Nga yêu cầu NATO rút quân khỏi các nước thuộc khối Warszawa
Moskva đã làm rõ hơn quan điểm yêu sách của mình để tránh những cách hiểu sai lệch ngay trước thềm các cuộc đàm phán bảo đảm an ninh tới đây với Mỹ tại Geneva.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken (trái) tại cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 21/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Nga muốn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút toàn bộ lực lượng khỏi Bulgaria, Romania và những nước thuộc khối Đông Âu từng gia nhập liên minh này sau thời điểm năm 1997. Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và nó phản ánh quan điểm cứng rắn của Nga trước vòng đàm phán an ninh tới đây với Mỹ ở Geneva.
Bày tỏ quan điểm trong mục “Hỏi & Đáp” trên website chính thức của Bộ Ngoại giao Nga đăng ngày 21/1, ông Lavrov khẳng định yêu cầu bảo đảm an ninh mà Nga gửi tới Mỹ và đồng minh phương Tây có điều khoản NATO “rút toàn bộ lực lượng, phương tiện, vũ khí và có những bước đi tiếp theo để quay trở lại trạng thái của năm 1997″, mốc thời điểm NATO bắt đầu kết nạp thành viên với các nước thuộc khối Hiệp ước Warszawa (Warsaw Pact).
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định Bulgaria và Romania nằm trong số các nước mà lực lượng của NATO cần phải rút đi. Ông tuyên bố yêu sách của Nga là dứt khoát, rõ ràng để tránh những cách hiểu nước đôi hoặc khác đi từ phía Mỹ.
Phản hồi trước thông tin trên, Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov cho rằng Bulgaria là quốc gia có chủ quyền và từ lâu đã tự đưa ra quyết định trở thành thành viên NATO. Bulgaria tự lựa chọn biện pháp phòng vệ quốc gia thông qua điều phối với các đối tác.
Động thái trên diễn ra tại thời điểm Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đã có cuộc hội đàm tại Geneva (Thụy Sĩ) về các vấn đề liên quan đến an ninh trong ngày 21/1. Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga S.Lavrov cho biết đối thoại giữa hai nước sẽ vẫn tiếp tục liên quan đến các đề xuất an ninh của Nga và Washington đã nhất trí phản hồi bằng văn bản về các đề xuất trên vào tuần tới.
Ngoại trưởng Lavrov đánh giá cuộc đối thoại kéo dài 1 giờ rưỡi như kế hoạch với người đồng cấp Blinken cởi mở và hữu ích, đồng thời khẳng định Moskva không có kế hoạch tấn công Ukraine. Ông khẳng định Tổng thống Vladimir Putin luôn sẵn sàng tiếp xúc với người đồng cấp Mỹ Joe Biden, song bất kỳ cuộc tiếp xúc nào cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cuộc đối thoại diễn ra “thẳng thắn và thực chất”. Theo ông, phía Mỹ đã đưa ra một số đề xuất tăng cường an ninh và những vấn đề mà hai bên có thể tìm thấy điểm chung. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ chia sẻ ý tưởng bằng văn bản với Nga vào tuần tới, đồng thời hy vọng có thêm các biện pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine sau cuộc hội đàm này tại Geneva.
Mỹ mong muốn Nga tiếp tục đàm phán an ninh
Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết nước này dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán an ninh với Nga trong những ngày tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, ông Price nêu rõ Washington hy vọng sẽ Moskva sẽ tiếp tục tham gia đàm phán, nhấn mạnh "không có gì là bí mật khi (các cuộc đàm phán) cần có sự tham vấn từ phái đoàn và các quan chức cấp cao Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin... chúng tôi đang làm việc với sự tham vấn chặt chẽ của các đồng minh và đối tác". Quan chức ngoại giao Mỹ cũng từ chối nhận định về khả năng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra các phản hồi bằng văn bản đối với các đề xuất của Nga.
Trong khi đó, tại cuộc họp Hội đồng Nga - NATO cùng ngày tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã tuyên bố về quyền lựa chọn của mỗi quốc gia. Bà Sherman nêu rõ: "Tại cuộc họp Hội đồng Nga - NATO ngày 12/1, tôi tái khẳng định các nguyên tắc cơ bản của hệ thống quốc tế và an ninh châu Âu: mỗi quốc gia có quyền chủ quyền lựa chọn con đường của mình...".
Tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết hai bên đã thảo luận về việc ngăn chặn các tình huống nguy hiểm. Ông cho rằng việc NATO trục xuất các nhà ngoại giao Nga vào năm 2021 là điều không thể chấp nhận và Moskva sẽ thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn mọi ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của Nga. Thứ trưởng Grushko cũng muốn nhận được câu trả lời bằng văn bản từ NATO về các đề xuất đảm bảo an ninh và xem xét cách thức NATO thực hiện những vấn đề này.
Nga nói leo thang hay xuống thang căng thẳng toàn cầu là 'tùy hành động của Mỹ' Mỹ hoặc là hỗ trợ bảo đảm an ninh theo đề xuất của Nga, hoặc sẽ là bên phải chịu trách nhiệm khi từ chối đề xuất này. Giảm căng thẳng toàn cầu hiện phụ thuộc vào hành động của Mỹ. Đó là quan điểm của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin. Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ...