì đây đều là những loại tương đối hiện đại, phù hợp với nghệ thuật tác chiến và nhất là có giá thành hợp lý, chuyển giao sâu công nghệ để Việt Nam tự chủ từ khâu sản xuất, đảm bảo kỹ thuật và sửa chữa sau này.
(Theo Thời đại)
Chỉ ít ngày nữa, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại Tổng công ty Ba Son đang chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya số 3 (M5,M6) số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11/2016. Công đoạn cuối trước khi tàu tên lửa Molniya trực chiến Theo báo Hải quân, ngày 25/3/2014, tàu tên lửa Molnyia số hiệu M5 và M6 bắt đầu được...